Tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 55)

2.1.3.1. Sơ lược về lịch sử phát triển Phú Quốc

Sơ lược về lịch sử phát triển của Phú Quốc bao gồm 3 thời kỳ cơ bản như sau: Phú Quốc thời phong kiến:

Được bắt đầu vào đầu thế kỷ 18 khi Mạc Cửu, một viên quan Trung Quốc, bị nhà Thanh truy bức đã cùng gia tộc lánh nạn và khai khẩn miền đất Hà Tiên và xin được Việt Nam bảo hộ chống lại Xiêm La vào năm 1715.

Trong giai đoạn 1771 - 1802 chúa Nguyễn Ánh (tức Gia Long) đã nhiều lần nương náu tại Phú Quốc mỗi khi bị quân Tây Sơn đánh đuổi. Năm 1810, sự cai trị của họ Mạc kết thúc, Hà Tiên và các đảo phụ cận được tổ chức thành Trấn. Hiện nay trên đảo Phú Quốc còn một số di tích liên quan đến giai đoạn lịch sử phát triển này.

Phú Quốc thời Pháp thuộc:

Năm 1874, nhà Nguyễn ký Hiệp ước nhường quyền cai trị cho Pháp đối với 6 tỉnh Nam Kỳ, trong đó có Hà Tiên. Trong thời gian khởi nghĩa chống lại ách cai trị của thực dân Pháp, nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực đã nhiều lần đến Phú Quốc. Những di tích về hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực thời kỳ này còn được lưu giữ cho đến nay.

Dưới thời kỳ Pháp thuộc, giữa các chính quyền thực dân ở Campuchia và ở Nam Kỳ đã có sự tranh chấp về quyền thu thuế trên biển trong vịnh Thái Lan. Để xử lý về vấn đề này, ngày 31/1/1939, Toàn quyền Pháp Brévié đã có văn bản số 867 - API quy

định một đường phân giới hành chính để phân chia vùng biển, theo đó "tất cả các đảo nằm ở phía Nam đường này, kể cả toàn bộ đảo Phú Quốc sẽ tiếp tục đặt dưới quyền hành chính của Xứ Nam Kỳ. Cần phải hiểu là đường giới tuyến vạch ra như vậy chạy vòng qua phía Bắc đảo này 3km".

Phú Quốc sau năm 1954:

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều chiến sĩ cách mạng, dân quân du kích và bộ đội ta đã bị địch giam cầm tại đảo và đến kháng chiến chống Mỹ, ngụy quyền Sài Gòn đã mở rộng trại giam thời Pháp thuộc thành nhà tù Phú Quốc khét tiếng tàn bạo.

Sau Hiệp định Genève, chính quyền Campuchia đã nhiều lần nêu vấn đề và thương lượng về chủ quyền các đảo trong vịnh Thái Lan với chính quyền Sài Gòn và Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam, tuy nhiên đã không đạt được kết quả.

Ngày 4/5/1975, Khơ Me Đỏ dùng vũ lực hòng chiếm đảo Phú Quốc và Thổ Chu nhưng đã thất bại. Ngày 7/7/1982, hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định tạo ra “vùng nước lịch sử chung”, thực thi quản lý chung hoạt động đánh bắt cá, theo đó các đảo phía Bắc đường Brévié thuộc Campuchia, còn các đảo phía Nam đường này, bao gồm cả đảo Phú Quốc, thuộc Việt Nam.

2.1.3.2. Tài nguyên nhân văn vật thể

Một số di tích lịch sử - văn hoá, lịch sử - cách mạng tiêu biểu ở Phú Quốc: + Đền thờ Nguyễn Trung Trực:

Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh nghĩa quân yêu nước đã chiến đấu chống thực dân Pháp vào giữa thế kỷ XIX. Ngày 21/6/1868, sau khi đốt cháy tàu Espérance của Pháp trên sông Nhật Tảo ngày 11/12/1861, chiếm và làm chủ thị xã Rạch Giá, ngày

21/6/1868, ông đã chỉ huy nghĩa quân rút về Hòn Chông rồi vượt biển ra đảo Phú Quốc cố thủ. Trên đảo, Nguyễn Trung Trực đã xây dựng căn cứ nghĩa quân trong rừng bên rạch Cửa Cạn để chiến đấu với giặc Pháp và sau đó đã bị sa vào tay chúng. Ngày 27/10/1868, sau khi không thuyết phục được, giặc Pháp đã hành quyết ông tại Rạch Giá. Để tưởng nhớ người anh hùng, nhân dân trên đảo đã xây dựng đền thờ Nguyễn Trung Trực tại xã Gành Dầu.

