1.4.1. Tình hình nghiên cứu về HADD trên thế giới
Ngành du lịch trên thế giới đã hình thành và phát triển khá lâu trong lịch sử.
Đánh dấu bước tiến đỉnh cao trong ngành du lịch thế giới đó là việc ra đời “Đại hội quốc tế Hiệp hội các cơ quan vận chuyển Du lịch” năm 1925 (Tiền thân của Tổ chức
Du lịch Thế giới hiện nay). Song song với quá trình phát triển của ngành du lịch thế giới, đó là sự phát triển của các nghiên cứu mang tính khoa học nhằm định hướng tránh những lỗ hổng trong quá trình phát triển mang lại.
Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay liên quan đến lĩnh vực du lịch thường tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng cấu trúc mô hình về hành vi của du khách, nhằm theo dõi xu hướng lựa chọn điểm đến du lịch thông qua sự khảo sát mức độ hài lòng (sự thỏa mãn) và sự trung thành của khách du lịch tại những điểm đến mà họ lựa chọn.
Nghiên cứu “Xác định hành vi du lịch trong tương lai từ những kinh nghiệm du lịch trong quá khứ và Nhận thức về rủi ro và an toàn” của Sevil F. Sonmez & Alan R.
Graefe thuộc đại học Bắc Carolina ở Greensboro. Nghiên cứu này được thực hiện năm 1998 với mục đích kiểm tra ảnh hưởng của kinh nghiệm quá khứ du lịch quốc tế, các loại rủi ro liên quan đến du lịch quốc tế, và mức độ tổng thể về an toàn cảm thấy trong quá trình du lịch quốc tế về khả năng cá nhân của du lịch đến các vùng địa lý khác nhau vào kỳ nghỉ tiếp theo chuyến đi quốc tế của họ hoặc tránh những khu vực do rủi ro cảm nhận. Một cuộc khảo sát thư gửi đến 500 du khách quốc tế đạt được tỷ lệ đáp ứng 48%. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng cách thức phân loại và qua hồi quy hậu cần. Kết quả cho thấy rằng kinh nghiệm du lịch qua các khu vực cụ thể cả hai làm tăng ý định đi du lịch một lần nữa và làm giảm ý định để tránh các khu vực, đặc biệt là các khu vực nguy hiểm. Nhận thức rủi ro và an toàn đã được cả hai tìm thấy là yếu tố dự báo mạnh mẽ hơn để tránh các khu vực hơn so với kế hoạch đến thăm
(Sonmez & Graefe, 1998).
Nghiên cứu của Chi & Qu (2008): “Khảo sát mối quan hệ cấu trúc giữa hình ảnh điểm đến, sự thỏa mãn và lòng trung thành” của khách du lịch. Nghiên cứu được thực
hiện thông qua phỏng vấn 345 du khách tại bang Arkansas – Eureka Spring; dữ liệu được phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả phân tích đã cung cấp đề nghị mô hình lòng trung thành đối với điểm đến như sau: (i) hình ảnh điểm đến ảnh hưởng trực tiếp đến các thuộc tính của sự thỏa mãn; (ii) hình ảnh điểm đến và
thuộc tính của sự thỏa mãn cả hai được hướng đến sự thỏa mãn toàn thể; (iii) sự thỏa mãn toàn thể và thuộc tính của sự thỏa mãn tác động mạnh mẽ và tích cực tới lòng
trung thành của du khách (Chi & Qu, 2008).
Nghiên cứu: “Sự thỏa mãn và ý định lòng trung thành đối với điểm đến du lịch: một sự phân tích cấu trúc và điều kiện” (Valle et al., 2006). Mục đích của nghiên cứu
này là tìm ra mối quan hệ giữa sự thỏa mãn du lịch và ý định về lòng trung thành với điểm đến. Dữ liệu được thu thập qua sự khảo sát 486 khách du lịch viếng thăm Arade- một điểm đến du lịch thuộc Bồ Đào Nha. Thông qua sự phân tích bằng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (SEM), kết quả đã chỉ ra tầm quan trọng của sự thỏa mãn du lịch quyết định tới lòng trung thành đối với điểm đến du lịch. Ngoài ra, thông qua phương pháp CATPCA (Categorical principal components Analysis) đã cung cấp một phân tích chi tiết xác minh về mối quan hệ nhân - quả giữa mức độ của sự thỏa mãn đối với sự thích thú du lịch lại điểm đến trong tương lai và giới thiệu tới những
người khác biết điểm đến du lịch (Valle et al., 2006).
