Tình hình nghiên cứu về HADD tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 38)

Ngành du lịch Việt Nam thực sự hình thành vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Thế nhưng mãi đến ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ mới ban hành Nghị định số 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh

dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam (Tổng cục du lịch, 2005).

Tuy nhiên, khoa học du lịch lại có quá trình lịch sử phát triển khá trẻ ở Việt Nam,

khoảng vào những năm 90 của thế kỷ trước (Bùi Thị Hải Yến, 2007). Sau đó, một số

công trình nghiên cứu du lịch bắt đầu xuất hiện đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của

hoạt động du lịch như: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam (Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông & Nguyễn Minh Tuệ, 1993), Du lịch và kinh doanh du lịch (Trần Nhạn, 1996), Xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam (Tổng cục Du lịch, 2003),

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung bộ đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020 (Tổng cục Du lịch, 2001), Hãy cứu lấy trái đất: Chiến lược phát triển bền vững (Trần Nhạn, 1996). Các nghiên cứu về du lịch ở đây nhìn chung

đang còn nhiều hạn chế, các tài liệu chính thức cho vấn đề nghiên cứu cũng chỉ đơn giản dịch từ sách nước ngoài hay sự đơn giản hóa các vấn đề về du lịch.

Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10, ngày 8/02/1999 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa ra và đến ngày 14/6/2005 Quốc Hội phê chuẩn Luật Du lịch số 44/2005/QH11. Như vậy, để chính thức có những văn bản pháp luật mang khung pháp lý cao cũng chỉ mới được ra đời trong một thời gian gần đây, và đó cũng chính là

những hạn chế cho các công trình nghiên cứu lớn về du lịch (Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 1999).

Tuy vậy, chúng ta cũng đã tổ chức được khá nhiều cuộc hội thảo với quy mô lớn, có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế về lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó các học giả trong nước cũng đã bước đầu tiếp cận với môn khoa học du lịch để nghiên cứu và phát triển nó một cách đúng đắn hơn. Ngành du lịch ngày nay, tuy còn non trẻ nhưng phát triển rất mạnh mẽ, và điều đó được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà

nước ‘‘Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước’’(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001). Điều này khẳng định tầm quan trọng của ngành du lịch trong giai đoạn

hiện nay.

Đối với lĩnh vực nghiên cứu cụ thể về hình ảnh điểm đến du lịch ở Việt Nam hiện nay thực sự đang còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã xuất hiện một số nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn của du khách đối với một điểm đến du lịch nào đó; đáng chú ý là một số nghiên cứu sau:

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nhân (2007), "Đánh giá sự thỏa mãn của du khách đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại Nha Trang", luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Nha Trang. Nghiên cứu đề cập đến vấn đề "thỏa mãn" về chất lượng dịch vụ du

lịch nói chung tại Nha Trang của khách du lịch nội địa. Kết qủa khẳng định sự thỏa mãn của khách du lịch đối với Nha Trang chịu tác động của các yếu tố: (i) cơ sở vật chất- kỹ thuật; (ii) mức độ hợp lý điểm vui chơi; (iii) khả năng phục vụ; (iv) mức độ đáp ứng của các dịch vụ và (v) địa điểm vui chơi giải trí.

Nghiên cứu của Trần Thị Ái Cẩm (2011), “Giải thích sự hài lòng và ý định quay lại của khách du lịch tại Nha Trang, Việt Nam”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha trang

thuộc chương trình liên kết với Đại học The Nowegian College of Fishery Science of Tromso- Norway. Nghiên cứu này nhằm ba mục đích: (i) khám phá các giá trị của các đặc tính thuộc các khía cạnh của hình ảnh điểm đến Nha Trang làm thỏa mãn du khách ảnh hưởng tới việc quay lại và giới thiệu cho những người khác biết hình ảnh điểm đến Nha Trang; (ii) khám phá hình ảnh gì là quan trọng nhất để giải thích cho sự thỏa mãn của khách du lịch đến với Nha Trang; (iii) khám phá các khía cạnh của sự cảm nhận giá trị, sự thỏa mãn và động cơ thúc đẩy ảnh hưởng tới việc thăm lại và giới thiệu tới

người khác tới du lịch Nha Trang (Trần Thị Ái Cẩm, 2011).

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thọ (2012), “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến và cảm nhận rủi ro đến ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách đối với khu du lịch biển Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha Trang.

Nghiên cứu này nhằm ba mục đích: (i) khám phá các đặc thuộc tính, các khía cạnh của hình ảnh điểm đến làm thỏa mãn du khách ảnh hưởng tới quyết định quay lại và truyền miệng tích cực cho những người khác biết hình ảnh điểm đến Bãi biển Cửa Lò, Nghệ An; (ii) khám phá các khía cạnh thuộc đặc tính rủi ro trong du lịch làm ảnh hưởng tiêu cực tới ý định quay lại và truyền miệng tích cực cho những người khác biết hình ảnh

điểm đến Bãi biển Cửa Lò, Nghệ An; (iii) xây dựng mô hình lý thuyết và các giả

thuyết về mối quan hệ giữa HADD, rủi ro du lịch và YDQL và TMTC.

