Tâm sự con người văn chương

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 90)

Theo Chế Lan Viên, chủ thể nhà thơ rất quan trọng. Trong thơ, tác giả cũng là nhân vật. Với ba tập Di cảo, nhà thơ khép mình lại, cất mình đi, lấy bóng mình đối diện đàm tâm về đời, về thơ. Theo Vũ Tuấn Anh, “Di cảo thơ có vị đắng đót của thứ

thơ lặn vào trong, nói với riêng mình.” [1, tr.30]. Dẫu nghệ thuật là thánh đường bất tử, nhưng với tâm hồn yêu đời, yêu nghề tha thiết như Chế, cái chết cũng là nỗi ám ảnh khủng khiếp với đời thơ ông. Ông xem những năm cuối đời là Mùa thu quân, đội quân thi ca tâm huyết, thiện chiến: “Phải thu quân/ Thu những gì rơi vãi/ Những gì đã

bay đi tám cõi/ Gọi về/ (…) Nhưng chả lẽ anh bó tay vào phút cuối/ Nhìn các trang thơ bay không ngoái lại/ Và gió mùa đến quét anh đi”. Giọng thơ bình thản đến sắc lạnh,

phảng phất cái buồn siêu thoát.

Càng nhận ra lãnh địa cái chết là vô cùng, Chế càng ý thức về sự hữu hạn, bé nhỏ của tài thơ mình. Đi gần trọn đời thơ, Chế ngậm ngùi tự nhận: “Anh có phải Thánh Gióng đâu mà chờ lên mình ngựa sắt/ May lắm trong thơ cầm một cái roi tre/ Cỡi tàu ngựa rách toe/ Lá chuối!” rồi đắng đót thốt lên những lời vô vọng: “Tài năng ở đâu? Tài năng ở đâu?/ Cho tôi với!” (Thời gian nước xiết). Lời van xin thê thiết của kẻ

tưởng đã đến đỉnh cao nghệ thuật mới giật mình nhận ra “Tôi tài năng chưa đầy nửa

giọt/ Có hộc tốc chạy đến hết chân trời cũng là đồ bất lực” (Xâu kim). Chế xem mình “chỉ là một nhà thơ cưỡi trâu/ Đánh trận giặc cờ lau.” (Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh). Tự ví

đời thơ như đời cô Tấm: “Cô Tấm của anh có cuộc đời nhọc nhằn xoàng xĩnh/ Trấu

lộn cùng thóc/ Mà chả chim trời nào đến nhặt./ Tôi chôn hàng trăm hài hoa vào trang thơ/ Bới lên chỉ nhặt được xương gà!” (Cô Tấm), Chế trách cô Tấm của mình tầm

thường, xoàng xỉnh hay buồn đời không nhận ra phẩm chất hoàng hậu ẩn kín nơi vẻ tầm thường, xoàng xỉnh kia? Đâu dừng ở đó, Chế dùng chiếc roi ngôn từ bén ngót quất quặn lòng mình bằng những so sánh tưởng đùa mà cay: “Anh, nhà thơ chiêm tinh chưa

tìm ra sao Chổi của riêng mình” (Chiêm tinh), “Anh là Trương Chi mặt rỗ hoa mè/ Mà tiếng hát không hay, tiếng hát lại tồi” (Mặt rỗ), “Tài năng thì cạn dầu/ Thi tứ thì hụt bấc/ Câu thơ thì hụt hơi/ Trang giấy thì điếc lác/ Mong chi anh thành tài!”

