Qua việc nghiên cứu lý thuyết về hình ảnh điểm đến du lịch cũng như thực tiễn các mô hình nghiên cứu trước đây có liên quan, đề tài này đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu về ảnh hưởng của HADD du lịch tới YDQL của du khách với sáu nhóm nhân tố: Nhóm nhân tố môi trường thiên nhiên; nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng du lịch; nhóm nhân tố các khu vui chơi, giải trí; nhóm nhân tố thức ăn địa phương; nhóm nhân tố Văn hoá – xã hội và nhóm nhân tố con người.
Từ các giả thuyết đã nêu, mô hình nghiên cứu đề xuất được đưa ra như sau:
Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Hình ảnh điểm đến (HADD) được nhìn nhận là nhân tố tác động trực tiếp tới ý định trung thành (Ý định quay lại) của du khách. Hình ảnh điểm đến được cấu thành bởi nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề rất thiết thực hiện nay đối với ngành du lịch nói chung và các điểm đến du lịch nói riêng. Qua việc phân tích các giả thuyết của mô hình nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta có được sự đánh giá tổng quan về hành vi du khách trong mối quan hệ đa chiều với cảm nhận hình ảnh điểm đến du lịch; từ đó đề xuất các giải pháp, giúp cho các điểm đến khắc phục những hạn chế và phát huy những tiềm năng để thu hút du khách. Trong khi ở Việt Nam các đề tài nghiên cứu về vấn đề này đang còn mới mẻ và chỉ đề cập tới những khía cạnh đơn lẻ, thì đây chính là một đề tài vừa có ý nghĩa về mặt lý thuyết vừa mang tính thực tiễn cao. Nó là sự cần thiết cho các nhà làm du lịch, các nhà hoạch định chính sách cũng như những người quyết định đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại các điểm đến nói chung và tại Khu du lịch đảo Phú Quốc, Tỉnh
Kiên Giang nói riêng.
H1 H2 H5 H6 H3 H4 Ý định quay lại Văn hóa, xã hội
Môi trường thiên nhiên Cơ sở hạ tầng du lịch
Thức ăn địa phương Các khu vui chơi giải trí
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI PHÚ QUỐC