Gửi gắm tâm sự cá nhân

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 86)

Trong Mỹ học, đề cập đến thơ trữ tình, Hêghen cho rằng nguồn gốc và điểm tựa

của nó là ở chủ thể, và chủ thể là người duy nhất, độc nhất mang nội dung. Hơn cả thế, thơ ca còn là phiên bản trung thành và sáng tạo của nhà thơ. Thi sĩ là nhân vật chính,

cái tôi bao quát toàn bộ sáng tác. Như vậy, sáng tác thơ là giải tỏa nhu cầu tự biểu hiện, là thôi thúc dồn dập, mãnh liệt bên trong do những tác động bên ngoài giục ép. Bởi thế, như Gơt quan niệm, nếu lời thơ không xuất phát tự con tim, thì chẳng bao giờ anh nối được tim lại cùng tim. Chiếu rọi đặc trưng chung của nghệ thuật thi ca vào ba tập thơ Di cảo thơ của Chế Lan Viên, ta nhận thấy “Di cảo thơ là tập đại thành của những suy nghĩ về đời thơ mà tác giả là chủ thể, là người trải nghiệm.” [10, tr.32]. Phần lớn sáng tác trong Di cảo được Chế viết cho riêng mình như điểm tựa tâm hồn đỡ nâng khoảng chênh lòng vào cuối đời. Theo Huỳnh Văn Hoa, nhân vật của ông thường có hai bước: bước một – “đối bóng”, bước hai – “đối thoại” [58, tr.52]. Trong Di cảo, bước đối bóng vẫn chiếm số lượng lớn. Thực ra, đối thoại, dẫu với ai, vẫn tồn tại cuộc trò chuyện, chất vấn ngầm cùng cái Tôi hỗn mang tâm sự. Có sự vận động không ngừng trong tư duy nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Đoàn Trọng Huy cho rằng: “Vẫn tư thế công dân, chiến sĩ nhưng nổi bật thêm tư cách nhà thơ, người tình. Nhất là những năm cuối đời, hiện lên rõ nét một triết nhân đầy suy tư, chiêm nghiệm.” [27, tr.275].

Viên Tĩnh Viên lòng Chế trở thành đối tượng nghệ thuật, thành khối rubic cho Chế

xoay trăm chiều để nghiệm suy và sáng tạo, nhưng có lẽ, nghiệm suy nhiều hơn sáng tạo mà nhờ vậy, nghiệm suy thăng hoa cùng sáng tạo.

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 86)