(Nghịch cảnh (1)). Dẫu biết “Những câu thơ ta gửi lại/ Một phần khôn, chín phần trót dại” (Những câu thơ) nhưng nhà thơ vẫn nguyện “Như người lính bắn phát cuối cùng vì Tổ quốc/ Ta vẫn yêu đời dù viết nửa chừng câu.” (Nửa chừng câu), thậm chí “Anh ăn lấy sự bất lực của mình làm sức lực/ Định làm giàu cho cuộc đời bằng cái vốn hư không…” (Giếng). Những sáng tác tự chê trách đời thơ mình của Chế chẳng những

nhờ cái tâm. “Người nghệ sĩ mạnh mẽ đích thực không hề ta thán thời đại mình, người nghệ sĩ ngược lại còn múc ngay trong sự không hiểu đó một bảo đảm cho sự trường cửu” (André GideAlbert ) [20, tr.135], hơn nữa, anh ta lấy ngay đời thơ mình làm điểm tựa trăn trối về lẽ sống thanh cao từ những điều hèn thấp. Không hẳn là khiêm tốn, đây là thành thật. Mà cũng chẳng phải chân thành bình thường, nó là sự thành thật được thôi thúc bởi lương tri, trách nhiệm với đời, với nghề. Nên khi lương tri quá thanh khiết khiến thành thật bị thúc bách mãnh liệt, thành ra nhún nhường, tự ti. Dẫu tầm vóc nhà thơ được giản lược đi nhiều: từ thi sĩ mang tầm vóc dân tộc và thời đại “vóc nhà

thơ đứng ngang tầm chiến lũy” giờ tự hạ mình “Tôi chỉ là nhà thơ cưỡi trâu” nhưng

sự cao vợi tâm hồn ông càng về cuối đời càng ánh chói. Suốt chuyến thơ, Chế mải miết đi tìm mặt mình, bản ngã mình rồi sau đó “tìm phiên bản nào rồi anh cũng đốt

đi”. Đốt đi tưởng hóa bụi tro nào ngờ cô thành khối thơ nhân văn hiện thực ánh ngời.

Thời gian riết róng rượt đuổi, sức lực hữu hạn, mong manh, dậy lên trong Di cảo

thơ hương vị tiếc nuối vì đi gần trọn kiếp người mà hành trình thơ vẫn chưa chạm

đích. Dù trân quí từng sát-na đời, “Khi gà te te đầu thôn, gà te te cuối xóm/ Tôi đã dậy

cày vào trang giấy trắng” nhưng “Cái Trang mơ ước một đời chưa vói tới./ Dần xa./ Tôi như người xâu sợi chỉ vào cây kim ngay trước mặt/ Chỉ sắp lọt rồi. Kim bỗng lùi xa.”. Nhà thơ tiếc đắng nhận ra: “Tôi tỉnh dậy! Chói lòa Trang giấy trắng/ Như con đường hun hút về Vô Tận/ Để bơ vơ ngòi bút của tôi qua.”, để rồi “Nhìn trang giấy biết mình hữu hạn”. Nhà thơ tự cười chính mình, nụ cười có vị nước mắt: “Ôi, tuổi trẻ thơ ngây và khờ dại/ Một chút biếc ở đầu cây, tôi nghĩ đấy là tài/ Sức lực bé mà ham nói điều vĩ đại!” (Hồi ký bên trang viết), “Thơ giống như đồng vàng/ Trong túi anh thủng đáy/ Khi thò tay vào lấy/ Gặp túi mình rách toang.” (Thủng đáy). Còn nhiều bài

khác cùng thể hiện ý vị cay xót này như Hoa súng An Giang, Tuổi già làm thơ tứ tuyệt, Tự tìm mình, Hòn bi, Vượt bể, Vườn quê…, tất cả làm nên tiếng thở dài mặn

đắng trước qui luật nghiệt ngã cho cả cuộc đời và nghệ thuật.

Vì tiếc nuối những điều chưa được, nhà thơ gắng sức nương dòng ngày tháng cạn dần, chạy đua cùng thời gian để sáng tạo những điều sẽ được. Nhiều câu thơ biểu hiện dưới hình thức cảm thán riết róng thúc giục: “Phải tranh thủ làm thơ giữa hai chớp

“Đêm sắp đến rồi. Viết vội” (Viết lúc hoàng hôn), “Phải xong, phải xong bản trường ca trước khi nến tắt” (Gần hết đêm)… Những câu thơ ráo riết thúc giục như để chạy

