Giới tính:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 84)

Trong 229 khách hàng được phỏng vấn, số lượng khách hàng là nam có 106 người (chiếm 46.3%), còn lại 123 khách hàng là nữ (chiếm 53.7%).

Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về giới tính. Giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ phần trăm (%) Phần trăm tích lũy(%) Nam 106 46,3 46,3 Nữ 123 53,7 100,0 Tổng cộng 229 100,0 4.1.2. Độ tuổi:

Về độ tuổi thì đối tượng được phỏng vấn chủ yếu từ 45 tuổi trở xuống có 204 người (chiếm 89,1%), trong đó độ tuổi từ 26 đến 35 trở xuống có 125 người (chiếm 54,6%) và độ tuổi từ 36 đến 45 có 66 người (chiếm 28,8%). Điều này cho thấy du khách đến Phú Quốc ở độ tuổi trung niên trở xuống, thích khám phá phong cảnh hoang sơ của Phú Quốc.

Nhóm du khách lớn tuổi chiếm tỷ trọng khá thấp, cụ thể độ tuổi từ 46 đến 60 có 25 (chiếm 10,9%).

Bảng 4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về độ tuổi. Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) Từ 25 tuổi trở xuống 13 5,7 5,7 Từ 26 đến 35 125 54,6 60,3 Từ 36 đến 45 66 28,8 89,1 Từ 45 đến 60 25 10,9 100,0 Tổng cộng 229 100,0

4.1.3. Trình độ học vấn:

Trình độ học vấn trong cuộc khảo sát được chia thành 07 nhóm. Kết quả khảo sát như sau: cấp 1 có 03 người (chiếm 1,3%), cấp 2 có 05người (chiếm 2,2%), cấp 3 có 33 người (chiếm 14,4%), trung cấp có 47 người (chiếm 20,5%), cao đẳng có 59 người (chiếm 25,8%), đại học có 75 người (chiếm 32,8%) và sau đại học có 7 người (chiếm 3,1%). Kết quả này cho thấy du khách có trình độ học vấn cao thì đến với Phú Quốc càng nhiều.

Bảng 4.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về trình độ học vấn. Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) Cấp 1 3 1,3 1,3 Cấp 2 5 2,2 3,5 Cấp 3 33 14,4 17,9 Trung cấp 47 20,5 38,4 Cao đẳng 59 25,8 64,2 Đại học 75 32,8 96,9 Sau đại học 7 3,1 100,0 Tổng cộng 229 100,0 4.1.4. Thu nhập hàng tháng:

Mức thu nhập hàng tháng trong cuộc khảo sát được chia thành 04 nhóm. Kết quả khảo sát như sau: mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng có 58 người (chiếm 25,3%), thu nhập từ 5 đến dưới 10 triệu đồng/tháng có 125 người (chiếm tỷ trọng cao nhất 54.6%), thu nhập từ 10 đến dưới 20 triệu đồng/tháng có 37 người (chiếm 16,2%) và mức thu nhập từ 20 triệu đồng/tháng trở lên có 9 người (chiếm 3,9%). Điều này cho thấy chi phí đi du lịch Phú Quốc tương đối thấp, phù hợp với những người có thu nhập từ trung bình trở lên.

Bảng 4.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về mức thu nhập hàng tháng. Thu nhập hàng tháng Số lượng (người) Tỷ lệ phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) Dưới 5 triệu 58 25,3 25,3 Từ 5 đến dưới 10 triệu 125 54,6 79,9 Từ 10 đến dưới 20 triệu 37 16,2 96,1 Từ 20 triệu trở lên 9 3,9 100,0 Tổng cộng 229 100,0

4.1.5. Nghề nghiệp

Về nghề nghiệp du khách được phòng vấn được chia làm 5 nhóm như sau: sinh viên/học sinh có 8 người (chiếm 3,5%), công nhân viên chức nhà nước có 46 người (chiếm 20,1%), công nhân có 96 người (chiếm 41,9%), nông dân có 65 người (chiếm 28,4%),: nghề khác có 14 người (chiếm 6,1%).

Bảng 4.5. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về nghề nghiệp.

Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%)

Sinh viên/học sinh 8 3,5 3,5

Công chức, viên chức nhà nước 46 20,1 23,6

Công nhân 96 41,9 65,5

Nông dân 65 28,4 93,9

Khác 14 6,1 100,0

Tổng cộng 229 100,0

4.1.6. Nơi cư trú của du khách

Kết quả khảo sát cho thấy du khách đến Phú Quốc chủ yếu là ở vùng Tây Nam bộ có 75 người (chiếm 32,8%), vùng Đông Nam bộ có 68 người (chiếm 29,7%), vùng Tây nguyên có 49 người (chiếm 21,4%), vùng Đồng bằng Sông Hồng có 27 người (chiếm 11,8%).

Bảng 4.6. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về nơi cư trú. Nơi cư trú Số lượng

(người) Tỷ lệ phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) Đồng bằng sông Hồng 27 11,8 11,8 Bác Trung bộ 1 0,4 12,2 Nam Trung bộ 9 3,9 16,2 Tây nguyên 49 21,4 37,6 Đông Nam bộ 68 29,7 67,2 Tây Nam bộ 75 32,8 100,0 Tổng cộng 229 100,0

Hiện nay các cơ quan chức năng của huyện Phú Quốc, cũng như của tỉnh Kiên Giang chưa có số liệu thống kê chính thức về những đặc điểm trên của du khách, tuy

nhiên qua tham khảo với số liệu đề tài của tác giả Nguyễn Vương, (2012) “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch Phú Quốc” và chuyên gia là Giám

đốc khách sạn Hương Biển (4 sao) tại Phú Quốc cho thấy đặc điểm mẫu về giới tính, độ tuổi, nơi cư trú và nghề nghiệp có sự tương đồng, gần với mẫu thống kê của luận văn, điều này cho thấycác mẫu thu thập được tương đối đại diện cho tổng thể chúng ta đang nghiên cứu.

4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO 4.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo 4.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo

Thang đo đánh giá ý định quay trở lại Phú Quốc của du khách được xây dựng gồm có 06 thành phần như sau:

- Yếu tố con người (CN): được đo lường bằng 04 biến quan sát (từ CN1 đến CN4) - Cơ sở hạ tầng du lịch và hệ thống giao thông (HT): được đo lường bằng 03 biến quan sát (từ HT1 đến HT3)

- Các khu vui chơi giải trí (KGT): được đo lường bằng 04 biến quan sát (từ KGT1 đến KGT4)

- Ẩm thực địa phương (AT): được đo lường bằng 03 biến quan sát (từ AT1 đến AT3) - Yếu tố văn hóa xã hội (VH): được đo lường bằng 05 biến quan sát (từ VH1 đến VH5) - Môi trường thiên nhiên của Phú Quốc (TN): được đo lường bằng 04 biến quan sát (từ TN1 đến TN4)

Các thang đo được đánh giá thông qua 02 công cụ chính là: hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố (EFA).

4.2.2. Kiểm định độ tin cậy – Cronbach’s Alpha

- Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo. Phương pháp này được sử dụng trước để loại bỏ các biến không phù hợp. Các biến không thỏa một trong hai điều kiện sau sẽ bị loại bỏ:

 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95

 Hệ số tương quan giữa biến – tổng (Corrected item – total correlation) > 0,3

Căn cứ vào thông tin từ các phiếu điều tra, tác giả đi vào kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả kiểm định được trình bày ở phụ lục 4 - Kiểm định Cronbach’s Alpha. Cụ thể như sau:

4.2.2.1. Độ tin cậy của thang đo “Yếu tố con người"

Thành phần yếu tố con người (CN): gồm có 04 biến quan sát là CN1, CN2, CN3 và CN4 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,855 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3, nên thang đo thành phần CN đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.7. Cronbach’s alpha thang đo “Yếu tố con người" Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Cronbach’s Alpha = 0,855 CN1 9,85 3,218 0,761 0,802 CN2 10,62 2,439 0,837 0,752 CN3 9,93 3,451 0,516 0,884 CN4 9,47 2,715 0,730 0,803

