Biểu tượng về thời gian

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 131)

Đặc trưng tư duy của Chế Lan Viên là thiên về cái nhìn chiều sâu thời gian, xoáy vào sự suy tư và chiếm lĩnh hiện thực. Nếu Tố Hữu thiên về cái nhìn vật thể khi thường dùng phạm trù không gian thì Chế Lan Viên hay sáng tạo hình tượng thơ theo hướng đa chiều, đa diện, nhiều tầng, nhiều ý, nối tiếp, đan lồng, bổ sung, đối lập, biến

hóa. Cảm thức về thời gian là nỗi suy tư lớn đối với đời thơ Chế Lan Viên. Đến những năm cuối đời, thời gian thành nỗi ám ảnh da diết với tâm hồn nhiều khát khao nhưng luôn lo sợ thời gian vơi cạn Chế Lan Viên. Nỗi ám ảnh này không phải là sợ tuổi trẻ vơi dần như ta thường gặp trong thơ Xuân Diệu mà là e ngại cái chết đang đến, lo âu đời người và đời thơ sắp kết thúc. Nếu cơn đau thời gian trong thơ Xuân Diệu được thể hiện trực tiếp, mãnh liệt bằng những từ cảm thán, tính từ, động từ mạnh, thì nỗi lo thời gian của Chế Lan Viên trong Di cảo thơ được gói kín trong hình ảnh biểu trưng đạt

đến tầm biểu tượng. Hai biểu tượng tiếng gà hạt sương thể hiện bước đi nghiệt ngã, tàn nhẫn của thời gian và cảm thức thời gian sâu sắc.

Hai biểu tượng thời gian này, trước hết, gắn liền với quyết tâm sống chất lượng và tận dụng triệt để từng khoảnh khắc quí báu vào cuối đời của nhà thơ: “Theo tiếng

gà lên, mặt trời mọc dậy” (Học tập lẫn nhau), “Mỗi ngày/ Cùng với mặt trời mọc theo tiếng gà” (Đánh bài)… Chúng còn biểu trưng cho khát vọng sáng tạo không

cùng, cho cuộc chạy đua giữa lao động nghệ thuật và thời gian nghiệt ngã: “Có những

câu xuất hiện vào lúc sương rơi, gà gáy…”, “Anh hì hục dậy trước gà và ngủ sau ánh lửa đèn cạn dầu cháy bấc đêm đêm.” (Uổng công)… Tiếng gà và hạt sương còn tượng

trưng cho sự phán quyết của thời gian: “Mà thôi, đừng vội lên án hạt sương và tiếng

gà kết liễu anh sáng đó” (Giờ báo tử)… Càng tâm huyết với cuộc đời, sự phán quyết

này càng dữ dội và cay nghiệt. Cảm thức về thời gian qua hai biểu tượng này không chỉ hiện hữu như vấn đề thường hằng, muôn thuở của cuộc đời mà qua đó, nhà thơ còn gửi gắm lòng yêu đời tha thiết và khát khao sáng tạo vô biên của con người xã hội và con người văn chương vào chặng cuối hành trình. Tiếng gà và hạt sương không phải là sáng tạo của riêng Chế Lan Viên mà đã quen thuộc với cảm thức mọi thời. Tuy vậy, trong Di cảo thơ, hai biểu tượng đi liền với những ý niệm trừu tượng mang tính triết lí sâu sắc vốn là qui luật bất biến của cuộc đời và nghệ thuật. Bởi vậy, nó không đơn giản thể hiện dòng chảy thời gian đơn thuần, càng không phải trực tả hình ảnh cụ thể, xác định. Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ Chế Lan Viên vươn đến tầm cao mới khi suy nghiệm, triết lí về phạm trù thời gian thông qua biểu tượng. Biểu tượng thời gian không chỉ để gửi gắm cảm xúc, tình cảm của tác giả mà còn là cách nhà thơ suy nghiệm, triết lí về muôn thuở sự đời. Như vậy, hai biểu tượng tiếng gà và hạt

sương là kết tinh hình và ý biểu trưng trọn vẹn, sâu sắc không chỉ cho thời gian, cảm thức thời gian mà còn nhiều ý nghĩa xâu xa đặc trưng của giá trị nhân văn hiện thực.

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)