đua cùng thời gian đang bức bách đằng sau. Không ráo riết sao được khi “Số ngày trên

trái đất có nhiều đâu/ Mà làm thơ hay không được một ngày/ Rồi bất lực!/ Thế mà còn phải đánh nhau với nghìn sự đê hèn/ Làm dầu anh hụt bấc.”, “Thời hạn đi tìm của anh hết rồi mà bờ bến tít mù xa/ Nhưng dừng lại, anh đâu còn anh nữa?” (Tìm thơ). Không dừng lại ở sự thúc giục, Chế bắt buộc như phán quyết bản án chắc nịch không thể đổi thay: “Nhưng anh cố viết những trang thơ rộng khổ/ Hơn đời anh chật chội/ Dài lâu hơn chớp nhoáng một tiếng cười.” (Lệ ngọc). Nhà thơ luôn khát khao tự vượt

mình bằng câu thơ có sinh mệnh “dài hơn một tiếng cười”. Đó mãi là khát khao

thường hằng của muôn đời nghệ sĩ. Sự thúc bách, phán quyết, đến lúc nào đó, cũng bị thời gian bắt kịp bởi lẽ nghiệt ngã đã thành qui luật. Khi đó, nhà thơ tự ví mình như chim gõ kiến, chim bói lận đận một đời để cuối cùng nhận ra “Tháng ngày không kịp

nữa!”(Hóa). “Không chỉ có sung lực tư duy, suy tưởng vượt trội, Chế Lan Viên còn có sức mạnh của tình cảm, ý chí hơn người. Cùng với bộ óc tài năng trí tuệ, là trái tim mẫn cảm và quả cảm.” (Đoàn Trọng Huy) [25, tr.21]. Những vần Di cảo toát lên sự cố gắng không ngừng để tự vượt mình của nhà thơ. Trong đời thực, Chế cũng trân quí từng phút từng giờ trong quỹ đời sống hữu hạn. Theo kí ức của Vàng Anh, con gái nhà thơ, “Một ngày của cha tôi bắt đầu lúc bốn giờ.” Sử dụng thời gian hiệu quả không chỉ là lối sống hằng ngày mà đã thành quan niệm nghệ thuật của ông: “Nghề viết dài lắm, tránh chủ quan và không nên ngưng một chút. Ngưng là tịt ngay.” [1, tr.598].

Càng ý thức cao độ về thời gian, càng có trách nhiệm sâu sắc với nghề thơ, thi sĩ càng trăn trở về sinh mệnh của đứa con tinh thần khi mình đã lìa xa cõi đời. Trong lòng người cha nhiều đa mang này, dẫu đứa con được sinh thành bằng tất cả tâm huyết và di truyền gen tốt từ cha, nhưng nó vẫn chưa thật sự tròn trịa, viên mãn hình hài:

“Một nghìn câu thơ thì chín trăm câu dang dở/ Và ai đón thơ anh ở cuối con đường?”

(Câu thơ dang dở). Ông lo lắng con mình yểu mệnh, trăn trở nơi cuối đường ai sẽ đỡ

nâng khi ông khuất núi chỉ mình con ở lại. Lo cho đứa con tinh thần hay thương cho nỗi khát tri âm của mình không người đồng vọng? Chế khát đến kiệt cùng giọt lệ tri âm, giọt mặn mà thi nhân muôn thở mong bỏng cõi lòng: “Ngày mai, người ta nhặt nó

tình cờ từ bụi đất/ Phủi bụi đi, trầm trồ chuyền tay nhau:/ Ồ, viên ngọc!/ Và những giọt lên rưng rưng trên mi người đọc” (Lệ ngọc). Nỗi khát khao được thấu cảm bỏng

cháy đến nỗi nhà thơ đinh ninh dẫu hóa “bọ giòi, giun dế”, “Hóa vô danh, vô ảnh, vô

hình/ Nghe tình thương bỗng lại sinh thành” (Tôi viết cho người…). Nhưng rồi Chế

thắt lòng vỡ lẽ: “Dù anh có để gì cho đời sau/ Thì đời sau đọc của đời sau chứ cần gì

