Kết quả nghiên cứu của luận văn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 103)

Kết quả thu được từ phân tích hồi quy cho thấy 6 nhân tố thuộc HADD từ mô hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng đến YDQL của du khách.

Nhân tố “Hạ tầng du lịch ” có mức độ ảnh hưởng cao nhất với Beta = 0,417. Điều đó có nghĩa là nguồn tài nguyên du lịch, chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch tại Phú Quốc là rất tốt và có nhiều chủng loại, mức giá cả khác nhau cho du khách chọn lựa, phần đánh giá của du khách đối với nhân tố này có giá trị tương đối cao so với các nhân tố có ảnh hưởng khác, cụ thể giá trị trung bình (Mean) = 3,31 và sai số chuẩn (Std. Error) =0,054 (bảng 4.23)

Nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao thứ hai là “Các khu vui chơi, giải trí” với Beta = 0,246, có nghĩa là điều kiện an ninh của Phú Quốc rất an toàn, các khu vui chơi không có hiện tượng chèo kéo du khách, chi phí hợp lý, hoạt động về đêm phong phú và chất lượng các khu lưu trú là tương đối tốt. Trong khi đó, phần đánh giá của du khách đối với nhân tố này đang được xếp thứ tư với giá trị bình chọn trung bình là 2,97 (với Mean = 2,97 và Std. Error =0.052) (bảng 4.23)

Nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao thứ ba là “Yếu tố con người” với Beta = 0,223. Điều đó có nghĩa là du khách cũng rất quan tâm đến ứng xử của nhân viên phục vụ cũng như của người dân tại Phú Quốc. Đồng thời với tính chuyên nghiệp các nhà chức trách Phú Quốc cũng đã góp phần giữ chân và làm tăng thêm ý định quay lại Phú Quốc của du khách. Và theo đánh giá của khách hàng thì nhân tố “Yếu tố con người” đang được xếp thứ nhất với giá trị bình chọn trung bình là 3,32 (với Mean = 3,32 và

Nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao thứ tư là “Môi trường thiên nhiên” với Beta = 0,206. Điều đó có nghĩa là du khách cũng quan tâm đến Phú Quốc với sự đa dạng về mặt địa hình, hoang sơ, có nhiều bãi biển đẹp, có môi trường trong lành,... có tác động lớn đến ý định quay trở lại Phú Quốc của du khách. Trong khi đó, phần đánh giá của du khách đối với nhân tố này có giá trị trung bình là 2,72 (Mean = 2.72 và Std. Error =0.056 (bảng 4.23)

Nhân tố có mức độ ảnh hưởng thấp nhất là “Văn hóa xã hội” với Beta = 0,111, điều đó có nghĩa là du khách cũng quan tâm đến sinh hoạt văn hóa tại Phú Quốc, như các làng nghề, các cơ sở thờ tự, các di tích, các bảo tàng, ... nhưng chưa được đánh giá cao như các nhân tố khác. Theo đánh giá của du khách thì nhân tố này được xếp thấp nhất với giá trị bình chọn trung bình là 2,69 (với Mean = 2,69 và Std. Error =0.056)

(Phụ lục 3)

Bảng 4.203. Thống kê mô tả đánh giá của khách hàng đối với các nhân tố Giá trị trung bình Các nhân tố hình ảnh điểm đến Phú Quốc

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị Sai số chuẩn

Yếu tố Con người – CN 1 5 3,32 0,044

1- Người dân PQ thân thiện, mến khách 2 5 3,44 0,036

2- Nhân viên du lịch chuyên nghiệp 1 4 2,67 0,050

3- Nhân viên du lịch luôn nhã nhặn, lịch sự 2 5 3,36 0,041 4- Bộ máy chính quyền rất chuyên nghiệp 3 5 3,82 0,048

Hạ tầng du lịch – HT 1 5 3,31 0,054

1- Hệ thống cơ sở lưu trú đa dạng để lựa chọn 1 5 3,49 0,057 2- Có nhiêu nơi tổ chức trò chơi, giải trí truyền

thống địa phương 1 5 2,96 0,056

3- Hệ thống hạ tầng tại Phú Quốc có chất

lượng tốt 1 5 3,47 0,049

Các khu vui chơi, giải trí – KGT 1 5 2,97 0,052

1- Chi phí vui chơi, giải trí hợp lý 1 5 2,86 0,044

3- Du lịch sinh thái ấn tượng 1 5 2,95 0,050 4- Các hoạt động vui chơi, giải trí khá hấp dẫn 1 5 3,17 0,052

