Ngôn ngữ trong Di cảo có hai hướng rõ rệt: khi thể hiện tình yêu và khát vọng thì đằm thắm thiết tha nhưng lại trần trụi, xót xa khi thể hiện nghịch lí cuộc sống.
Bởi vậy, bên cạnh từ ngữ quen thuộc (vang ngân, chao ôi nhớ…) là sự xuất hiện của lớp từ ngữ có sắc thái mới trước đây chưa có (bỏ mẹ, cóc cần, cóc khô, toi công,
mẹ kiếp, ai thèm ngó, người điếc lác…). Trong Di cảo có nhiều hình ảnh chân thực đến
trần trụi, thiếu chất thơ, chất mơ nhưng trĩu nặng chất đời. Đó là những hình ảnh tưởng chừng khó có thể có mặt trong thơ: Xe cúp, ti vi, mercedes, comăngca, khói thịt người... Cái xù xì thô nhám của cuộc đời được nhà thơ tái hiện trong từng chi tiết. Sự
khác biệt này chính nhà thơ cũng nhận thấy: “Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát
giọng trầm/ Tiếng hát lẫn với im lìm của đất” ... Trước cuộc đời ngồn ngộn sự kiện,
Chế Lan Viên luôn tỉnh táo chọn lựa giọng điệu tương hợp năng động với thời sự thời cuộc. Giọng thơ ở đây có ý vị đời thường, gai góc mang sắc thái hóm hỉnh pha chút
trào lộng, chua cay. Vũ Quần Phương nhận định giọng điệu Di cảo thơ như “đang
chuyện trò, đang lập luận, bình dị, bình dân. Hình ảnh, ngôn ngữ như còn đang bụi bặm phố phường, tươi rói màu sắc thật của đời, phập phồng hơi thở cuộc sống, “xưa tôi làm thơ, giờ thử để thơ làm”, đâu đó còn mang cái khẩu khí ráo hoảnh của kinh tế thị trường.” [27, tr.449].
Giọng điệu đời thường gai góc được thể hiện trước tiên ở những hình ảnh chân thực từ cuộc đời bước vào trang thơ: “Nhung nhúc trên địa cầu ta năm tỷ sinh vật/ Như giòi bọ.” (Năm tỷ), “Hôm nay lợn ỷ, gà chuồng” (Định nghĩa dân tộc), “Cũng không phải chỉ nỗi đau cao sang mà là hủi cùi ghẻ lơ đục hình hài.” (Nhiệm vụ)…
Trong ba tập thơ còn có cả hệ thống ngôn ngữ nói: “nhảy tường”, “gãy giò”, “trơ xương”, “tơ lơ mơ”, “quít, quỵt, tuýt”, “cái gì quỷ quái ngây ngô”… Không chỉ vậy,
nhà thơ còn nhiều lần sử dụng từ “cái” không phải do thói quen là dụng ý nghệ thuật. Nhiều từ mang nghĩa trang trọng, trừu tượng được đặt cạnh “cái” khiến toàn bộ ý
nghĩa bị đời thường hóa: “cái thi pháp”, “cái Hoàn Toàn”, “cái thuở vô chung”, “cái
vốn hư không”, “cái vết thương nội tâm”… Sự kết hợp này không chỉ góp phần mang
đến cho không khí thơ giọng điệu đời thường mà một phần còn thể hiện thái độ của cái tôi trữ tình trước hiện thực. Nâng cao hơn, không chỉ ở cấp độ từ ngữ, cả câu hoàn chỉnh cũng được tạo lập với sắc thái đời thường: “A lê! Nói gì, nói nhanh lên!” (Dồn vào chân tường), “Sông có ra cái thá gì trước dòng vạn kỷ?” (Sông thơ)… Có hẳn
kiểu câu “Chả…” trong Di cảo thơ với số lượng đáng kể. Kiểu câu này chuyển giọng từ điệu thơ sang điệu nói, thu gần khoảng cách giữa thơ ca và cuộc đời. Giọng thơ đời thường gai góc ở đây không phải là tầm thường hóa nghệ thuật mà là sự chuyển giọng biểu trưng cho cá tính và tâm trạng nhà thơ những năm cuối đời. Nghệ thuật cũng như cuộc đời, càng chất lượng, giá trị lại càng càng giản dị. Giọng thơ là sự thăng hoa cao độ trong cả tư tưởng lẫn nghệ thuật thơ Chế Lan Viên ở đoạn cuối cuộc đời. Đồng thời, giọng thơ còn góp phần phản ánh chất đời ngồn ngộn, phơi bày thực trạng xã hội thời nhà thơ sống. Giá trị nhân văn hiện thực cô đúc sâu sắc ở đây.