4.2.2.2. Độ tin cậy của thang đo “Cơ sở hạ tầng du lịch"

Thành phần cơ sơ hạ tầng du lịch (HT): gồm có 03 biến quan sát là HT1, HT2 và HT3 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,687 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3, nên thang đo thành phần HT đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.8. Cronbach’s alpha thang đo “Cơ sở hạ tầng du lịch" Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Cronbach’s Alpha = 0,687

HT1 6,42 1,833 0,490 0,609

HT2 6,96 1,752 0,550 0,527

4.2.2.3. Độ tin cậy của thang đo “Khu vui chơi, giải trí"

Thành phần khu vui chơi, giải trí (KGT): gồm có 04 biến quan sát là KGT1, KGT2, KGT3 và KGT4 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,734 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3, nên thang đo thành phần KGT đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.9. Cronbach’s alpha thang đo “Khu vui chơi, giải trí " Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Cronbach’s Alpha = 0,734 KGT1 9,00 3,934 0,443 0,718 KGT2 8,98 2,723 0,646 0,597 KGT3 8,92 3,336 0,596 0,635 KGT4 8,70 3,587 0,441 0,721

4.2.2.4. Độ tin cậy của thang đo “Ẩm thực địa phương"

Thành phần ẩm thực địa phương (AT): gồm có 03 biến quan sát là AT1, AT2 và AT3 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,821 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3 nên thang đo thành phần AT đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.10. Cronbach’s alpha thang đo “Ẩm thực địa phương" Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Cronbach’s Alpha = 0,821

AT1 5,61 1,440 0,829 0,592

AT2 5,93 1,416 0,664 0,781

4.2.2.5. Độ tin cậy của thang đo “Văn hóa xã hội"

Thành phần văn hóa xã hội (VH): gồm có 05 biến quan sát là VH1, VH2, VH3, VH4 và VH5 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,658 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95), tuy nhiên biến quan sát VH5 có hệ số tương quan biến-tổng (Corrected item – total correlation) = 0,019 không thỏa điều kiến >0,3 vì vậy cần phải loại bỏ biến rác VH5 khỏi thành phần văn hóa xã hội.

Sau khi loại bỏ biến VH5, thành phần văn hóa xã hội (VH) còn lại 04 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,748 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95), nên thang đo thành phần VH đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4. 11. Cronbach’s alpha thang đo “Văn hóa xã hội" Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Cronbach’s Alpha = 0,748 VH1 7,72 4,016 0,677 0,611 VH2 8,05 5,111 0,611 0,683 VH3 7,51 4,207 0,709 0,604 VH4 7,92 4,327 0,333 0,856

4.2.2.6. Độ tin cậy của thang đo “Môi trường thiên nhiên"

Thành phần môi trường thiên nhiên (TN): gồm có 04 biến quan sát là TN1, TN2, TN3 và TN4, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,904 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3 nên thang đo thành phần TN đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.12. Cronbach’s alpha thang đo “Môi trường thiên nhiên" Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Cronbach’s Alpha = 0,904 TN1 7,80 4,659 0,912 0,826 TN2 8,55 5,590 0,789 0,876 TN3 7,75 4,883 0,736 0,903 TN4 8,57 6,036 0,751 0,892

4.2.2.7. Độ tin cậy của thang đo “Ý định quay lại"

Thành phần ý định quay lại (YD): gồm có 05 biến quan sát là YD1, YD2, YD3, YD4 và YD5, có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,835 (thỏa điều kiện 0,6 <= Cronbach’s Alpha <= 0,95) và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao hơn 0,3 nên thang đo thành phần YD đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.13. Cronbach’s alpha thang đo “Ý định quay lại " Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Cronbach’s Alpha = 0,835 YD1 13,85 4,969 0,635 0,802 YD2 13,93 4,640 0,707 0,780 YD3 13,88 4,955 0,626 0,804 YD4 13,76 5,229 0,477 0,845 YD5 13,83 4,604 0,744 0,770

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các biến phụ thuộc và độc lập đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 do đó, tất cả các biến được chấp nhận và tiếp tục sử dụng để phân tích nhân tố tiếp theo, được tóm tắt như sau:

