Suy nghiệm về thời gian

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 78)

Theo Horace, minh triết là khởi nguyên và nguồn gốc của văn hay. Di cảo thơ giá trị với thời gian cũng nhờ Chế Lan Viên đã minh triết hóa cảm thức và ám ảnh về thời gian vào những năm cuối đời. Trong ba tập thơ, thời gian được thể hiện với nhiều cung bậc, khi là “thời gian nước xiết”, “thời gian ồ ồ”, “thời gian ri rỉ”,“thời gian ùa nước

lũ”, khi thì “thời gian cuối cùng”, “trọng tài thời gian”, lại khi“thời gian đang dồn anh vào chân tường”, “thời gian giết lặng lẽ không dao, không đổ máu”… Trước thời

gian vô cùng, phận người hữu hạn phải đối diện với “chuyến xe không có khứ hồi”, “Vùng Quên”, “sông Mê”, “bến Lú”… Cảm thức thời gian là sợi chỉ khâu suốt hành

trình thơ Chế. Tuy nhiên, mỗi thời có một màu sắc riêng. Trước 1945, thời gian thơ khép kín, tách biệt với thời gian lịch sử xã hội, đó là thời gian tâm trạng mang tính tiêu cực : “Thời gian của hạnh phúc đã mất, thời gian của hủy diệt đang chờ.”. Sau 1945, thời gian thơ trở về miền hiện thực, đó là thời gian sự kiện, lịch sử xã hội mang kích tấc vĩ mô, trong đó, thời gian cá nhân gắn liền thời gian lịch sử. Đến thời Di cảo, thời gian không chết nghẹn nơi quá khứ, hay rộn vui cùng hiện tại mà được đúc thành khối chiêm nghiệm bao bọc bởi suy tư về muôn thuở phận người. Hơn lúc nào hết, nhà thơ thấm thía ý nghĩa thời gian đời người trong những năm cuối. Đó là thời gian tâm trạng, cảm xúc, suy tư. Thời gian thành hình tượng nghệ thuật quan trọng trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên. Chế cấu tứ thời gian gắn với khái niệm, trong đó thời gian như một hình tượng tư tưởng để triển khai luận đề chính luận hoặc triết luận.

Về cơ bản, thời gian trong Di cảo thơ mang gương mặt khắc nghiệt, hủy diệt. Bản chất thơ không chỉ khơi sâu sự vật hữu hạn để tìm ra vô hạn mà còn truy đuổi vô hạn rồi đau thấu nhận ra lẽ hữu hạn của phận người, kiếp đời. Xoáy sâu vào mạch thơ Di cảo là dòng Thời gian nước xiết: “Ngẩng lên nhìn tóc xanh chưa hoa râm đã bạc ngang đầu,/ Chưa tỉnh dậy, hoàng hôn đã tối.”. Thời gian nghiệt ngã vẫn truy cùng

ám tận mảnh hồn nhạy cảm của thi sĩ muôn đời. Cùng đau tiếc bởi thời gian với thi nhân muôn thuở, Chế có cách diễn đạt hiện đại và ám ảnh khi so sánh ngày đêm như đôi trai gái, đánh vành xe mặt trăng – mặt trời đuổi nhau. Giọng thơ tưởng hóm hỉnh, vui đùa thực ra chát chua nhận thấu: “Chúng chơi đùa thế mà đời ta, ta đánh mất/ Khi

đã kiệt sức rồi, chúng còn muôn thuở đuổi theo nhau.” (Đuổi nhau). Khi nhìn sự hủy

diệt, tàn phai của “bóng ngựa hồng”, “tiếng còi tàu”, “chấm chim bay”, nhà thơ chua xót nhận ra: “Bay đi rồi, ta biết đó là ta.” (Cái đi qua). Cái - chết - ta hiện hữu ngay

trong hoại diệt nơi mỗi phận đời. Cảm thức vô thường nhà Phật thấm đẫm trong triết nghiệm của Chế nhưng không vì vậy mà phai màu hiện thực, ngược lại, nó còn đạt đến tuyệt cùng hiện thực khi thâu tóm chân xác qui luật đắng chát nhưng rất thật của cuộc đời: mỗi khắc trôi là một - chút - ta vơi đi. Con người chết dần ngay khi đang sống

