Băn khoăn, suy tư về thực trạng sau chiến tranh

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 48)

Xét về thời đại, thơ chiến tranh trong Di cảo là thơ hậu chiến vì chúng ra đời khi đất nước cơ bản hết chiến tranh, dù công cuộc giữ gìn biên giới và giúp nước bạn vẫn còn đổ máu. Nhà thơ có khoảng lùi thời gian để chiêm nghiệm, suy tư về chiến cuộc. Thơ hậu chiến trong Di cảo soi chiếu thương tổn chiến tranh ở góc độ chân và thật

hơn. Mất mát sinh mạng nhiều người đã nói, nhưng vết thương âm ỉ đáy hồn người từ cuộc chiến trở về thì đến thời Chế Lan Viên vẫn chưa nhiều người mạnh dạn khai thác vấn đề nhạy cảm này. Thanh Thảo trong Những người đi tới biển, Hữu Thỉnh trong Đường tới thành phố cũng có bàn đến nhưng Chế Lan Viên có cách tiếp cận đặc trưng.

Bài thơ Ai? Tôi! thu hút sự quan tâm của nhiều người và có nhiều cách hiểu khác nhau. Nguyễn Bá Thành cho rằng tác giả “oán trách thơ mình đã cổ vũ mọi người xông lên trận chiến (…). Tình cảm của ông trong những bài thơ đó trở lại với tinh thần nhân đạo chung chung của Điêu tàn.” [1, tr.410]. Còn Phạm Quang Trung quan niệm: “Ở đây có sự “phản tỉnh”, “sám hối” không? Tôi cho là có…” [61, tr.226]. Bài thơ nói đến sự hi sinh đẫm máu Tết Mậu Thân (1968): “Mậu Thân 2000 người xuống đồng bằng/ Chỉ một đêm, còn sống có 30”. Tác giả nhận trách nhiệm đầu tiên, lại còn chịu

đến hai lần. Thơ ca chỉ góp phần động viên gián tiếp, lại là đối tượng mạnh dạn nhận lỗi trước nhất. Còn những người trực tiếp chỉ huy cuộc chiến? Bài thơ rung báo lời cảnh tỉnh ý thức trách nhiệm người đời trước vận mệnh lịch sử. Không dừng lại ở đó, từ cuộc chiến, nhà thơ độc bước đến thời hậu chiến rồi tiếp tục ăn năn, sám hối tội lỗi không của riêng mình: “Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm/

Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ/ Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ/ Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!”. Thơ ca lại đa mang vơ vào mình

trách nhiệm: “Ai chịu trách nhiệm vậy?/ Lại chính tôi!/ Người lính cần một câu thơ

giải đáp về đời/ Tôi ú ớ.”. Bài thơ vừa đậm tính nhân văn với trách nhiệm cao cả của

thi nhân trước cuộc đời, phận người; vừa giàu chất hiện thực khi vạch ra thực trạng cay xót về những người ra khỏi cuộc chiến trở nên lạc lõng ở thời hậu chiến. Vấn đề cấp bách đặt ra là đời sống người lính sau cuộc chiến cần được quan tâm chu toàn từ mọi phía chứ không phó thác vào sự bất lực của nhà thơ. Những vần thơ này tiếp mạch

thơ giai đoạn trước, từ đó đi sâu, có lí có tình hơn. Điều này chứng tỏ con người và thơ Chế Lan Viên nhất quán chứ không hề “hoài nghi”, “sám hối”.

Không chỉ người lính sống sót qua cuộc chiến mà còn nhiều số phận đi qua chiến tranh cần được quan tâm: “Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông bạc tóc/ Nhớ một cô gái chèo

đò vượt lửa qua sông.” (Thời thượng). Thực trạng đau lòng thời hậu chiến là quá khứ

vẫn sừng sững vinh quang và thăm hẳm thương đau mà những chứng nhân thật nhất của quá khứ đã chịu cảnh lạc lõng, buồn tủi trong thời cuộc đáng ra họ được tôn vinh, trọng vọng. Có những trường hợp không được ghi ơn mà còn bị đối xử bất công: “Có

những người lấy sinh mệnh mình, thân thể mình/ Giữ một gốc cây/ Giữ một mống cầu…/ Họ là thủ môn/ Chết rồi con giữ khung thành/ Mà ta đồng đội/ Lẽ nào ta lại sút thủng khung thành của họ” (Thủ thành). Sử dụng hình ảnh mang tính tượng trưng đắc địa, tác giả thâu kết thực trạng nghiệt ngã đương thời: sự vong ơn vênh mặt trước bao thành quả. Đất nước mở cửa, những tân giá trị ùa vào làm con người choáng ngợp, loay hoay, và lạc mất chân giá trị truyền thống một con người, một dân tộc. Từ thực trạng đau lòng đó, Chế Lan Viên tự nhủ: “Nhớ ơn những người chưa kịp kết tinh ngọc

của mình/ Anh trai ngọc, họ mới chỉ là máu rỏ/ Họ ra đi với một đời dang dở/ Ở một trọng điểm chiến hào nay cũng vô danh” (Nhớ ơn). Thì ra “trai ngọc” mình đang có

cũng nhờ một phần “máu rỏ” của người “vô danh” đi trước. Họ ra đi khi máu chưa

kịp thành ngọc, nên cái vô danh đến chết vẫn ngậm ngùi. Những bài thơ hậu chiến của

Di cảo ẩn tàng nơi sâu thẳm những “đối thoại mới” theo hướng đạo đức - thế sự.

Không khơi sâu vào vết thương với vẻ bi tráng của số phận cộng đồng hay nhấn mạnh mặt trái tha hóa của nhân cách như một số cây bút cùng thời, Chế chọn hướng định giá mới: chiêm nghiệm hi sinh, cân lại “giá máu”, triết lí về cảnh giác sau chiến tranh:

“Tội ác đang còn tại ngoại tự do” (Calley, Sơn Mỹ tháng 3-68).

Chiến tranh là đề tài muôn thuở của văn chương, đặc biệt với những tác phẩm xem giá trị nhân văn hiện thực là sinh mệnh. Khúc thơ về đề tài chiến tranh trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên nặng trĩu tình người, tình đời. Chúng từ đời đau thấm vào

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)