Biểu hiện của giá trị nhân văn hiện thực

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 28)

Vốn là hệ giá trị, tư tưởng nhân văn hiện thực ra đời, phát triển và hoàn thiện gắn liền hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể. Lịch sử - xã hội biến chuyển không ngừng nên nội hàm giá trị nhân văn hiện thực cũng liên tục vận động: đổi thay, thêm bớt về mặt biểu hiện, trong khi bản chất bất biến. Giá trị nhân văn hiện thực biểu hiện đa dạng tùy điều kiện lịch sử, xã hội, tùy trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật, tùy cá tính sáng tạo

và tác phẩm văn học cụ thể. Nhưng về bình diện lí thuyết đã định hình, có thể xác định giá nhân văn hiện thực biểu hiện ở các phương diện sau:

1.2.3.1. Phân đôi thái độ trước con người – cuộc đời

Cuộc đời và con người tổng hòa các đặc tính khác nhau, thậm chí đối lập. Một giá trị văn học toàn diện và hoàn thiện khi chịu đón nhận và ghi nhận mọi khía cạnh đối lập của đối tượng đặc thù này; từ đó có thái độ và cách ứng xử phù hợp. Giá trị nhân văn hiện thực có sự phân đôi thái độ đối với cuộc đời và con người. Sự phân đôi này hoàn toàn không đối lập, ngược lại còn bổ sung, làm rõ cho nhau. Thực chất, sự phân đôi thể hiện trong tình cảm, suy nghĩ của một chủ thể hướng đến nhiều đối tượng. Những đối tượng này thuộc hai hệ giá trị đối lập là Chân – Thiện – Mĩ và hệ đối với hệ giá trị này. Mức độ phân đôi thái độ càng mạnh mẽ, quyệt liệt thì chất lượng thể hiện của chủ nghĩa nhân văn hiện thực càng sâu sắc.

1.2.3.1.1. Cảm thương, bênh vực những số phận bất hạnh

Biểu hiện đầu tiên của sự phân đôi thái độ chính là nỗi đau rất nhân tình của người nghệ sĩ trước số phận bất hạnh. Đau thương là khía cạnh phổ biến và dễ lay động lòng người nhất mà nhà văn dùng để tiếp cận những hiện tượng tiêu cực. Niềm đau bao giờ cũng là nguồn cảm hứng nhân văn chủ nghĩa lớn lao, bất tận trong văn học nghệ thuật. Mỗi lần chuyển giai đoạn, ý thức văn học thường xuất hiện những “vùng đau mới” như cách nói của L.Tolstoi trong tác phẩm Anna Karênia.

Trong tư tưởng truyền thống của dân tộc ta, giá trị nhân văn hiện thực biểu hiện trước hết ở quan niệm tình thương. Tình thương, với nghĩa đơn giản nhất, là năng lực cảm thông cho nỗi đau của người khác. Đây là năng lực nhân tính phổ biến vì ở đời không ai là không gánh chịu nỗi đau.

Tình thương như hình thái tự khẳng định của con người. Theo ý của Hêghen, thực chất của tình thương là ở sự từ bỏ ý thức về bản thân mình, sự quên mình ở một cái tôi khác nhưng chính trong sự biến mất đi này và trong sự quên đi này, lần đầu tiên ta tìm được bản thân mình và làm chủ được bản thân ta. Khẳng định cá nhân thông qua tình thương, đây là biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa nhân văn hiện thực.

Trong địa hạt tình thương, thương người dựa trên nguyên tắc xả thân, thương mình dựa trên nguyên tắc vị kỉ. Mối quan hệ thương người – thương mình nằm trong

tương quan giữa nguyên tắc xả thân và vị kỉ. Nếu ý thức đạo đức cũ nhìn nhận tư tưởng vị kỉ và tinh thần xả thân có quan hệ đối lập tuyệt đối và cán cân đạo lí nghiêng về xả thân thì chủ nghĩa nhân văn hiện thực không chấp nhận cách đặt vấn đề như vậy. Thực chất, tư tưởng vị kỉ cũng như tinh thần xả thân đều là hình thức cần thiết cho sự tự khẳng định của những cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định. Như vậy, tình thương không chỉ mang con người xích lại gần nhau hơn mà còn đưa họ trở về với chính bản thân mình.

Cần khẳng định thêm, tình yêu thương con người chính là thái độ sống, cách ứng xử thấm đẫm chất nhân văn. Tình thương trở thành sức mạnh tinh thần, tạo nên động lực sống và sáng tạo của con người. Đó là xuất phát điểm và cũng là đích đến của mọi sự sáng tạo.