+ Nhà lao Cây Dừa (nhà tù Phú Quốc):

Nằm ở phía Nam đảo, cách trung tâm thị trấn An Thới khoảng 2 km. Đây là trại giam được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên diện tích gần 20 ha có tên gọi là “Căng Cây Dừa”. Năm 1956, Mỹ - Diệm cho sửa sang lại và lập lên “Trại Huấn chính Cây Dừa” và năm 1967 thành trại giam tù binh. Nơi đây đã có gần 4.000 chiến sỹ cách mạng hy sinh dưới sự đàn áp của Mỹ - ngụy.

Ngày 12/10/1993, nhà lao Cây Dừa (nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia)

+ Dinh Cậu:

Là ngôi đền được xây dựng trên bãi đá nổi để thờ hai Cậu (Cậu Tài và Cậu Quý) cai quản cửa sông (Dương Đông) phù hộ cho ngư dân khi ra khơi đánh cá. Cũng có truyền thuyết cho rằng “Cậu” là một vị quan có công lớn đối với việc xây dựng Phú Quốc nên người dân địa phương lập đến thờ tưởng nhớ.

Ngoài sự linh thiêng của đền, đây còn là địa điểm có cảnh quan đẹp, thuận lợi để ngắm cảnh. Đặc biệt đây là nơi có hòn đá hình Rùa, một trong “tứ linh” theo quan niệm người Việt và ngọn hải đăng của đảo.

+ Đình thần Dương Đông:

Được xây dựng vào năm 1959 để quy tụ các sắc thần của 9 ngôi làng xưa vốn tồn tại trong lịch sử phát triển đảo để thờ chung. Đình thần Dương Đông là nơi hoạt động tín ngưỡng chung của người dân trên đảo thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, các vị hiền nhân.

Hàng năm vào ngày 10 tháng giêng và rằm tháng 7 âm lịch, tại đình Thần nghi lễ cúng Đình được tổ chức long trọng để tưởng nhớ những người có công trong lịch sử khai khẩn và xây dựng mảnh đất này.

+ Sùng Hưng Cổ Tự:

Là ngôi chùa cổ nằm dưới chân núi sát trung tâm thị trấn Dương Đông với kiến trúc đặc thù của các ngôi chùa Á Đông và cảnh quan đẹp. Đây là nơi mà người dân địa

phương và du khách có thể tới lễ phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây được xem là ngôi chùa vào loại lớn nhất ở Phú Quốc.

+ Chùa Sư Muôn:

Nằm cách thị trấn Dương Đông khoảng 5km trên đường đi Hàm Ninh. Chùa có tên chữ là Hùng Long Tự, theo phái Tịnh độ Cư sỹ, được lập bởi nhà sư Nguyễn Kim Muôn, đạo hiệu Giai Minh. Chùa nằm ở vị trí lưng chừng núi, dưới bóng cây Kơnia 300 năm tuổi với cảnh quan đẹp. Ngoài chính điện trang nghiêm thờ tượng phật, phía trước sân chùa có bức tượng Di Lặc với các chú Tiểu vây quanh rất sống động. Đặc biệt phía trước sân chính điện có một tảng đá lớn hình con hổ đang phủ phục. Với cảnh quan và kiến trúc đẹp, chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là điểm tham quan du lịch văn hoá hấp dẫn.

+ Hội thánh Cao Đài:

Nằm trên ngọn núi phía sau đình Thần Dương Đông. Từ đây có thể quan sát thị trấn và dòng sông Dương Đông thơ mộng. Sau lưng chùa là biển cả mênh mông. Đây là điểm quan sát cảnh quan lý tưởng đối với du khách

Ngoài những di tích trên, Phú Quốc còn có một số điểm di tích lịch sử - văn hoá như: Giếng Gia Long, Tảng đá Ngai Vua, Mộ Hoàng tử Cảnh, Dấu giày vua Gia Long, Mũi Ông Đội, Lăng mộ bà tướng Lê Kim Định,... có giá trị du lịch. Đó là những tài nguyên du lịch quan trọng của đảo.

Hiện nay các điểm di tích lịch sử trên ít được du khách biết đến, do điều kiện đường xá không thuận lợi cùng với sự thiếu quan tâm về các điểm di tích lịch sử trong chương trình tour tham quan của các công ty lữ hành.