Nghiên cứu của Võ Lê Hạnh Thi (2010): “Ứng dụng mô hình HOLSAT để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại điểm đến: trường hợp Thành phố Đà Nẵng”. Mô hình HOLSAT đo lường sự hài lòng của khách du lịch tại một điểm đến

bằng cách so sánh cảm nhận về các thuộc tính tích cực và tiêu cực của kỳ nghỉ với kỳ vọng của khách du lịch. Mô hình không sử dụng các thuộc tính cố định cho tất cả các điểm đến. Thay vào đó, nó sử dụng các thuộc tính phù hợp với từng điểm đến cụ thể

(Võ Lê Hạnh Thi, 2010).

Nghiên cứu của Nguyễn Vương (2012): “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch ở Phú Quốc”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha Trang. Từ mô

hình chất lượng dịch vụ của Parasuaraman phát triển phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ để nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch của Phú Quốc. Khám phá các nhân tố chất lượng dịch vụ và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự hài lòng của du khách nội địa khi đi du lịch ở Phú Quốc, nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến Phú Quốc là: Hướng dẫn viên, Cơ sở lưu trú, Phương tiện vận chuyển và Phong cảnh điểm đến. Tác giả cũng đã đánh giá thực trạng du lịch ở Phú Quốc, định hướng phát triển du lịch và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cho Phú Quốc trong thời gian tới. Hạn chế của mô hình nghiên cứu là chỉ giải thích được vấn đề nghiên của ở mức độ trung bình khi nhân rộng ra tổng thể, còn lại là do các yếu tố khác - mà mô hình chưa đề cập - tác động đến sự hài lòng của du khách. Mô hình nghiên cứu này chỉ đánh giá đến sự hài lòng của du khách. Trong khi nghiên cứu của tác giả đi xa hơn đến việc đánh giá ý định quay trở lại của du khách.

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hải (2013): “Tác động của cảnh quan, thương hiệu và chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng và ý định quay lại của thực khách du lịch tại các nhà hàng ở TP Nha Trang”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha Trang. Mục tiêu

của nghiên cứu này là xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng và trung thành của khách du lịch đối với ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng. Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự hài lòng và trung thành của khách du lịch dựa trên mô hình và thang đo SERVQUAL. Kết quả nghiên cứu là thuộc phạm vi hẹp, chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, cảnh quan,

thương hiệu với sự hài lòng và lòng trung thành của thực khách với bảy nhân tố (Cơ sở vật chất, Đáp ứng nhu cầu, Nhân viên phục vụ, Vệ sinh thực phẩm, Sự đồng cảm, Thương hiệu, Cảnh quan). Trong khi dó, các yêu tố tác động vào sự hài lòng và lòng trung thành của thực khách với doanh nghiệp nhà hàng có thể biến đổi theo nhu cầu thỏa mãn đa dạng của con người.

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2009): "Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng nội địa hướng tới Nha Trang", luận văn thạc sĩ tại

Đại học Nha Trang. Nghiên cứu xác định nhân tố cụ thể tác động đến lòng trung thành của du khách nội địa, kiểm định các mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và cách thức thể hiện lòng trung thành của du khách nội địa hướng tới Nha Trang. Lòng trung thành của du khách là sự thỏa mản của du khách về Nha Trang được nghiên cứu ghi nhận thông qua năm nhân tố (Sự thỏa mãn về: cơ sở vất chất; các dịch vụ phụ trợ; mức độ hợp lý của các dịch vụ; chất lượng dịch vụ; địa điểm vui chơi giải trí). Thể hiện lòng trung thành của khách du lịch nội địa tại Nha Trang chịu tác động bởi hai tiền đề cơ bản: (i) sự thỏa mãn và (ii) nhu cầu về sự đa dạng. Đồng thời lòng trung thành này được thể hiện thông qua hai hành vi: (i) giới thiệu điểm đến cho bạn bè và người thân và (ii) thăm lại điểm đến. Hạn chế của Đề tài với nội dung nghiên cứu “các nhân tố tác động đến lòng trung thành của du khách hướng về Nha Trang” phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở đối tượng là “khách du lịch nội địa”, nên kết quả của đề tài chưa bao quát hết được các tình huống trong quá trình phân tích tổng quan cũng như lấy mẫu.

Tóm lại, khoa học du lịch Việt Nam mặc dù còn non trẻ nhưng có sự phát triển nhanh chóng. Các nghiên cứu gần đây đã tiếp cận và ứng dụng các phương pháp tiên tiến của thế giới trong việc phân tích hành vi du lịch của du khách. Tuy nhiên, cách tiếp cận nghiên cứu về hành vi du lịch ở nước ta còn đơn lẻ ở các khía cạnh nhỏ trong mối quan hệ với hình ảnh điểm đến du lịch, chủ yếu tập trung nghiên cứu sự “thỏa mãn” của du khách đối với điểm đến du lịch, và cũng đã có các công trình nghiên cứu về hành vi du lịch của du khách (sự thỏa mãn và lòng trung thành) đối với hình ảnh điểm đến du lịch.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 38)