Nghiên cứu:“Phân tích so sánh sự thỏa mãn của khách du lịch quốc tế tại Mogolia” (Yu & Goulden, 2006). Mục đích của nghiên cứu này nhằm khảo sát sự phát
triển của khách du lịch quốc tế trong 10 tháng trở về trước và phân tích sự thỏa mãn của du khách quốc tế qua sự trải nghiệm sức hấp dẫn, phương tiện thuận lợi, dịch vụ và giá cả. Nghiên cứu được thực hiện với 530 du khách đi du lịch bằng đường hàng không đến từ các vùng khác nhau như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác thuộc Châu Á Thái Bình Dương. Dữ liệu được phân tích và so sánh để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của khách du lịch đến từ các vùng khác nhau; qua đó đề xuất
một số giải pháp nhằm cải thiện dịch vụ du lịch tại Mogolia (Yu & Goulden, 2006). Nghiên cứu của Wang & Hsu (2010): “Mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến, sự thỏa mãn và ý định du lịch tích cực: một mô hình hợp nhất”. Mục đích của nghiên
cứu là xây dựng mô hình nhận thức miêu tả mối quan hệ giữa các thành phần của hình ảnh điểm đến, sự thỏa mãn và ý định du lịch tích cực. Dữ liệu được thu thập từ 550 khách du lịch Trung Quốc tới thăm Zhang Jia Jie- một điểm đến du lịch tại Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Hình ảnh điểm đến du lịch tổng thể được phản ánh bởi cả hình ảnh trực quan và hình ảnh cảm xúc; (ii) hình ảnh điểm đến du lịch tổng thể gián tiếp tác động lên ý định du lịch tích cực thông qua sự thỏa mãn của du khách
Tóm lại, thông qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu nước ngoài ở trên, khuynh hướng nghiên cứu du lịch hiện nay chủ yếu là tập trung vào nghiên cứu hành vi du lịch của du khách trong mối quan hệ với điểm đến du lịch. Các nghiên cứu dưới nhiều góc độ, mức độ và phương pháp khác nhau nhưng đã chỉ ra được mối quan hệ giữa sự thỏa mãn điểm đến du lịch với lòng trung thành của khách du lịch.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về HADD tại Việt Nam
Ngành du lịch Việt Nam thực sự hình thành vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Thế nhưng mãi đến ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ mới ban hành Nghị định số 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh
dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam (Tổng cục du lịch, 2005).
Tuy nhiên, khoa học du lịch lại có quá trình lịch sử phát triển khá trẻ ở Việt Nam,
khoảng vào những năm 90 của thế kỷ trước (Bùi Thị Hải Yến, 2007). Sau đó, một số
công trình nghiên cứu du lịch bắt đầu xuất hiện đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của
hoạt động du lịch như: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam (Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông & Nguyễn Minh Tuệ, 1993), Du lịch và kinh doanh du lịch (Trần Nhạn, 1996), Xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam (Tổng cục Du lịch, 2003),
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung bộ đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 (Tổng cục Du lịch, 2001), Hãy cứu lấy trái đất: Chiến lược phát triển bền vững (Trần Nhạn, 1996). Các nghiên cứu về du lịch ở đây nhìn chung
đang còn nhiều hạn chế, các tài liệu chính thức cho vấn đề nghiên cứu cũng chỉ đơn giản dịch từ sách nước ngoài hay sự đơn giản hóa các vấn đề về du lịch.
Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10, ngày 8/02/1999 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa ra và đến ngày 14/6/2005 Quốc Hội phê chuẩn Luật Du lịch số 44/2005/QH11. Như vậy, để chính thức có những văn bản pháp luật mang khung pháp lý cao cũng chỉ mới được ra đời trong một thời gian gần đây, và đó cũng chính là
những hạn chế cho các công trình nghiên cứu lớn về du lịch (Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 1999).
Tuy vậy, chúng ta cũng đã tổ chức được khá nhiều cuộc hội thảo với quy mô lớn, có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế về lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó các học giả trong nước cũng đã bước đầu tiếp cận với môn khoa học du lịch để nghiên cứu và phát triển nó một cách đúng đắn hơn. Ngành du lịch ngày nay, tuy còn non trẻ nhưng phát triển rất mạnh mẽ, và điều đó được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà
nước ‘‘Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước’’(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001). Điều này khẳng định tầm quan trọng của ngành du lịch trong giai đoạn
hiện nay.
Đối với lĩnh vực nghiên cứu cụ thể về hình ảnh điểm đến du lịch ở Việt Nam hiện nay thực sự đang còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã xuất hiện một số nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn của du khách đối với một điểm đến du lịch nào đó; đáng chú ý là một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nhân (2007), "Đánh giá sự thỏa mãn của du khách đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại Nha Trang", luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Nha Trang. Nghiên cứu đề cập đến vấn đề "thỏa mãn" về chất lượng dịch vụ du
lịch nói chung tại Nha Trang của khách du lịch nội địa. Kết qủa khẳng định sự thỏa mãn của khách du lịch đối với Nha Trang chịu tác động của các yếu tố: (i) cơ sở vật chất- kỹ thuật; (ii) mức độ hợp lý điểm vui chơi; (iii) khả năng phục vụ; (iv) mức độ đáp ứng của các dịch vụ và (v) địa điểm vui chơi giải trí.
Nghiên cứu của Trần Thị Ái Cẩm (2011), “Giải thích sự hài lòng và ý định quay lại của khách du lịch tại Nha Trang, Việt Nam”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha trang
thuộc chương trình liên kết với Đại học The Nowegian College of Fishery Science of Tromso- Norway. Nghiên cứu này nhằm ba mục đích: (i) khám phá các giá trị của các đặc tính thuộc các khía cạnh của hình ảnh điểm đến Nha Trang làm thỏa mãn du khách ảnh hưởng tới việc quay lại và giới thiệu cho những người khác biết hình ảnh điểm đến Nha Trang; (ii) khám phá hình ảnh gì là quan trọng nhất để giải thích cho sự thỏa mãn của khách du lịch đến với Nha Trang; (iii) khám phá các khía cạnh của sự cảm nhận giá trị, sự thỏa mãn và động cơ thúc đẩy ảnh hưởng tới việc thăm lại và giới thiệu tới
người khác tới du lịch Nha Trang (Trần Thị Ái Cẩm, 2011).
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thọ (2012), “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến và cảm nhận rủi ro đến ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách đối với khu du lịch biển Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha Trang.
Nghiên cứu này nhằm ba mục đích: (i) khám phá các đặc thuộc tính, các khía cạnh của hình ảnh điểm đến làm thỏa mãn du khách ảnh hưởng tới quyết định quay lại và truyền miệng tích cực cho những người khác biết hình ảnh điểm đến Bãi biển Cửa Lò, Nghệ An; (ii) khám phá các khía cạnh thuộc đặc tính rủi ro trong du lịch làm ảnh hưởng tiêu cực tới ý định quay lại và truyền miệng tích cực cho những người khác biết hình ảnh
điểm đến Bãi biển Cửa Lò, Nghệ An; (iii) xây dựng mô hình lý thuyết và các giả
thuyết về mối quan hệ giữa HADD, rủi ro du lịch và YDQL và TMTC.
Nghiên cứu của Võ Lê Hạnh Thi (2010): “Ứng dụng mô hình HOLSAT để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại điểm đến: trường hợp Thành phố Đà Nẵng”. Mô hình HOLSAT đo lường sự hài lòng của khách du lịch tại một điểm đến
bằng cách so sánh cảm nhận về các thuộc tính tích cực và tiêu cực của kỳ nghỉ với kỳ vọng của khách du lịch. Mô hình không sử dụng các thuộc tính cố định cho tất cả các điểm đến. Thay vào đó, nó sử dụng các thuộc tính phù hợp với từng điểm đến cụ thể
(Võ Lê Hạnh Thi, 2010).