Như vậy, giọng điệu cũng góp phần biểu hiện giá trị nhân văn hiện thực ở những khía cạnh bản chất nhất. Chế Lan Viên luôn tâm niệm mỗi câu thơ đều phải tự vượt lên mình. Với tu từ, biểu tượng, giọng điệu nghệ thuật nói riêng và tất cả các biểu hiện
hình thức khác nói chung, tác giả đã giúp những câu thơ tự vượt lên mình bởi sự hòa quyện hài hòa giữa nội dung và hình thức. Nhờ vậy, giá trị nhân văn hiện thực được biểu hiện toàn vẹn, sâu sắc và nghệ thuật hơn.
Tóm lại, tu từ, biểu tượng và giọng điệu nghệ thuật là ba phương diện hình thức cơ bản, nổi bật và tiêu biểu nhất trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên giúp biểu hiện giá trị nhân văn hiện thực. Mỗi phương diện có ưu thế thể hiện một khía cạnh bản chất của giá trị nhân văn hiện thực, nhưng nhìn chung đều chuyển tải được tinh thần của giá trị văn học ưu việt này. Tư tưởng và tài năng là hai phương diện không thể thay thế mà gắn bó mật thiết với nhau. Những kết quả nghệ thuật chân chính nảy sinh từ sự thống nhất này. Chính sự hòa kết, gắn bó giữa nội dung và hình thức đã chuyển tại trọn vẹn giá trị nhân văn hiện thực. Ba khía cạnh nghệ thuật này hòa kết và bổ sung cho nhau biểu hiện toàn vẹn và chân xác những đặc tính của giá trị nhân văn hiện thực. Đồng thời, chúng cũng góp phần hoàn thiện hóa gương mặt thơ đặc trưng của Chế Lan Viên nói chung và phong cách thơ của nhà thơ vào những năm cuối đời. Các khía cạnh nghệ thuật này, một lần nữa, minh chứng cho quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc của nhà thơ khi không ngừng tìm tòi, cách tân, đổi mới để tự vượt lên mình và song hành cùng thời đại. Nhựng phương diện nghệ thuật này nói riêng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên của thời Di cảo thơ tiếp mạch để rồi hoàn thiện cho phong cách Chế Lan Viên cả một đời thơ. Đồng thời, chúng góp phần quan trọng đưa phong cách của “Tháp Bayon bốn mặt” tiến gần, thậm chí, hòa quyện vào mảnh đất cuộc đời với chất đời sống tươi mới, sống động, chân mộc và giàu nhân văn hiện thực. Mỗi nhà thơ có một phong cách sáng tạo cá biệt và đặc trưng. Phong cách thơ Chế Lan Viên bật sáng là nhờ những yếu tố nghệ thuật như thế. Chúng không chỉ góp phần làm sáng cho một phong cách thơ mà còn tỏa sáng cho cả một đời thơ giàu giá trị nhân văn hiện thực mà Di cảo thơ mà một minh chứng tiêu biểu.
KẾT LUẬN
Vấn đề nghiên cứu giá trị nhân văn hiện thực chưa bao giờ cũ và đủ kể từ khi được giới nghiên cứu nhận diện và đề xuất. Vấn đề này càng có nhiều tiềm năng khơi sâu hơn khi soi chiếu vào sự nghiệp thơ Chế Lan Viên, đặc biệt là Di cảo thơ, bởi cả tác giả lẫn tác phẩm đều dung chứa nhiều giá trị và trữ lượng tư tưởng, nghệ thuật. Nghiên cứu đề tài Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên, chúng tôi cũng đi theo tiếng gọi cấp thiết và nhiều hứa hẹn đó.
