Suy nghiệm về cái chết

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 82)

Trần Mạnh Hảo cho rằng, đến cuối đời, “Người làm vườn vĩnh cửu” Chế Lan Viên vẫn không sao thoát khỏi “ám ảnh siêu hình”. “Bởi vì, cái siêu hình kia nó không nằm ở ngoài ông, mà nó tồn tại, nó tổng hành dinh trong chính tâm hồn ông” [28, tr.176]. Cái chết, với Chế Lan Viên, là tên gọi thứ hai của cõi siêu hình. “Xứ không

màu” ấy bám riết tâm trí nhà thơ đến nỗi nó xuất hiện thường trực trong ba tập Di cảo

như một ách nặng. Tuy vậy, cái chết không xô Chế xuống vực bi quan, tuyệt vọng mà nâng ông lên đỉnh nhân văn hiện thực, khi từ hủy diệt nó vực dậy hồi sinh, lí tưởng cống hiến cùng khát khao sống chất lượng trong từng sát-na đời, nơi cõi lòng của kẻ tử tội thi nhân đang đối diện với bản án thời gian nghiệt ngã. Thời gian trong Di cảo thơ vẫn hiện nguyên hình vẻ cay nghiệt. Tên tội đồ sắp lên pháp trường thời gian ấy trở nên bé nhỏ, côi cút trước dòng tháng ngày. Cảm thức về cuộc Đánh bài sinh tử của kiếp người, nhà thơ đắng xót nhận ra: “Ném bài vào huyệt hư vô mặc nó/ Ta là con bài

mà bóng tối chơi ta”. Trong cuộc bài ấy, ta không là người thắng, cũng chẳng được kẻ

thua, bởi ta mang phận quân bài bị thời gian điều khiển. Dẫu tiến hay lùi, thắng hay thua thì cuối cùng: “Giấu che cái chết/ Đưa người vào lò/ Chiều đến nhặt xương như

ta nhặt thóc/ Tai ương, hạnh phúc, ước mơ, bao nhiêu xương thịt tâm tư một đời/ Khét lẹt bay lên trời mây đục.”. Bản chất của cái chết vốn là hủy diệt, mất mát, cái chết hiện

lên trong những vần thơ Di cảo với gương mặt cay nghiệt: “Trái đất, ăn một miếng trái ấy rồi, không ăn nữa, nghìn năm” (Một lần). Với con người, chết là hết nhưng với

Quả đất này, sự ra đi của ta chẳng ảnh hưởng chút nào đến lẽ đầy vơi: Trái đất “mất

anh như mất một hạt bụi có nghĩa gì?”. Thật ra, cái chết của một cá nhân không còn là

bi kịch riêng anh ta, nó đã thành mất mát chung cho toàn nhân loại bởi: “Anh ở trong

loài người như sợi chỉ trong bức thêu chằng chịt/ Thế nhưng hư vô sẽ rút sợi ấy đi lúc nào chả biết”, “Bi kịch đâu chỉ sợi chỉ anh mà/ Cả tấm thảm kia trong nơ-tơ-rôn hay một trận băng hà.” (Sợi chỉ). Sự ra đi của anh càng giúp cái chết vênh mặt vì sức mạnh vô song của nó. Và chừng nào cái chết còn ngẩng cao đầu thì chừng ấy con người còn cúi đầu chát đắng. Chuyến xe thời gian khắc nghiệt cứ thế lạnh lùng lướt qua từng phận người, từng thế hệ. Đang còn trên chuyến xe này, nhà thơ đã thấu tận sự vắng mình nơi chuyến xe sau: “Chuyến xe sau không còn anh nữa/ Xe vẫn chạy nghìn

đời chỉ vắng anh thôi./ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… từng đi chuyến trước,/ Những chuyến xe không có vé khứ hồi.” (Chuyến xe). Thậm chí, có khi anh còn dừng giữa