Nghiên cứu của Nguyễn Vương (2012): “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch ở Phú Quốc”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha Trang. Từ mô
hình chất lượng dịch vụ của Parasuaraman phát triển phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ để nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch của Phú Quốc. Khám phá các nhân tố chất lượng dịch vụ và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự hài lòng của du khách nội địa khi đi du lịch ở Phú Quốc, nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến Phú Quốc là: Hướng dẫn viên, Cơ sở lưu trú, Phương tiện vận chuyển và Phong cảnh điểm đến. Tác giả cũng đã đánh giá thực trạng du lịch ở Phú Quốc, định hướng phát triển du lịch và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cho Phú Quốc trong thời gian tới. Hạn chế của mô hình nghiên cứu là chỉ giải thích được vấn đề nghiên của ở mức độ trung bình khi nhân rộng ra tổng thể, còn lại là do các yếu tố khác - mà mô hình chưa đề cập - tác động đến sự hài lòng của du khách. Mô hình nghiên cứu này chỉ đánh giá đến sự hài lòng của du khách. Trong khi nghiên cứu của tác giả đi xa hơn đến việc đánh giá ý định quay trở lại của du khách.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hải (2013): “Tác động của cảnh quan, thương hiệu và chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng và ý định quay lại của thực khách du lịch tại các nhà hàng ở TP Nha Trang”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha Trang. Mục tiêu
của nghiên cứu này là xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng và trung thành của khách du lịch đối với ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng. Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự hài lòng và trung thành của khách du lịch dựa trên mô hình và thang đo SERVQUAL. Kết quả nghiên cứu là thuộc phạm vi hẹp, chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, cảnh quan,
thương hiệu với sự hài lòng và lòng trung thành của thực khách với bảy nhân tố (Cơ sở vật chất, Đáp ứng nhu cầu, Nhân viên phục vụ, Vệ sinh thực phẩm, Sự đồng cảm, Thương hiệu, Cảnh quan). Trong khi dó, các yêu tố tác động vào sự hài lòng và lòng trung thành của thực khách với doanh nghiệp nhà hàng có thể biến đổi theo nhu cầu thỏa mãn đa dạng của con người.
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2009): "Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng nội địa hướng tới Nha Trang", luận văn thạc sĩ tại
Đại học Nha Trang. Nghiên cứu xác định nhân tố cụ thể tác động đến lòng trung thành của du khách nội địa, kiểm định các mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và cách thức thể hiện lòng trung thành của du khách nội địa hướng tới Nha Trang. Lòng trung thành của du khách là sự thỏa mản của du khách về Nha Trang được nghiên cứu ghi nhận thông qua năm nhân tố (Sự thỏa mãn về: cơ sở vất chất; các dịch vụ phụ trợ; mức độ hợp lý của các dịch vụ; chất lượng dịch vụ; địa điểm vui chơi giải trí). Thể hiện lòng trung thành của khách du lịch nội địa tại Nha Trang chịu tác động bởi hai tiền đề cơ bản: (i) sự thỏa mãn và (ii) nhu cầu về sự đa dạng. Đồng thời lòng trung thành này được thể hiện thông qua hai hành vi: (i) giới thiệu điểm đến cho bạn bè và người thân và (ii) thăm lại điểm đến. Hạn chế của Đề tài với nội dung nghiên cứu “các nhân tố tác động đến lòng trung thành của du khách hướng về Nha Trang” phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở đối tượng là “khách du lịch nội địa”, nên kết quả của đề tài chưa bao quát hết được các tình huống trong quá trình phân tích tổng quan cũng như lấy mẫu.
Tóm lại, khoa học du lịch Việt Nam mặc dù còn non trẻ nhưng có sự phát triển