Giọng điệu trăn trở, suy tư

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 136)

Triết lí, suy nghiệm là đặc trưng phong cách Chế Lan Viên ngay từ khi mới bước vào ngành văn cho đến lúc cuối đời. Phong cách ấy chi phối mạnh mẽ đến giọng điệu nghệ thuật. Từ tâm thế một người sắp từ giã cõi đời, Chế Lan Viên chủ động đổi giọng thơ. Di cảo có giọng thơ suy tư đơn lẻ, não nùng và có phần chua chát. Về cơ bản,

giọng thơ mang sắc thái an nhiên, bình đạm nhưng nhiều lúc không giấu được hoài nghi, hoang mang, thỉnh thoảng rơi vào trạng thái trầm uất. Trong Di cảo thơ, giọng trăn trở suy tư xuất hiện ở nhiều tác phẩm. Giọng điệu này thường gắn liền với nội dung suy nghiệm vấn đề bản chất con người. Suy tư ở đây thiên về trăn trở, day dứt, băn khoăn khi nhà thơ hướng đến các phạm trù chống đối với khát vọng sống và sáng tạo của con người như thời gian, cái chết… Dẫu hướng về những phạm trù triết học, nhân sinh lớn lao nhưng giọng điệu thể hiện lại mang nét bình dị, đời thường. Chủ thể

trữ tình không như một nhà hiền triết cao vợi mà hòa trộn vào mọi phận đời để suy nghiệm, chẳng cao cả cho ai, vì ai, mà cho mình, vì mình. Có khi đó là suy ngẫm giàu hình ảnh và bay bổng về cuộc đời từ một liên tưởng cụ thể: “Đèn như hạt thóc/ Đảo

tinh thần ở giữa đêm khuya” (Ngọn đèn), “Những câu thơ như hạt sương hạt móc đọng tờ sen” (Lá sen). Có khi, nhà thơ rút ra bài học sáng tạo nghệ thuật với giọng thơ

triết lí mà gần gũi như chia sẻ kinh nghiệm làm thơ: “Đánh giáp lá cà trong trận chữ/

Đừng lui vào thế thủ/ Bước đường cùng thì cũng phải đà đao/ Cái nhát thiên tài lóe ở cuối câu” (Đà đao). Có khi bằng giọng thơ suy tư sôi nổi, lôi cuốn, tác giả đúc kết

được bản chất nghệ thuật: “Voi trên rừng, trai đáy bể biết gì nhau/ Thế mà đối thủ, đối

thủ, ác thật!/ (…) Ngọc chọi ngà, ngà ra quái gì đâu?” (Đối thủ của voi). Cũng có

trường hợp giọng thơ suy nghiệm chan hòa cùng tình cảm bởi nhà thơ đã nhập cảm cả trí tuệ lẫn tâm hồn vào quá trình triết lí: “Ôi, cái tội của muôn đời thi sĩ/ Đem hồn đo

cho trời bể thêm sâu.” (Ngọc). Cũng có khi, nhà thơ suy nghiệm bằng giọng điệu thuật

kể khách quan mà tư tưởng được thể hiện như câu chuyện ngụ ngôn: “Những nhà thơ

bỏ các đề tài khoáng đạt/ Về trong phòng con ngột ngạt” (Đề tài), “Mùa Xuân vô thần/ Hoa làm tôn giáo/ Con ong ngoan đạo/ Mật vàng tìm ăn.” (Vô thần). Như vậy,

giọng thơ suy ngẫm trăn trở, bản thân nó, có nhiều biểu hiện đa đạng, sinh động và linh hoạt. Giọng thơ này, cùng với nội dung tư tưởng, góp phần thể hiện một yếu tố quan trọng thuộc về bản chất của giá trị nhân văn hiện thực là suy ngẫm những vấn đề thuộc về con người, cuộc đời. Qua giọng thơ đầy trăn trở, ta còn cảm nhận được phần nào lòng tâm huyết và tận tâm với cuộc đời, con người của nhà thơ.

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 136)