anh đấy?/ Và những trang anh viết bay đi như thóc lép, như lá mùa, như giấy vàng hồ, như những tàn tro…!” (Uổng công). Bài thơ nghẹn nỗi dỗi hờn mang nhiều góc mặt:

dỗi người sau, dỗi thời gian, dỗi sự đời và dỗi chính mình. Viên Mai quả sâu lòng khi cho rằng tất cả mọi người làm thơ đếu có thân phận của mình. Chế mang thân phận đa mang. Đa mang nên thành đa sự mà sự nào cũng cũng đắng điếng, xót xa mà ngọt lịm tấm lòng. Đắng nơi hiện thực nghiệt ngã và ngọt ở tình người nghĩa nhân.

Di cảo thơ còn là bản tổng kết chân thật về toàn bộ đời thơ bằng thơ của nhà thơ.

Tháp Bay-on bốn mặt nghiêm túc soi chiếu các góc cạnh thơ mình để phác thảo gương mặt chung cho toàn bộ đời thơ. Ông ngậm ngùi tổng kết: “Trang giấy, ngọn đèn và anh/ Ba nhân vật một vở kịch hài nên rất bi thương” (Bộ ba). Với ông, làm thơ là “chơi cái trò bi kịch không ra bi,/ Hài kịch chả ra hài” (Nghề của chúng ta). Nửa thế

kỉ tận hiến những vần thơ máu tủy, đến khi sắp hết hành trình, Chế ngậm ngùi thấu cảm: “Thơ đã già đã tãi”, “Nửa thế kỷ tôi loay hoay/ Kề miệng vực/ Leo lên các đỉnh

tinh thần/ Chất ngất”, “Mà đâu được gì? Khi tôi cười trên mây/ Thì máu người rên dưới đất./ Mẹ hỏi tôi:/ - Con lên cao mà làm chi?/ Mẹ ở dưới này cơ cực/ Về đi!”. Chế

tự nhận, hành trình mình “không ra đường của kẻ tìm thơ”, còn thơ thì “không ra thơ

của kẻ tìm đường”, vậy mà “Đã gần hết thời gian của tôi ở trên trái đất” (Tìm đường). Nhà thơ còn tổng kết đời thơ bằng những chữ ngậm ngùi: “Quanh quanh quất quất/ Chữ chi gãy gập/ Con đường thơ tôi.” (Con đường thơ díc-dắc). Dẫu sao, đằng

sau khúc thơ ngất ngưởng ấy vẫn vút lên vần thơ ngọt lịm tình đời: “Hãy thương anh!

Anh nào có chi nhiều!/ Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy…/ Trái tim nghèo, nhưng cũng đã tin yêu.” (Gởi). Lời thơ đằm sâu yêu thương của quả tim thổn thức tình

đời. Chế biến đời thơ, lòng thơ mình thành tác phẩm nghệ thuật. Theo Pierre Reverdy, thơ không ở trong cuộc đời, cũng chẳng ở trong sự vật - thơ chính là cách sử dụng sự vật và cuộc đời, cũng là cái gì anh mang thêm vào cuộc đời và sự vật. Thơ Chế, dẫu

đau, dẫu tủi, vẫn sáng bừng bởi lòng như nhật nguyệt thì thơ cũng như ánh sáng của nhật nguyệt. Cứ theo nơi ánh sáng đến thì thấy được mặt trăng mặt trời, cho nên lấy người mà thấy thơ, lại lấy thơ mà thấy người (Ngô Giang Điệp, Tiệp Tinh Kỳ). Dâng đời tiếng thơ về mình chân tình, sâu sắc, đó là yêu cầu với thơ, mà trước tiên là yêu cầu về một thái độ sống. Tố Hữu bộc bạch rằng ông hay nghĩ về chữ tài và chữ thật. Theo ông, nên nói chữ tài ít hơn mà nói nhiều hơn đến chữ thật. Như vậy, vẻ đẹp nhân văn hiện thực trong khúc thơ gửi gắm tâm sự chính mình của Di cảo thơ có thể hiểu là nhân văn với đời mình và hiện thực với lòng mình. Vì nhà thơ đã chân tình, thành thật thể hiện tâm sự riêng tư, kín đáo nhất của bản thân. Đồng thời, những tâm sự riêng ấy lại mang bóng dáng và tâm hồn thời đại. Cái riêng và chung, cá nhân và xã hội hòa kết làm nên vẻ đẹp nhân văn hiện thực hoàn thiện.

