Trân trọng, tôn vinh vẻ-đẹp-Người trong chiến tranh

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 44)

Giá trị nhân văn hiện thực ở đề tài chiến tranh trong Di cảo thơ Chế Lan Viên biểu hiện đa chiều với nhiều mặt hòa kết làm nên chỉnh thể đa dạng trong thống nhất. Bên cạnh nội dung cảm thông, bênh vực nỗi đau và căm phẫn, lên án tội ác chiến tranh, Chế Lan Viên không quên dành những vần thơ đẹp và đời để ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp hồn người ngời sáng trong tăm tối chiến trận thương đau. Cuộc chiến càng khốc liệt, vẻ đẹp tâm hồn con người càng đáng tôn vinh, ngưỡng vọng. Đặt giá trị nhân văn tình người trên nền tảng hiện thực thời đại, với phong cách Chế Lan Viên đặc thù,

Di cảo thơ mang một vẻ đẹp riêng.

Trước hết, đó là vẻ đẹp của tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Thời

Hoa ngày thường - Chim báo bão, Ánh sáng và phù sa…, nhà thơ góp vào bản hợp

xướng chung giọng bổng dậy tự hào. Đến thời Di cảo, tinh thần nhân văn được thể

hiện gần gũi và hiện thực hơn: “Rét khuya tràn xuống lũng/ Người quắp người lấy hơi/

truyền thần sinh động, xúc động sự hi sinh lặng thầm, tinh thần tận hiến của người lính. Câu thơ “Bom đạn ấm hơn người” nhiều dư vị gợi nhớ đến câu “Đầu súng trăng

treo” (Chính Hữu). Hình ảnh biểu trưng cho chiến tranh (bom đạn, súng) được tài tâm

đặt cạnh biểu tượng, tính chất của vẻ đẹp thanh bình, tình người nhân hậu (ấm, trăng). Giá trị nhân văn hiện thực in dấu trong bài thơ bình dị, vừa hiện thực - đời thường, vừa thanh cao - phi thường. Vẻ đẹp dung hòa giữa hiện thực và lí tưởng. Không phi thực, vời xa, vẻ đẹp lòng người thời chiến được biểu hiện gần gũi, chân thực, đi từ đời vào thơ và từ thơ trở về làm đẹp cho đời.

Tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt là góc cạnh khác trong tâm hồn nhân văn hiện thực của người lính. Trước sự tàn phá của chiến tranh, không bi quan, tuyệt vọng, trái lại người lính còn hòa nhập, hòa hợp và hòa điệu với gian nguy: “Hố bom thành giếng mát/ Sợi tóc dài quá lưng/ Chải dần từng sợi một/ Cho bõ ngày gian truân” (Gội tóc nơi trọng điểm). Câu thơ nhẹ nhàng, không lên gân vẫn rắn rỏi, vững vàng sức

mạnh vô song của tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường. Chị em tận dụng hố bom thành giếng mát, cải hóa cái chết phục vụ thanh xuân. Họ biết sống chất lượng trong mọi hoàn cảnh. Trong năm tháng vất vả, những cô gái vẫn chăm chút “Sợi tóc dài quá lưng” bằng cách tỉ mẩn “Chải dần từng sợi một”. Chiến tranh không thể buộc họ bỏ

rơi tuổi xuân, thanh sắc. Họ biết hòa điệu giữa lẽ sống vì đời và vì mình. Nhờ vậy, họ đẹp trọn vẹn. Tiếng nói sâu sắc, mới mẻ của cõi lòng nhân văn hiện thực Chế Lan Viên ấm áp giữa những khúc thơ tôn vinh sự hi sinh quên mình vì đất nước. Liệu con người có thể tận hiến trọn vẹn không khi ngay bản thân, họ còn chưa lo được. Che Guevara lí giải bằng câu nói bất hủ: Hãy thay đổi mình, rồi mình sẽ thay đổi thế giới.

Đâu chỉ vậy, người lính còn tìm bình yên giữa thiên nhiên tạo vật. Nhà thơ khắc họa phẩm chất lạc quan của họ thật tự nhiên và chân thật: “Mùa gặt xong ta nằm thanh

thỏa/ Chỉ biết mùi rơm, quên cả tiếng bom gầm” (Rơm). Vẻ đẹp nhân văn hiện thực ánh ngời trong tâm hồn mà sự lạc quan, tình yêu cuộc sống ăn sâu, quyện chặt đến thường hằng tạo nên cảm thức lãng quên phi thường, thanh thoát. Cái đẹp thăng hoa ngay trong hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Không tách đời để đuổi theo vẻ đẹp toàn bích mà không thực, những vần thơ nhân văn hiện thực bám chặt thực tại để ngợi ca, tôn vinh chất nhân văn của con người.

Ở bài Bom và trăng, Chế Lan Viên vừa giúp ta cảm thanh điệu réo rắt của tâm hồn lạc quan vừa thấu vị “sắc - không” của nhà Phật: “Thức dậy vì tiếng bom/ Bỗng

gặp đêm trăng sáng/ Chói lòa trên sông vắng/ (…) Chỉ màu trăng là có/ Còn chiến tranh là không.”. Ta nghe ý vị Thiền đẫm trong từng sát-na thơ, những “sắc” -

“không” vô ưu, thuần khiết bừng tỏa và người lính trong “đêm trăng sáng” “trên dòng

sông vắng” như cư sĩ điềm nhiên, tĩnh tại đã giác ngộ được chân lí của nghiệp mình.