Với đề tài này, trên cơ sở nhận diện, phân tích, khẳng định giá trị nhân văn hiện thực biểu hiện ở nội dung và nghệ thuật Di cảo thơ của Chế Lan Viên, công trình
nghiên cứu đạt được những kết quả bước đầu.
Thứ nhất, về mặt nội dung tư tưởng, từ cơ sở lí luận chung của giá trị nhân văn
hiện thực, chúng tôi bước đầu nhận diện, phân nhóm và phân tích những khía cạnh nội dung trong Di cảo thơ biểu hiện giá trị nhân văn hiện thực. Việc nghiên cứu này vừa giúp khẳng định giá trị nhân văn hiện thực trong nội dung tư tưởng của Di cảo thơ vừa góp phần khai mở sâu hơn đặc trưng nội dung thể hiện của ba tập thơ mang dấu ấn tâm hồn nói chung và tâm trạng cuối đời nói riêng của Chế Lan Viên. Qua đó, giúp nhận diện và định hình giá trị nhân văn hiện thực kiểu Chế Lan Viên. Vẫn mang những đặc tính chung của giá trị toàn năng này nhưng Di cảo thơ thể hiện theo cách riêng ứng với phong cách độc đáo của Chế Lan Viên là đậm chất trí tuệ, triết lí, đối thoại và in sâu tâm sự, tâm trạng nhà thơ vào cuối đời. Vì vậy, từ đó, việc nghiên cứu không chỉ khẳng định giá trị nhân văn hiện thực trong nội dung biểu hiện mà còn góp phần làm rõ sự chuyển biến của nội dung tư tưởng thơ Chế Lan Viên cũng như đặc thù nội dung so với tư tưởng của những nhà thơ khác.
Thứ hai, về mặt hình thức nghệ thuật được nghiên cứu trong mối quan hệ biện
chứng với nội dung, cho thấy sự biểu hiện tối ưu giá trị nhân văn hiện thực. Hình thức ở đây là hình thức của nội dung vì góp phần thể hiện tinh tế, sâu sắc, trọn vẹn giá trị văn học này. Việc tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên giúp nhìn nhận nghệ thuật tập thơ này ở một góc độ mới,
gắn với tư tưởng chặt chẽ và có trọng tâm hơn. Cả ba phương diện nghệ thuật được nghiên cứu là biện pháp tu từ, biểu tượng và giọng điệu, một mặt vừa in đậm phong
cách mộc sáng của Chế Lan Viên, mặt khác góp phần đắc dụng giúp giá trị nhân văn hiện thực biểu hiện sáng rõ, tinh tế, và đặc trưng kiểu Chế Lan Viên.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu về giá trị nhân văn hiện thực trong ba tập Di cảo thơ
của Chế Lan Viên về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện chưa phải là kết quả cuối cùng. Công việc nghiên cứu này nói riêng và việc khai thác giá trị của ba tập thơ quan trọng và đặc biệt này nói chung cần được tiếp tục ở phạm vi rộng hơn với khoảng thời gian dài hơn, cùng nhiều kinh nghiệm hơn, có thể sẽ mang lại kết quả sâu sắc và toàn vẹn hơn. Vẫn còn đó những trữ lượng giá trị nội dung và nghệ thuật ẩn tàng trong ba tập Di cảo thơ nói riêng và toàn bộ tác phẩm của Chế Lan Viên nói chung.
Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài này cũng góp phần đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu còn để ngỏ đó là: Vị trí của Di cảo thơ trong toàn bộ sự nghiệp thơ ca Chế Lan Viên, Đặc trưng giá trị nhân văn hiện thực của Di cảo thơ trong mối tương quan với giá trị nhân văn hiện thực của thơ Chế Lan Viên, và các đề tài nghiên cứu giá trị nhân văn hiện thực của những tập thơ khác trong sự nghiệp thơ ca Chế Lan Viên. Cũng từ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi thiết nghĩ nên nghiên cứu giá trị nhân văn hiện thực trong các sáng tác của những nhà thơ, nhà văn khác để có cái nhìn trọn vẹn về giá trị của những sáng tác cũng như vị trí của các nhà văn nhờ sự soi chiếu của giá trị văn học vạn năng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (2003), Chế Lan Viên - về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Xuân Diệu (1994), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Dương Thị Kim Dư (2006), Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên, Luận
văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 4. Nguyễn Lâm Điền (2001), Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Luận án tiến sĩ
Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Lâm Điền (2014), “Nỗi đau trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên”, Lý luận
phê bình, (22), tr.67-71.
6. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội. 7. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại – tập 2,
Nxb Giáo dục, Đà Nẵng.
8. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Hà Minh Đức (2001), “Chế Lan Viên – Nghĩ về cuộc sống, nghĩ về thơ”, Tạp chí
Nhà văn, (8), tr.96-102.
10. Hà Minh Đức (2010), “Di cảo thơ những vần thơ thiêng nặng nghĩa tình”, Tạp chí
Thơ, (7), tr.32-41.
11. Lê Quý Đức (1994), Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với sự phát triển văn hóa
nghệ thuật, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Văn Đức (2007), Phong cách ngôn ngữ thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945: so sánh phương thức ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Hoàng Minh Hà (2000), Giọng điệu thơ Chế Lan Viên, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
14. Hồ Thế Hà (1999), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Hạnh (1970), “Thơ Chế Lan Viên”, Báo Văn nghệ, (372), tr.13-17. 17. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học, vấn đề và suy
nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Văn học… gần và xa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
20. Lê Huy Hòa, Nguyễn Văn Bình (biên soạn) (1995), Những bậc thầy văn chương thế giới, tư tưởng và quan niệm, Nxb Văn học, Hà Nội.
21. Vũ Thị Thu Hoàn (2007), Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên,
Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
22. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
23. Bùi Công Hùng (2002), Quá trình sáng tạo thơ ca, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
24. Đoàn Trọng Huy (1994), Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ
Chế Lan Viên từ sau 1945, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I,
Hà Nội.
25. Đoàn Trọng Huy (2009), “Chế Lan Viên hay tấm lòng rộng mở”, Tạp chí Thơ, (6), tr.21-30.
26. Đoàn Trọng Huy (2010), “Đọc lại Di cảo thơ Chế Lan Viên”, Tạp chí Thơ, (11),
tr.22-26.
27. Mai Hương, Thanh Việt (tuyển chọn và biên soạn) (2000), Thơ Chế Lan Viên những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
28. Tố Hữu (1981), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội.
29. Joseph.B (2008), “Thơ là một lực thúc đẩy phi thường với nhận thức, tư duy, cảm nhận thế giới”, Tạp chí Thơ, (1), tr.86-96.
30. Nguyễn Quốc Khánh (1999), Thi pháp thơ Chế Lan Viên, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
31. Khravtsenko M.B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn
học, Nxb Văn học, Hà Nội.
32. Phong Lan (sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn) (1995), Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
33. Mã Giang Lân (2010), “Kinh nghiệm sống và biểu tượng thơ”, Tạp chí Nghiên cứu
văn học, (3), tr.13-27.
34. Phong Lê (2001), Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại – những chân dung tiêu biểu, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
36. Mai Quốc Liên (1992), Trước đèn, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ
Chí Minh.
37. Nguyễn Diệu Linh (2008), “Nhận thức về quá khứ trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (3), tr.47-55.
38. Nguyễn Diệu Linh (2011), “Cảm hứng phê phán trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (10), tr.80-85.
39. Nguyễn Diệu Linh (2012), Di cảo thơ của Chế Lan Viên trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Long (1990), Văn học Việt Nam 1954 – 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
42. Vân Long (tuyển chọn) (2008), Nét độc đáo trong thơ Chế Lan Viên, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
43. Phương Lựu (chủ biên) (2010), Lý luận văn học – tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
44. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1986), Các nhà văn nói về văn – tập 2, Nxb Tác