đường dẫu chưa đến đích, chưa kịp cúi chào những kẻ đồng hành. Đó là khi con nhặng xanh “thấy xác chết thì bâu” chính thức bay vào đời anh, dẫu “hằng ngày anh đâu thấy nó/ Nhưng suốt đời, chẳng phút giây nào nó chẳng đợi chờ anh”. Trớ trêu thay, “Cái hôi thối của ta, ta chưa thấy/ Nó đã thấy rồi, từ thuở…/ Còn cái thơm tho của tuổi tên, danh vọng, của các vòng hoa.” (Con nhặng xanh). Con nhặng xanh nhơ nhớp nhưng thật minh triết khi ngộ được dơ bẩn trong thơm tho, rỗng tênh trong đúc đặc, lu mờ trong chói lói hào quang. Mà có thể cũng chẳng minh triết gì, chẳng qua nó chính là cái chết, mà bản chất cái chết là qui mọi lẽ về hướng hư vô. Cái chết hư vô hóa nỗi nhớ, vênh mặt cùng lãng quên : “Rồi ta sẽ lạ nhau như hai hòn đất lạ/ Chỉ vì

uống vào dòng lãng quên” (Rồi ta sẽ lạ nhau). Di cảo thơ nói nhiều về quên lãng. Nỗi

quên có nhiều tên: lãng quên khi đang tồn tại, lãng quên theo thời gian, lãng quên vì không thể gợi nhớ…Nhưng thật ra, bị lãng quên chưa hẳn là nỗi đau lớn nhất của người ra đi, có khi được nhớ, theo một cách cay nghiệt nào đó, lại đau hơn rất nhiều. Chế tưởng tượng rằng, khi anh từ giã cuộc đời, “Người ta cho anh một cái mặt nạ thiên thu vĩnh cửu”, “Nếu người ta yêu, họ sẽ cho anh thêm nét mày lá liễu,/ Hạt nốt ruồi son phúc hậu bên cằm,/ Nếu họ ghét anh họ sẽ băm vằm/ Nhiều nét hằn/ Trên mặt anh rách xé” (Mặt nạ). Những thương ghét người đời dành cho ta sẽ thay ta đi trọn

cảo là cảm thức tiếc nuối vô hạn nhưng cũng bình nhiên tĩnh tại. Viết cho mình mà

như viết cho cả kiếp người, vượt khỏi giới hạn dân tộc, thơ Chế Lan Viên thuộc về nhân loại.

Thời gian trong thơ Chế Lan Viên mang gương mặt diệt vong, mất mát. Nhưng nó còn góc mặt khác là sự chuyển hóa đổi thay, mà theo ngôn ngữ nhà Phật là luân hồi, tái sinh. Lấy chính đời mình suy nghiệm, Chế tin rằng: Khi chẳng còn mình nữa thì “Một chút nắng xao ở đầu ngọn gió/ Là ta ấy mà, ai có biết đâu ?”. Sự ra đi của anh không đặt dấu chấm hết mà chỉ là sự hóa chuyển: “Những bạn bè yêu anh sẽ gặp

anh trong cỏ/ Trong hạt sương, trong đá…/ Trong những gì không phải là anh.”. Chế

tin rằng: “Anh tồn tại mãi/ Không bằng tuổi tên, mà như tro bụi,/ Như ngọn cỏ tàn đến

tiết lại trồi lên.” (Từ thế thi ca). Niềm tin ấy không hoàn toàn xuất phát từ quan niệm

Phật giáo, mà quan trọng hơn, nó được nhen nhóm từ con tim yêu tha thiết, từ khát khao được gắn kết với đời. Rồi anh sẽ hồi sinh với “buồng trứng mới và chòm sao mới.” (Sẽ sống), có một sinh mệnh mới, nhưng yêu dấu, buồn vui mà anh và đời trao

nhau trong kiếp sống này thì mãi hiện hữu, theo một cách nào đó, dẫu phải khác xưa. Ý thức về sự tái sinh, chuyển hóa không chỉ để tự động viên mà còn nhắc mình, nhắc đời sống nhân văn hơn, trọn vẹn hơn, đối đãi tốt hơn với mọi người ta gặp trong đời bởi: “Họ có khóc, ngỡ đấy là lệ họ/ Không hay nhân loại nằm dưới bề sâu” (Người mai sau). Những năm cuối đời, thơ Chế đẫm mùi Thiền, đậm Sắc Không, đặc hư vô và

tồn tại. Chừng nào con người còn ý thức cao độ về cái chết thì chừng ấy những sắc vị kia còn dậy tỏa, ý vị nhân văn hiện thực còn lặng lẽ dâng đời.

