BÀN LUẬN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 107)

Các phân tích xác nhận liên quan đến cấu trúc về hình ảnh điểm đến khẳng định một giải pháp gồm 6 nhân tố được rút ra là (1) Hạ tầng du lịch; (2) Các khu vui chơi giải trí; (3) Yếu tố con người; (4) Môi trường tự nhiên; (5) Ẩm thực địa phương và (6) Văn hoá xã hội, điều này phù hợp với khung lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu này.

Trong nghiên cứu này, các du khách đã cho biết rằng họ ấn tượng mạnh mẽ với hạ tầng du lịch khi đến với Phú Quốc (Beta = 0,417, giá trị trung bình là 3,31). Hơn nữa, các khu vui chơi, giải trí, yếu tố con người cũng có những ảnh hưởng đáng kể đối với YDQL của du khách đến thăm điểm đến du lịch Phú Quốc.

Ngoài ra, môi trường thiên nhiên và thức ăn địa phương Phú Quốc có sức hấp dẫn kế tiếp đối với du khách đến tham quan Phú Quốc. Bên cạnh đó, tác động không ổn định của văn hóa và xã hội đối với YDQL của du khách là đáng kể. Như vậy hạ tầng, tài nguyên du lịch, môi thiên nhiên tuyệt vời của rừng, biển, núi, sông và hệ sinh thái biển đa dạng càng hấp dẫn khách du lịch hơn. Hơn nữa, ẩm thực địa phương đặc

trưng với hải sản tươi sống, hạ tầng du lịch phục vụ tốt và con người nơi đây hiền lành, chất phác…. Những kết quả này cũng khẳng định về sự hấp dẫn của hình ảnh điểm đến Phú Quốc đối với khách du lịch.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy với mức độ khác nhau nhưng 6 yếu tố của HADD đều có tác động tích cực đến YDQL Phú Quốc của du khách.

Đặc biệt, nghiên cứu này đã kiểm tra những nhân tố quan trọng nhất trong việc giải thích về sự đánh giá chung hay YDQL điểm đến du lịch Phú Quốc của du khách. Điều này cho thấy rằng Phú Quốc dường như là một điểm đến cho những ai muốn khám phá và trải nghiệm những nét hoang sơ của thiên nhiên, những thứ chưa từng nghe tới và thực phẩm đặc biệt tại Phú Quốc. Kết quả này là phù hợp với các phát hiện trước đây trong các tài liệu mà giải thích mối quan hệ quan trọng giữa hình ảnh của điểm đến và YDQL (xem Chen và Tsai, 2007).

Để đánh giá Phú Quốc như một điểm đến du lịch, sự hấp dẫn của hạ tầng du lịch, các khu vui chơi giải trí, môi trường thiên nhiên, ẩm thực tại chợ đêm và các yếu tố về con người rõ ràng là tốt hơn so với các yếu tố liên quan đến các hoạt động lể hội, văn hóa. Vì vậy, rất cần thiết để nâng cao chất lượng các loại thực phẩm tươi sống; tăng cường và nâng cấp cảnh quan, hải đảo; giáo dục nhận thức của người dân trong việc hành xử với khách du lịch và bảo vệ môi trường du lịch.

Trên đây là những thông tin hữu ích cho các nhà quy hoạch và tiếp thị trong ngành công nghiệp du lịch tại Phú Quốc. Bởi vì với các kết quả này, các cơ quan và tiếp thị du lịch ở địa phương có thể đưa ra thêm các chiến lược và chính sách thu hút du khách du lịch quay trở lại Phú Quốc. Ví dụ, Phú Quốc là một hòn đảo yên bình, không khí trong lành, nó phù hợp cho những người lớn tuổi hoặc người thích sự tĩnh lặng. Tuy nhiên, chính quyền và các nhà quy hoạch địa phương nên xây dựng nhiều trung tâm sự kiện và giải trí thú vị hơn và sôi động tại Phú Quốc dành cho những người trẻ, năng động.

Trong nghiên cứu này, mô hình đề xuất giải thích với phương sai là 72,153%. Nghiên cứu này cũng đề nghị rằng trong các nghiên cứu tiếp theo, các biến số khác nên được bổ sung để cải thiện các phương sai mà giải thích sự chủ ý quay trở lại của du khách.

Tóm lại, nghiên cứu này cung cấp thêm tư liệu về sự hài lòng của khách du lịch và ý định quay lại Phú Quốc và cũng như kiến nghị những giải pháp. Nghiên cứu này cũng đóng góp vào thực tiễn mà sẽ được thảo luận ở phần sau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)