- Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo. Phương pháp này được sử dụng trước để loại bỏ các biến không phù hợp. Các biến không thỏa một trong hai điều kiện sau sẽ bị loại bỏ:
0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95
Hệ số tương quan giữa biến – tổng (Corrected item – total correlation) > 0,3
Căn cứ vào thông tin từ các phiếu điều tra, tác giả đi vào kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả kiểm định được trình bày ở phụ lục 4 - Kiểm định Cronbach’s Alpha. Cụ thể như sau:
4.2.2.1. Độ tin cậy của thang đo “Yếu tố con người"
Thành phần yếu tố con người (CN): gồm có 04 biến quan sát là CN1, CN2, CN3 và CN4 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,855 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3, nên thang đo thành phần CN đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.7. Cronbach’s alpha thang đo “Yếu tố con người" Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Cronbach’s Alpha = 0,855 CN1 9,85 3,218 0,761 0,802 CN2 10,62 2,439 0,837 0,752 CN3 9,93 3,451 0,516 0,884 CN4 9,47 2,715 0,730 0,803
4.2.2.2. Độ tin cậy của thang đo “Cơ sở hạ tầng du lịch"
Thành phần cơ sơ hạ tầng du lịch (HT): gồm có 03 biến quan sát là HT1, HT2 và HT3 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,687 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3, nên thang đo thành phần HT đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.8. Cronbach’s alpha thang đo “Cơ sở hạ tầng du lịch" Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Cronbach’s Alpha = 0,687
HT1 6,42 1,833 0,490 0,609
HT2 6,96 1,752 0,550 0,527
4.2.2.3. Độ tin cậy của thang đo “Khu vui chơi, giải trí"
Thành phần khu vui chơi, giải trí (KGT): gồm có 04 biến quan sát là KGT1, KGT2, KGT3 và KGT4 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,734 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3, nên thang đo thành phần KGT đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.9. Cronbach’s alpha thang đo “Khu vui chơi, giải trí " Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Cronbach’s Alpha = 0,734 KGT1 9,00 3,934 0,443 0,718 KGT2 8,98 2,723 0,646 0,597 KGT3 8,92 3,336 0,596 0,635 KGT4 8,70 3,587 0,441 0,721
4.2.2.4. Độ tin cậy của thang đo “Ẩm thực địa phương"
Thành phần ẩm thực địa phương (AT): gồm có 03 biến quan sát là AT1, AT2 và AT3 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,821 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3 nên thang đo thành phần AT đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.10. Cronbach’s alpha thang đo “Ẩm thực địa phương" Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Cronbach’s Alpha = 0,821
AT1 5,61 1,440 0,829 0,592
AT2 5,93 1,416 0,664 0,781
4.2.2.5. Độ tin cậy của thang đo “Văn hóa xã hội"
Thành phần văn hóa xã hội (VH): gồm có 05 biến quan sát là VH1, VH2, VH3, VH4 và VH5 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,658 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95), tuy nhiên biến quan sát VH5 có hệ số tương quan biến-tổng (Corrected item – total correlation) = 0,019 không thỏa điều kiến >0,3 vì vậy cần phải loại bỏ biến rác VH5 khỏi thành phần văn hóa xã hội.
Sau khi loại bỏ biến VH5, thành phần văn hóa xã hội (VH) còn lại 04 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,748 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95), nên thang đo thành phần VH đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4. 11. Cronbach’s alpha thang đo “Văn hóa xã hội" Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Cronbach’s Alpha = 0,748 VH1 7,72 4,016 0,677 0,611 VH2 8,05 5,111 0,611 0,683 VH3 7,51 4,207 0,709 0,604 VH4 7,92 4,327 0,333 0,856
4.2.2.6. Độ tin cậy của thang đo “Môi trường thiên nhiên"
Thành phần môi trường thiên nhiên (TN): gồm có 04 biến quan sát là TN1, TN2, TN3 và TN4, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,904 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3 nên thang đo thành phần TN đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.12. Cronbach’s alpha thang đo “Môi trường thiên nhiên" Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Cronbach’s Alpha = 0,904 TN1 7,80 4,659 0,912 0,826 TN2 8,55 5,590 0,789 0,876 TN3 7,75 4,883 0,736 0,903 TN4 8,57 6,036 0,751 0,892
4.2.2.7. Độ tin cậy của thang đo “Ý định quay lại"
Thành phần ý định quay lại (YD): gồm có 05 biến quan sát là YD1, YD2, YD3, YD4 và YD5, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,835 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3 nên thang đo thành phần YD đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.13. Cronbach’s alpha thang đo “Ý định quay lại " Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Cronbach’s Alpha = 0,835 YD1 13,85 4,969 0,635 0,802 YD2 13,93 4,640 0,707 0,780 YD3 13,88 4,955 0,626 0,804 YD4 13,76 5,229 0,477 0,845 YD5 13,83 4,604 0,744 0,770
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các biến phụ thuộc và độc lập đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 do đó, tất cả các biến được chấp nhận và tiếp tục sử dụng để phân tích nhân tố tiếp theo, được tóm tắt như sau:
Bảng 4.14. Tổng hợp các biến đưa vào phân tích nhân tố
STT THÀNH PHẦN BIẾN QUAN SÁT
01 Yếu tố con người CN1, CN2, CN3 và CN4
02 Cơ sở hạ tầng du lịch HT1, HT2 và HT3
03 Khu vui chơi, giải trí KGT1, KGT2, KGT3 và KGT4
04 Ẩm thực địa phương AT1, AT2 và AT3
05 Văn hóa xã hội VH1, VH2, VH3 và VH4
06 Môi trường thiên nhiên TN1, TN2, TN3 và TN4
07 Ý định quay lại YD1, YD2, YD3, YD4 và YD5
4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ - EFA
Tiếp theo, phương pháp phân tích nhân tố (EFA) sẽ được sử dụng. Phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích
cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Các điều kiện của phương pháp phân tích nhân tố như sau:
Hệ số KMO (Kaiser – Mayer – Olkin) >= 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định (Sig.) <= 0.05: các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể.
Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >= 50%.
Hệ số Eigenvalues > 1
Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5 để đạt giá trị hội tụ. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.5 sẽ bị loại.
Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >= 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
(Phụ lục 5 - Kết quả phân tích nhân tố - EFA)