Ẩm thực địa phương - AT 1 5 3,14 0,047

1- PQ có nhiều loại đặc sản địa phương 2 5 3,80 0,046 2- Đa dạng trong phong cách ẩm thực, chế

biến 2 5 3,48 0,053

3- Hải sản có nhiều chủng loại 1 5 2,13 0,041

Văn hóa xã hội – VH 1 5 2,69 0,056

1- PQ có nhiều địa danh di tích lịch sử 1 5 2,68 0,059

2- Phong tục văn hóa PQ mới lạ 1 4 2,35 0,042

3- Các làng nghề truyền thống độc đáo 1 5 2,90 0,054 4- Các bảo tàng, phòng trưng bày phong phú 1 5 2,48 0,076 5- Các cơ sở tâm linh,thờ tự tại PQ ấn tượng 1 5 3,06 0,049

Môi trường thiên nhiên – TN 1 5 2,72 0,056

1- Vị trí địa lý PQ thuận tiện du lịch 1 5 3,09 0,061

2- PQ có đa dạng địa hình 1 5 2,34 0,052

3- PQ có nhiều bãi biển hoang sơ, hấp dẫn 1 5 3,14 0,066 4- PQ có môi trường không khí trong lành 1 4 2,32 0,046

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương này, tác giả tiến hành phân tích đặc điểm mẫu điều tra với số mẫu hợp lệ đủ điều kiện đưa vào phân tích là 229 mẫu. Tác giả đã kiểm định các thang đo, phân tích mô tả, phân tích các nhân tố của hình ảnh điểm đến tác động đến ý định quay lại của du khách. Qua phân tích nhân tố EFA và loại các biến không hợp lệ của thang do hình ảnh điểm đến (HADD). Qua kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 6 nhân tố đại diện cho hình ảnh điểm đến tác động tới ý định quay trở lại Phú Quốc của du khách.

Thang đo hình ảnh điểm đến có 6 nhân tố được rút ra và đặt tên gồm (1) Môi trường tự nhiên; (2) Yếu tố con người; (3) Văn hoá xã hội; (4) Các khu vui chơi giải

trí; (5) Ẩm thực địa phương và (6) Hạ tầng du lịch . Các nhân tố này giải thích được 72,153% sự biến thiên của dữ liệu.

Sau kết quả phân tích nhân tố và phân tích thống kê mô tả tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết, phân tích hồi quy kết quả thu được là thứ tự ảnh hưởng các nhân tố của HADD đến YDQL Phú Quốc của du khách là:

1- Hạ tầng du lịch

2- Các khu vui chơi, giải trí 3- Yếu tố con người

4- Môi trường thiên nhiên 5- Ẩm thực địa phương 6- Văn hóa xã hội

Đây là kết quả khẳng định sự phù hợp với các cơ sở lý thuyết mà tác giả đã xây dựng ở các chương trước.

CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Mục đích chính của luận văn này là tìm hiểu xem du khách đánh giá như thế nào về chất lượng của các khía cạnh khác nhau hoặc các thuộc tính liên quan đến hình ảnh của điểm đến du lịch Phú Quốc, sự trung thành có chủ ý của họ trong việc trở lại đây du lịch. Thứ hai là điều tra những "hình ảnh" là quan trọng nhất để giải thích YDQL của du khách khi đến thăm Phú Quốc, có ảnh hưởng như thế nào trong việc sẵn sàng quay trở lại. Cuộc điều tra được thực hiện tại huyện đảo Phú Quốc và sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 229 du khách. Trong nghiên cứu này, tất cả công cụ được sử dụng để đo lường các cấu trúc trong mô hình khái niệm đã được kế thừa từ những nghiên cứu trước đây và được chỉnh sửa lại cho phù hợp với đặc điểm của huyện đảo Phú Quốc. Các kỹ thuật được thực hiện bởi phần mềm thống kê học SPSS 16.0. Đặc biệt, việc phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để khám phá cấu tạo của mỗi cấu trúc trong mô hình khái niệm; Phân tích chủ yếu là hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo, độ tin cậy của cấu trúc và phương sai trung bình được trích xuất từ các mô hình đo lường. Phần tiếp theo sẽ đề cập đến kết quả chính của nghiên cứu và thảo luận về kết quả, những giải pháp cũng như những hạn chế và nghiên cứu trong tương lai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 103)