Nhà thơ lớn luôn có cái tôi trữ tình giàu có. Cái tôi trữ tình phong phú là thỏi nam châm nhạy cảm hút về ý vị cuộc đời; là viên kim cương nhiều mặt ánh ngời sắc diện đời sống. Cái tôi trữ tình giàu có cũng là cái tôi biết hồi sinh, làm mới trên mỗi chặng đường. Cái tôi trong ba tập Di cảo thơ dám đối diện lòng mình, phơi lòng trên trang giấy, lật xuôi lật ngược cho cái đau lẫn niềm thương khô giòn vang lên tiếng đời tanh tách. Theo Jôhan Bêsơ, trong thơ trữ tình tất cả lệ thuộc ở chỗ nhà thơ có khả năng thể hiện qua bản thân mình một thời đại nhất định. Từ chân trời một người đến chân trời của tất cả (Pôn Eluya), từ cõi lòng thi nhân đồng vọng nỗi niềm thời đại, tâm sự nhân loại. Lấy hồn mình soi bóng thế nhân, Chế Lan Viên nhiều lần đi tìm và tìm thấy cái Tôi như một bản ngã nhân văn trong hiện thực cuộc đời.

Như vậy, nhìn tổng thể, mỗi nội dung trong Di cảo thơ, dù mang ý vị gì, vẫn ánh ngời vẻ đẹp nhân văn hiện thực. Chất nhân văn chắp cánh hồn người bay đến chân trời Chân - Thiện - Mĩ nhưng vẫn được buộc kết với mảnh đất hiện thực nhân tình. Di cảo

thơ minh chứng cho sự vận động trong thống nhất của tư tưởng thơ Chế Lan Viên từ

lúc chập chững vào nghề cho đến đoạn cuối cuộc đời. Dẫu ánh ngời giá trị nhân văn hiện thực nhưng ý vị thơ Chế vẫn đặc biệt và khác biệt so với qui luật nhân văn hiện thực nói chung. Có thể gọi đây là giá trị nhân văn hiện thực Chế Lan Viên bởi ngọn tháp Bay-on bốn mặt này đã dung hợp được góc mặt mình với mặt đời làm nên chỉnh thể toàn vẹn, hợp nhất và đặc trưng.

Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN

Sinh mệnh của tác phẩm văn chương được tạo thành bởi sự hòa điệu giữa nội dung và hình thức. Sự hòa điệu này là biểu hiện tiêu biểu của tính nghệ thuật và cũng là một phẩm chất của tính nội dung. Nội dung không thể tự thân cấu thành trọn vẹn vì thiếu hình thức tương xứng, và hình thức luôn được chọn lọc để tương hợp với sự vận động của nội dung. Hình thức thơ ca không biểu hiện vẻ đẹp nội tại nhằm mục đích tự thân. Nội dung cũng triệt tiêu nội lực nếu không tìm được phương tiện biểu hiện tương xứng và hiệu lực. Vấn đề cốt tử trong sáng tạo nghệ thuật là mối quan hệ hài hòa giữa nội dung và hình thức. Vì thế, nhà thơ phải chọn được hình thức biểu hiện thích hợp để tạo được sự tương xứng cao nhất với nội dung. Majacovski khẳng định ngôn từ là tướng của đạo quân sức mạnh con người. Chính ngôn từ đã hiện thực hóa sức mạnh tâm hồn và trí tuệ con người. Ngôn từ là chìa khóa cho tất cả giúp khai mở kho báu nội dung. Bản thân Chế Lan Viên, trong suốt cuộc đời lao động nghệ thuật cũng đã đúc rút tuyên ngôn nghệ thuật về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Ông tâm niệm

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)