2.1.3.3. Tài nguyên nhân văn phi vật thể Lễ hội truyền thống:

Phú Quốc có một số các lễ hội truyền thống có giá trị du lịch như: lễ hội thờ thần nước Bà Thuỷ Long Thánh Mẫu (20/12), lễ hội Dinh thờ tự bộ xương cá Ông (16/10), lễ hội Sùng Hưng Cổ tự (30/7), lễ hội Đình Thần An Thới và Lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (27/8),... Đặc biệt, ở Phú Quốc lễ Đình Thần Dương Đông được coi là ngày tết riêng của địa phương.

Nghề và làng truyền thống:

Một số nghề truyền thống của người dân tại đảo như khai thác, chế biến hải sản, trồng tiêu và tiểu thủ công mỹ nghệ. Thủ công mỹ nghệ ở Phú Quốc chỉ có nghề chế

biến đồi mồi và huyền, nhưng hiện nay chỉ còn lại một gia đình làm nghề đồi mồi, mặc dù mỏ huyền Phú Quốc vẫn còn nhưng không có người khai thác.

Làng nghề truyền thống ở Phú Quốc hiện nay chủ yếu là làng chài có giá trị du lịch tiêu biểu phục vụ nhu cầu ẩm thực, tham quan, tìm hiểu của du khách như Hàm Ninh, Bãi Thơm, Rạch Tràm, Gành Dầu, Cửa Cạn, Mũi Chùa, Hòn Thơm, v.v. Hiện nay, Hàm Ninh là một điểm du lịch không thể thiếu trong các chương trình thăm quan du lịch trên đảo Phú Quốc.

Văn hóa ẩm thực:

Với lịch sử di cư gồm nhiều dân tộc, nhiều vùng miền trong cả nước cộng với sản vật thiên nhiên của một vùng đảo đặc thù và hoàn cảnh của những người khai sơn phá thạch, người dân Phú Quốc có một nền văn hóa ẩm thực khá phong phú, đa dạng và rất đặc sắc.

Ẩm thực ở Phú Quốc chủ yếu được chế biến từ nguồn hải sản tươi sống giống như các khu du lịch biển khác, tuy nhiên có sự khác biệt là cách chế biến cùng với gia vị là đặc sản của địa phương như tiêu, nước mắm và rượu sim rừng sẽ mang đến cho du khách hương vị rất riêng của miền đất đảo.

Bên cạnh đó, đảo còn có một số món đặc sản như bánh tráng Dương Tơ, bánh tét lá mật cật (làm từ lá mật cật một loại lá cây đặc trưng ở đảo).

Ngoài các giá trị du lịch nhân văn trên, Phú Quốc còn nổi tiếng và hấp dẫn sự quan tâm của du khách bởi nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu, rượu Sim, chó Phú Quốc. Đây là những đặc điểm rất riêng có giá trị hấp dẫn du lịch cần được chú trọng khai thác để góp phần xây dựng một hình ảnh riêng về du lịch Phú Quốc trong tương lai. 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế Thủy sản:

Thủy sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng của đảo và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công nghiệp chế biến. Năm 2012, giá trị sản xuất ngành thủy sản 461,2 tỷ đồng tăng 25,72% so năm 2011 và vượt 6,08% kế hoạch cả năm, trong đó giá trị khai thác đạt 429 tỷ đồng tăng 26,09% và giá trị nuôi trồng đạt 32,2 tỷ đồng tăng 21,08%. Tổng sản lượng thủy sản đạt 122.018 tấn, tăng 30,32% so cùng kỳ và vượt 30,15% mức kế hoạch cả năm. Chia ra, sản lượng khai thác 121.462 tấn tăng 30,95 vượt 30,60 kế hoạch năm; nuôi trồng đạt 561 tấn tăng 8,30% so năm 2011 (trong đó có nuôi cấy ngọc trai thu hoạch năm 2012 ước đạt 63.700 viên).

Số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản của Phú Quốc đến nay có 2.485 tàu thuyền với tổng công suất 106.835 CV, thu hút trên 11.000 lao động.

Phát triển thủy hải sản có tác động hỗ trợ lớn trong việc cung ứng nguồn hải sản tươi sống phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách du lịch. Tuy nhiên trong thời gian tới đây, hoạt động nuôi trồng, đánh bắt cần có những định hướng thích hợp để đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch và qua đó sẽ tăng được giá trị của các sản phẩm hải sản, hạn chế được tình trạng đánh bắt tràn lan, ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển đảo Phú Quốc vốn rất nhạy cảm và có chiều hướng suy thoái trong thời gian gần đây.