riêng mình, dẫu cao vợi hay tầm thường, dẫu triết lí của “sương” hay “mạng nhện”,

thì tất cả đều có “một kẻ thù chung, một giặc dữ: Thời Gian.” (Hạt sương và mạng nhện). Chúa Trời với quyền năng vô tận tưởng chẳng gì hủy diệt được vẫn có thể tự

hoại mình bằng vũ khí thời gian: “Cách phủ định tốt nhất là đẻ ra Thời Gian/ Thời gian sẽ giết chết tất cả những gì Người sinh trưởng” (Ngày của Chúa). Thậm chí,

ngay những đối tượng tưởng đang phơi phới trước dòng chảy nghiệt ngã này vẫn bị chết mình theo một cách nào đó: “Sắp năm khác rồi/ Cây bàng lá đỏ/ Cây bàng năm

trước đó/ Nhưng tháng ngày khác rơi.” (Bàng năm khác). Đúng là “Thời gian giết lặng lẽ, không dao, không đổ máu,” (Thời gian (3)). Trong Di cảo thơ, “Mỗi bài thơ

như một lời nói cuối cùng trước vành móng ngựa của thời gian. Không bi quan. Không lạc quan mà là chiêm nghiệm. Những chiêm nghiệm trần trụi, không màu mè mỹ tự nhưng sâu sắc.” (Vũ Quần Phương ) [27, tr.454].

Trước dòng thác thời gian cuồng nộ, có hai cách ứng xử phổ biến, hoặc buông mình cho nước cuốn hoặc lội ngược dòng tìm cách thoát thân. Chế không bi quan buông xuôi cũng không vô minh chống đối. Ông đóng thuyền thơ nương dòng đi tới, tới trăm năm… Con thuyền thơ của ông chủ động với thời gian ở tư tưởng lạc quan dẫu dòng tháng ngày nghiệt ngã. Trước thời gian trôi chảy, ngày tháng nhòa nhạt, nhà thơ luôn tự động viên mình và khích lệ đời: “Việc gì phải đau! Hãy chấp nhận và

cười!”, “Không tồn tại sẽ bỗng nhiên tồn tại,/ Đang héo tàn, vũ trụ sẽ sinh sôi.” (Hỏi? Đáp). Nhà thơ chua xót nhận ra sự vơi cạn của tháng ngày, nhưng không vì vậy mà bi

quan, chán chường, ngược lại, ông lạc quan chấp nhận, thậm chí đón nhận qui luật cuộc đời. Bên cạnh quan niệm thời gian đơn tuyến, Chế còn nhận ra qui luật tuần hoàn của đời sống: “Đừng buồn đêm phù du/ Đã có ngày bất tử/ Bình minh lên hằng bữa/

Như chim gù cúc cu.” (Đêm và ngày), “Phải có tro thì mới có ngày ngọn lửa hồi sinh/ Có quá khứ, có ẩn tàng, có lãng quên, kỷ niệm…/ Có tro tàn như vải liệm/ Phủ lên những gì đã cháy, những hoàng hôn và cả những bình minh.” (Promethee (2)). Thời

gian chảy trôi không khiến hoại diệt mà làm chuyển hóa, đổi thay. Chế nhận chân nhịp điệu năm tháng: “Ồ ồ cũng thời gian, mà ri rỉ triệu năm im lìm thạch nhũ cũng thời gian/ (…) Chỉ phút giây hiện tại trước mắt này cũng đã cho anh hạnh phúc, nụ cười và nước mắt lo toan.” (Ngày nào việc nấy). Tư tưởng ánh ngời tinh thần tỉnh thức của

nhà Phật khi ý thức sống trọn vẹn, chất lượng với khoảnh khắc hiện tại cùng mọi cười khóc, buồn vui. Nhận chân hiện thực bản chất thời gian, Chế nhắc ta sống nhân văn hơn với đời. Nhà thơ còn dành những vần thơ tâm huyết để động viên mọi người sử dụng trọn vẹn, hữu hiện giá trị thời gian. Trước tiên, con người cần chủ động, ít nhất là không để thời gian gặm nhắm đời mình: “Đừng như người đàn bà góa trong căn nhà