Đâu chỉ con người, sức sống còn lan tỏa đến cả thiên nhiên tạo vật. Nơi “xứ Lào

bom dội”, mặc “Tiếng khèn bị tiếng bom giết chết/ Những bầy voi đi về phía vầng trăng vẫn tiếp tục hành trình” (Xứ Lào). Cảm thức nhân văn hiện thực đậm đặc nên in

dấu đến cả cách nhìn và cảm thiên nhiên. Ngay mùi hoa đại tưởng mong manh, thoáng chốc cũng thách thức cả khốc liệt chiến tranh: “Mùi hoa đại chiến tranh không giết nổi.” (Không chết nổi). Hoa cứ vậy bền bỉ, từ tâm đợi người đi sơ tán: “Hương vẫn đón đường chờ ta trước ngõ đêm đêm”. Vẻ đẹp lạc quan chan hòa cùng ấm áp nghĩa

tình xua tan tối lạnh chiến tranh. Hương hoa vốn mong manh, để cảm được, rồi truyền sinh lực cho hoa và cho người đọc, âu phải có tâm hồn nhân văn hiện thực nặng sâu. Nhân văn để hoa vẫn thanh đẹp, hiện thực cho hoa hóa kiên cường.

Vẻ đẹp hồn người thời chiến được Chế Lan Viên khắc họa không chỉ cao vợi với ý chí mãnh liệt mà còn sâu nặng ở cái nghĩa cái tình. Điệu chèo ngày tiễn biệt được nhà thơ miêu tả tình tứ: “như tà áo mà thời gian thổi bay”. Nỗi nhớ qua “mười năm

xa lắc” vẫn không cạn vơi. Nó da diết, xôn xao với ảnh hình thân tình: “rau rút ao bèo đất Bắc”, “Buổi tiễn đưa một bát canh cần”, “Người con gái tiễn ra bờ đê không dám khóc” (Chèo xứ Bắc).

Trong Di cảo thơ, Chế Lan Viên dựng lên nhiều tứ thơ đời thường mà bất ngờ và nhân tình đến lạ. Chúng mang ý vị haiku cô tích mà lai láng ân tình. Trong hoàn cảnh

“Quần với giặc suốt ngày chưa hạt cơm vào bụng” thì thật bất ngờ “Kìa Bụt hiện lên rồi giữa mặt trời cháy bỏng:/ Dân bò đến tận chiến hào cho một bát canh chua.”

(Canh chua). Nghĩa tình quân dân được tái hiện chân mộc và ấn tượng với hình ảnh “dân bò đến tận chiến hào cho một bát canh chua”. Giá trị nhân văn hòa điệu với giá

và được sưởi ấm. Từ xuất phát điểm cuộc đời, thơ trở về làm đẹp cho đời. Đây là sứ mệnh của thơ ca nói chung và tác phẩm mang giá trị nhân văn hiện thực nói riêng.

Tình yêu thời chiến cũng mang sắc vị khác thời bình. Sắc vị ấy càng đặc biệt hơn khi được thể hiện bởi phong cách đặc trưng của Chế Lan Viên. Dù được nhà thơ viết vào những năm cuối đời nhưng những bài thơ ấy vẫn tình tứ, lãng mạn và trẻ trung. Đó là nỗi nhớ đời thường nhưng thường trực: “Anh nhớ em giữa chừng góc phố,/ Nắng

chiều soi bát phở/ Lúc nghiêng bình rót vị dấm cay…/ Nhớ em miền sơ tán/ Em đi ô-tô hàng” (Nhớ hiện đại). Trong tang tóc chiến tranh, người ta còn, dám, có thể nhớ về

nhau bình yên và bình dị như thế đủ biết lòng người nhân văn hiện thực đến nhường nào: nhân văn trong vẻ đẹp tình yêu và hiện thực ở dấu ấn cuộc đời nơi tình yêu ấy.

Vẻ đẹp nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ thể hiện trọn vẹn là nhờ ý vị bình dị, đời thường. Cũng viết về hi sinh, nhưng hi sinh trong Di cảo lặng lẽ, bao dung đến độ Thánh Phật thăng hoa cùng nhân sinh: cho đi tất cả nhưng lại xuề xòa xem như không có gì cả. Sự nhân hậu phi thường được gói trong hai chữ “đời thường”: “Thường là máu người không quen biết đổ cho ta”, “Hôm nay có người không quen hy sinh cho anh ở chỗ bến phà”, “Một người không quen dắt tay anh vượt bom qua cầu khỉ”, “Một người không quen đắp chăn trên mình anh nhè nhẹ” rồi “Sáng dậy anh giật

mình thì họ đã đi xa” (Người lạ). Nghĩa tình thời chiến bình dị và cao vời đến vậy.

Gương mặt rạng ngời khác của hồn người thời chiến là sự gắn bó của nghĩa đồng bào, họ hòa vào nhau trong sự nghiệp chung dân tộc: “Yêu những người cùng chạy bom ngoài chợ, xong cùng ta chung một cốc bia hơi,/ Chung số phận cùng ta trong cái được thua vĩ đại” (Chung số phận). Nghĩa tình an ủi buồn vui cuộc chiến, dỗ dành

những mất mát đớn đau, nhờ vậy cả dân tộc bé nhỏ này điềm nhiên đi qua dằng dặc chiến trận. Không tô thêm sắc rực rỡ cho vẻ đẹp chiến thắng chung, Di cảo thơ lặng lẽ, tách dòng khám phá, khai mở nét đẹp bình dị, gần gũi, đời thường của những con người góp phần làm nên chiến thắng. Đặt trọn niềm tin nơi vẻ đẹp người, những con người cụ thể, đời thường, Chế Lan Viên giúp độc giả được gặp những phút giây Người nhất của mình nơi những nhân vật trữ tình trong Di cảo thơ. Đây chính là hiệu năng

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)