Nhìn thấu góc mặt đa chiều của cái chết, con người trở nên tự tại và điềm nhiên hơn: “Thôi không còn chờ mùa hoa phía trước/ Mà ngoái đầu nhẩm lại các mùa hoa

phía sau/ Đấy là qui luật/ Nhận mà không đau” (Các mùa hoa). Suy tưởng từ hình

ảnh đôi nam nữ giao hoan trên nắp thạp đồng Đào Thịnh, nhà thơ chiêm nghiệm:

“Sống trên nắp thạp, chết về trong đáy thạp/ Buồn làm chi? Cuộc sống sẽ tuần hoàn”

(Thạp đồng Đào Thịnh). Ví đời như trò chơi, Chế nhận ra “Ta đang đùa với Vô Cùng/ Dẫu ta chỉ là khoảnh khắc/ Tội gì buồn bã vô công/ Cứ chơi cho đến hết sòng/ Xóc lại ván bài chơi tiếp” (Trò chơi). Thản nhiên đón nhận cái chết, khúc thơ Di cảo vỗ về

khúc hát mộng mơ của chàng trẻ tuổi còn dư dả bao nhiêu “mùa hoa”, khúc thơ này được Chế viết khi Thần Chết đã lăm le ngoài cửa. Điệu thơ vút cao tinh thần lạc quan, không chỉ vậy, còn đằm sâu sự thấu triệt lẽ đời. Đâu chỉ vậy, Chế còn tặng đời bài học ý nghĩa, hữu ích về sự sống lẫn cái chết. Soi vào cái chết ánh sáng của nhiều quan niệm, từ triết học hiện sinh, đến tôn giáo, sang cả chủ nghĩa Mác, cuối cùng, Chế “đạp

lên siêu hình và bớt nghĩ về ta/ Thế là yên chuyện.”. Những câu thơ đời thường mà ẩn

tàng bài học giá trị về sự đơn giản hóa trong đời. Quan niệm miền chết như Quê cũ,

con người sẽ bình thản và nhẹ lòng hơn khi kịp buông bỏ những gì không thuộc về mình: “Tôi thu dọn đời mình như người sắp về quê cũ/ Chả cần gì thêm/ Chừng này

đã đủ/ Chừng này thương, chừng này giận dữ,/ Chừng này hoa, chừng này bão tố,/ Để bình yên.”. “Chừng này đã đủ”, cái đủ của Chế không hẳn là đủ trong quan niệm

“Thiểu dục tri túc” của nhà Phật mà là đủ của một người hài lòng với chính đời mình, với lẽ cho - nhận của ta với đời. Chủ động và tích cực, Chế không nhìn cái chết một chiều mà trọn vẹn hóa góc nhìn bằng hai chiều suy nghiệm. Chiều thứ nhất là của người sắp ra đi nhìn về phía “không màu” để dự đoán nơi sắp đón mình. Chiều thứ hai của người từng ở ngoảnh lại chuyến đời để cố gắng xóa đi vế nhận chỉ còn dâng đời vế cho, cái cho dồn chứa tinh lực và tinh huyết cuối cùng của một phận đời : “Anh không

mang đi, anh chỉ còn để lại./ Để lại một câu thơ, một lời tạ tội/ Để lại những lời “Nhớ lấy!” hoặc “Quên đi!” (Để lại). Với thiêng mệnh thi nhân, anh chỉ có thể tặng lại cho

đời bài thơ đời anh, hay lời tạ tội của một kiếp đa mang, hoặc ít nhất là những lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của một đời nhờ thơ mà nếm đủ mặn đắng ngọt cay. Giá trị nhân văn hiện thực trong triết lí về cái chết trọn vẹn hơn khi Chế dung hòa được hai lẽ vì đời và vì mình. Quang gánh cái chết cân bằng bởi một bên là mong mỏi miền chết sắp đón mình sẽ bình yên, một bên là khát khao miền đời sắp vắng mình sẽ hạnh phúc: “Về phía bên kia nhẹ nhàng, không bối rối/ Để lại phía bên này hạnh phúc phía đằng sau.”