mối mọt, đêm nghe nó gặm/ Mà bất lực chả làm gì được với tiếng kêu trong gỗ như thời gian liên tục nghiến/ Có lẽ tốt hơn là chỗi dậy, chong đèn xay cối lúa,/ Tiếng cối xay ù ù kia dẹp tan tiếng mọt gặm chân tường.” (Hai thứ tiếng). Càng thấu tận lẽ cay

nghiệt tháng ngày, con người càng cần kiến tạo và sáng tạo thời gian: “Hãy kiến trúc

thời gian thành hạt muối.” (Tiếng bể). Cách cải tạo hữu hiệu và thiết thực nhất là nêm

mặn đời mình giữa dòng ngày nhạt loãng. Giá trị nhân văn ánh ngời trong bài học về lí tưởng chất lượng hóa đời sống mà Chế gói ghém nơi những vần thơ mộc sáng. Chế ngộ rõ tháng năm đã quá đủ cay nghiệt, con người không nên “đồng lõa, trợ lực với

thời gian để hủy diệt ta thêm/ Ngăn con đê ùa vỡ bằng các câu thơ mệnh yểu/ Hay trồng một nhành cây buông trái ngọt bên thềm.” (Thời gian xuôi chảy). Đó là cách

con người hòa hợp, thậm chí tận dụng thời gian để nêm nếm ý vị đời mình. Anh không nên biến mình thành nạn nhân để “Mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây,/ Thấy thời gian đang

dồn anh vào chân tường”, Chế nhắc ta làm chủ thời gian, không chỉ vậy, còn phải

nhận ra cốt lõi đời mình để không bị thời gian làm nhòa mắt. Với Chế, “thơ là cốt lõi/

Là trái tim anh móc lại/ Cho đời.” (Dồn vào chân tường). Muối thời gian, ông chưng cất thành thơ để nêm “mặn lòng những kẻ thích vô tư”. Tiến xa hơn, Chế còn ý thức

về sự kế thừa, tiếp nối của nhân loại trong dòng thời gian: “Sau anh còn mênh mông

nhân loại,/ Đừng nghĩ mình là người đi cuối,/ Phải để lại dấu chân, nhành cây, viên sỏi…/ Cho người theo sau không cô đơn/ Khi gặp dấu chân anh, người đi trước,/ Họ lại để một cành hoa tiếp tục lên đường.” (Sau anh). Càng tin mình không đơn độc giữa chuyến đời, mà hành trình ta đi là sự tiếp nối người đi trước và chuẩn bị hành trang cho kẻ đi sau, con người càng có trách nhiệm với cuộc sống và chính mình. Và càng có nhiều người ngộ được chân lí ấy thì cuộc đời càng có thêm những chủ nhân thay vì nạn nhân của dòng ngày trôi chảy. Với quan niệm tích cực về thời gian, Chế đã góp phần khơi sâu mạch nguồn tiến bộ trong cảm thức tháng ngày của nhân loại.

Không trôi chảy, loãng tan, thời gian trong thơ Chế dẫu khắc nghiệt nhưng không ngừng tái sinh trong sự phát triển, vận động vô tận của đời sống. Triết học thời gian trong Di cảo thơ mang màu sắc hiện đại, chủ động giảm tính chất kinh viện, tù đọng so với thơ xưa. Theo hồi ức của Vàng Anh, con gái Chế Lan Viên, nhà thơ “luôn luôn tất bật, yêu hoa cỏ nhưng chưa bao giờ dám bỏ hàng giờ ra để ngồi uống trà thưởng hoa. Cha sợ những quán cà phê, nhìn chúng như nhìn những nấm mồ chôn thì giờ.” [30, tr.379]. Văn là người, thơ là tấm gương phản chiếu cách sống, quan niệm sống, ý thức sống của nhà văn trong đời thật. Một người sống chất lượng và trọn vẹn như Chế Lan Viên thì quan niệm về thời gian trong thơ không thể không ánh ngời hiện thực nhân văn.

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)