Nông - lâm nghiệp:

Nông – lâm nghiệp là ngành kinh tế truyền thống quan trọng của người dân trên đảo với 2 loại cây trồng đặc trưng là cây hồ tiêu và cây điều. Năm 2012 diện tích cây tiêu còn được 300 ha (giảm 37,10% so 2011) sản lượng đạt 879 tấn (giảm 15,07% so 2011); 400ha cây điều với sản lượng 275 tấn .

Giá đất tăng nhanh theo giá thị trường, giá tiêu bấp bênh làm cho nông dân không an tâm sản xuất, đa số họ bán đất để chuyển sang các ngành nghề khác hoặc chuyển đổi cây trồng nhất là các khu vực gần các trục đường chính trong đó có diện tích cây tiêu. Cũng như cây tiêu, diện tích cây điều, cây dừa cũng giảm dần nguyên do cũng tương tự cây tiêu. Rau màu được nông dân quan tâm hơn, diện tích được giữ ổn định ở mức 195 ha, sản lượng thu hoạch trong năm đạt 2.350 tấn vượt 4,65% kế hoạch năm, tuy không nhiều nhưng chất lượng lại cao. Cây ăn trái cũng phát triển khá tốt chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ tại huyện, năm 2012 nông dân sản xuất 2.500 tấn trái cây tăng 8,7% so năm 2011 nhưng chỉ đạt 71,43% kế hoạch cả năm.

Phú Quốc có vườn quốc gia (VQG) Phú Quốc với tổng diện tích tự nhiên là 31.422 ha trong đó có 26.948 ha rừng tự nhiên, 866 ha rừng trồng, 3.104 ha đất trống cây bụi và cây gỗ rải rác. Ngoài ra, VQG Phú Quốc còn có vùng đệm trên đảo là 6.122 ha và trên biển là 20.000 ha. Đây là tiềm năng du lịch đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch Phú Quốc nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được đẩy mạnh nhằm thực hiện Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thành VQG Phú Quốc và đảm bảo cuộc sống lâu dài của người dân trên đảo liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước.

Nhìn chung, việc phát triển nông - lâm nghiệp góp phần quan trọng vào việc cung ứng thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách du lịch, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng như du lịch sinh thái, du lịch trang trại, du lịch tham quan các nghề truyền thống, du lịch khám phá vườn quốc gia v.v. hấp dẫn khách du lịch đến với Phú Quốc.

Công nghiệp:

Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng thứ hai sau thủy sản bao gồm một số lĩnh vực sản xuất nhỏ chính như chế biến nước mắm, chế biến đông lạnh hải sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất điện,v.v. Tuy nhiên đây là ngành phụ thuộc vào sự phát triển của ngành thủy sản (đầu vào) và thị trường tiêu thụ. Trong tổng số 607 cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay thì có 515 cơ sở thuộc khối tư nhân (103 cơ sở sản xuất nước mắm, 150 cơ sở nấu rượu) và 01 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chế biến hải sản xuất khẩu.

Ngành công nghệp chế biến hải sản phát triển mạnh nhất, chế biến nước mắm với 112 cơ sở. Mỗi năm đảo chế biến được khoảng 6,8 triệu lít nước mắm, khoảng 1.500 tấn hải sản khô các loại, 10 vạn m3 cát đá xây dựng. Phú Quốc có gần 300 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó 2/3 là các cơ sở chế biến hải sản.

Ngành chế biến đã và đang gây nhiễm môi trường nước trên đảo và biển, đặc biệt là môi trường sống của người dân địa phương và việc phát triển du lịch. Vì thế rất cần có giải pháp tốt hơn cho vấn đề này.

Hiện nay, Phú Quốc đang quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, đặc biệt là việc quy hoạch cụm công nghiệp nhà thùng nước mắm có quy mô khoảng 100 – 150 ha và các làng nghề truyền thống phục vụ phát triển một số sản phẩm công nghiệp sạch, công nghệ cao. Ngoài ra, công nghiệp khai thác, phân phối điện nước và khí đốt đang được đẩy mạnh đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và các công trình phục vụ du lịch.

Nhìn chung công nghiệp Phú Quốc vẫn còn trong tình trạng sản xuất nhỏ, công nghệ cũ, lạc hậu vì vậy sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh thấp, hiệu quả sản xuất hạn chế. Do đó, việc phát triển công nghiệp là cần thiết, vì nó có tác động tích cực đối với phát triển du lịch trên đảo đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển các công trình dịch vụ du lịch, nhu cầu mua sắm các hàng thủ công mỹ nghệ, hàng đặc sản của Phú

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 55)