(Đến ngày). Và kẻ tử tù nơi pháp trường sinh tử, đã để lại cho đời lời nhắn nhủ cuối

cùng: “Sống không phải là ảo tưởng”, “Sống là điều đáng sống” (Ngôi đền lãng quên). Lời nói vang xa và vọng sâu vào mỗi hồn người, những tâm hồn sẽ chết nhưng

mãi sống. Ở đời thực, Chế Lan Viên đã hiện thực hóa quan niệm về cái chết trong lời dặn gia đình rằng đừng nghiêm trọng quá cái chết, cái đau, sống mà làm việc.

Cuộc đời, thời gian và cái chết là ba cột trụ chống đỡ mọi kiếp người. Giá trị nhân văn hiện thực ánh chiếu tập trung và rực rỡ nhất nơi ba phạm trù này. Bên cạnh đó, Di cảo thơ còn có nhiều vần thơ triết lí về tôn giáo, nghệ thuật, đặc biệt là “công việc làm thơ” (Xuân Diệu). Những đề tài này đã được nhiều công trình nghiên cứu công phu và thành công. Chúng tôi không dám và không nên dò dẫm đi lại dấu vết tiền nhân. Chỉ cần khẳng định, dù địa hạt tôn giáo tách trần hay nghệ thuật bay bổng, thì quan niệm của Chế Lan Viên trong Di cảo thơ vẫn bám chắc và buộc chặt mảnh đất hiện thực, từ đó bay lên vùng nhân văn cao vợi. Những vần thơ suy nghiệm trong ba tập thơ, dù đề tài gì, nhà thơ vẫn đem hồn mình hứng lấy hồn tạo vật, đón ánh triết lí náu bên trong, khơi mạch suy tư âm ỉ chảy trong lòng xôn xao sự vật. Mạch thơ réo rắt sự hùng biện du dương như cách nói của Voltaired của cái tài cao vợi với nghề và cái tâm sâu thẳm với đời.

Nhìn chung, Di cảo thơ của Chế Lan Viên có tình trạng đa diện, phức tạp, thậm

chí chồng chéo của nhiều góc nhìn về thơ ca, thời đại, thế thái nhân tình… Do đó, đôi khi, chúng rơi vào mâu thuẫn, thậm chí khủng hoảng, của chủ thể thẩm mĩ trong tham vọng giải thích những phạm trù vi mô lẫn vĩ mô. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, tổng hòa những quan niệm đối lập ấy là tư tưởng nhân văn hiện thực dày dạn. Với năng lực suy nghĩ dồi dào, tầm tư tưởng của một nhà triết học, nhà hoạt động chính trị trong sự sáng tạo của một nhà thơ, Chế đã dâng đời những vần thơ tinh hoa, là tinh chất cô đọng của trí tuệ và tình cảm. Sự cân bằng, hài hòa giữa triết lí và tình cảm làm nên vẻ đẹp đặc trưng cho thơ Chế Lan Viên nói chung và Di cảo thơ nói riêng. Mượn nhận xét của Tố Hữu về mối quan hệ cảm xúc và suy nghĩ trong thơ Nazim Hitmet và Bectôn Bretsơ: đốt cháy trái tim đến cùng nó trở thành trí tuệ đó là Nazim Hitmet; đốt cháy trí tuệ đến cùng nó thành trái tim, là Bectôn Bretsơ. Soi chiếu trường hợp thơ Chế Lan Viên nói chung và Di cảo thơ nói riêng, ta nhận thấy song hỏa trí tuệ và cảm xúc đến cùng, đó là Chế Lan Viên.

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)