Bảng 4.14. Tổng hợp các biến đưa vào phân tích nhân tố

STT THÀNH PHẦN BIẾN QUAN SÁT

01 Yếu tố con người CN1, CN2, CN3 và CN4

02 Cơ sở hạ tầng du lịch HT1, HT2 và HT3

03 Khu vui chơi, giải trí KGT1, KGT2, KGT3 và KGT4

04 Ẩm thực địa phương AT1, AT2 và AT3

05 Văn hóa xã hội VH1, VH2, VH3 và VH4

06 Môi trường thiên nhiên TN1, TN2, TN3 và TN4

07 Ý định quay lại YD1, YD2, YD3, YD4 và YD5

4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ - EFA

Tiếp theo, phương pháp phân tích nhân tố (EFA) sẽ được sử dụng. Phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích

cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Các điều kiện của phương pháp phân tích nhân tố như sau:

 Hệ số KMO (Kaiser – Mayer – Olkin) >= 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định (Sig.) <= 0.05: các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể.

 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >= 50%.

 Hệ số Eigenvalues > 1

 Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5 để đạt giá trị hội tụ. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.5 sẽ bị loại.

Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >= 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

(Phụ lục 5 - Kết quả phân tích nhân tố - EFA)

4.3.1. Phân tích nhân tố biến độc lập

4.3.1.1. Kiểm định tính thích hợp của EFA

Bảng 4.15. Hệ số KMO và Bartlett's Test các biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,762

Approx. Chi-Square 2,956E3

df 231

Bartlett's Test of Sphericity

Sig. 0,000

KMO = 0,762 thỏa mãn điều kiện: KMO>=0.5, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.

- Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện: Bartlett’s Test có mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0,000 <0,05, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhau trong tổng thể.

- Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát với nhân tố, trị số tổng phương sai trích là 72,153% > 50%. Điều này có nghĩa là 72,153% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát (thành phần của Factor). Như vậy chứng tỏ phương sai trích được từ các biến quan sát ban đầu đã thỏa mãn điều kiện.

4.3.1.2. Xoay nhân tố

Qua bảng kết quả phân tích cho thấy tất các biến quan sát điều có hệ số tải nhân

4.3.1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Bảng 4.16. Kết quả phân tích nhân tố sau Component 1 2 3 4 5 6 CN1 0,839 CN2 0,800 CN3 0,732 CN4 0,742 HT1 0,746 HT2 0,826 HT3 0,694 KGT1 0,604 KGT2 0,837 KGT3 0,679 KGT4 0,725 AT1 0,910 AT2 0,833 AT3 0,739 VH1 0,823 VH2 0,775 VH3 0,799 VH4 0,594 TN1 0,931 TN2 0,849 TN3 0,848 TN4 0,824

Qua kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 6 nhân tố đại diện cho hình ảnh điểm đến tác động tới ý định quay trở lại Phú Quốc của du khách, 6 nhân tố là 6 biến mới

được tạo theo phương pháp lưu biến động (save as) như sau:

- Nhân tố 1 (TN): Bao gồm 04 biến quan sát TN1, TN2, TN3, TN4 nằm trong thang đo "Môi trường thiên nhiên" về nội dung không thay đổi nên vẫn giử tên là "Môi trường thiên nhiên".

TN = (TN1, TN2, TN3, TN4)

- Nhân tố 2 (CN): Bao gồm 04 biến quan sát CN1, CN2, CN3, CN4 nằm trong thang đo “Yếu tố con người” về nội dung không thay đổi nên vẫn giử tên là “Yếu tố con người”.

CN = (CN1, CN2, CN3, CN4)

- Nhân tố 3 (VH): Bao gồm 04 biến quan sát VH1, VH2, VH3, VH4 nằm trong thang đo “Văn hóa xã hội” về nội dung không thay đổi nên vẫn giử tên là “Văn hóa xã hội”.

VH = (VH1, VH2, VH3, VH4)

- Nhân tố 4 (KGT): Bao gồm 04 biến quan sát KGT1, KGT2, KGT3, KGT4

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 84)