Tình thương biểu hiện ở nhiều khía cạnh với những mức độ khác nhau như thương nước – thương dân – thương đời – thương người – thương thân... Dẫu thể hiện ở mức độ nào thì trọng lực của tình thương vẫn rơi vào vùng đau của con người. Việc dành tình cảm cho những nỗi “đau đớn lòng” (Nguyễn Du) không chỉ là nguồn cảm hứng bất tận mà còn là sứ mệnh, trọng trách thiêng liêng đối với người thư kí trung thành của thời đại và tâm hồn, là nhà văn. Vẻ đẹp nhân văn của tình thương càng sâu sắc thì ý nghĩa hiện thực càng mạnh mẽ. Tình thương thâu kết trong nó cả sức mạnh của giá trị nhân văn và hiện thực.

Từ thương người, giá trị nhân văn hiện thực mở rộng tình thương sang nỗi đau của chính mình: “Giật mình mình lại thương mình xót xa” (Nguyễn Du). Bản chất của tình thương là sự từ bỏ bản thân mình, quên mình ở một cái tôi khác, nhưng chính trong sự biến mất này và trong sự quên đi này, lần đầu tiên ta tìm được chính bản thân mình và làm chủ chính mình. Tình thương mình giúp con người nhìn nhận, đối diện với tự thân, sống sâu sắc và là mình thật nhất, trọn vẹn nhất.

Đi xa hơn, từ sự cảm thương, đồng cảm, chia sẻ với thân phận bất hạnh, cảnh đời đau khổ, những nhà văn nhân văn hiện thực còn lớn tiếng đòi quyền sống, quyền làm người, mạnh dạn tranh đấu giải phóng những người bị đè nén, bóc lột, áp bức. Dẫu có khi, chính nhà văn cũng là một trong số những người cùng khổ. Khác với chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân văn hiện thực cảm thương, bảo vệ và tranh đấu cho con

người, vì con người trên cơ sở hiện thực. Bởi thế, hành trình giải phóng thực tế, khả thi và nhiều hứa hẹn hơn khi các nhà nhân văn hiện thực nhận diện được căn nguyên cùng phương cách giải tỏa nỗi đau. Tất nhiên những niềm đau này thuộc về thời đại, xã hội còn những nỗi đau ăn sâu vào bản chất qui luật bất biến của nhân loại thì giá trị nhân văn hiện thực tìm cách thỏa hiệp và chung sống.

Như vậy, chính tình thương, sự bênh vực cho nỗi đau của người và của mình là đặc tính giúp chủ nghĩa nhân văn hiện thực trở thành một trong những giá trị văn học nhân tình và hữu năng nhất trong việc bảo vệ hạnh phúc chân chính cho con người.

1.2.3.1.2. Căm phẫn, tố cáo xã hội bất công

Càng yêu thương con người, nhà văn nhân văn hiện thực càng căm phẫn trước sự tàn ác, bất công của các thế lực phi nhân tính. Họ lớn tiếng lên án, phê phán, phủ định cái phi nhân, cái xấu, cái ác. Đó là những lề thói, tập tục, kỉ cương trói buộc con người, những lực lượng xã hội, thể chế chính trị, tư tưởng chà đạp, áp bức, bóc lột, làm hủy hoại, tha hóa nhân hình, nhân tính, nhân cách con người.

Tiến bộ hơn giá trị nhân văn chỉ phản kháng, lên án chủ quan, giá trị nhân văn hiện thực giải thích nguyên nhân gây ra cho nhân loại cảnh bất hạnh, tội lỗi, xấu xa... từ đó đề ra phương pháp giải quyết để con người được sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Như vậy, tiếng nói lên án, tố cáo cái xấu ác của giá trị nhân văn hiện thực không dừng ở tiếng kêu “đau đớn lòng” mà còn vang lên như bản cáo trạng đanh thép buộc tội thế lực xâm hại đến hạnh phúc con người. Lời tố cáo ấy cất lên không im bặt trong đau xót, bế tắc mà mở ra phương hướng thoát khỏi những đau xót ấy. Đó là sự tiến bộ của chủ nghĩa nhân văn hiện thực so với chủ nghĩa nhân văn trước đây.

Không chỉ hướng ra thế lực bên ngoài, các nhà văn nhân văn hiện thực còn hướng vào phán xét, tự trách khiếm khuyết của bản thân với thái thái độ nghiêm khắc, đôi khi tàn nhẫn. Họ thẳng thắn nhìn nhận sự hạn chế trong cử chỉ, lời nói, thậm chí cả suy nghĩ của bản thân. Tùy phong cách con người và nghệ thuật mà mỗi nhà văn có cách thể hiện khác nhau. Có người tự trào, có người đay nghiến, có người suy tư, có người trăn trở trước thói xấu của bản thân. Nhưng tất cả đều xuất phát từ sự tự ý thức và tinh thần trách nhiệm cao độ đối với con người và cuộc đời. Càng khát khao cống hiến, phục vụ cuộc đời, yêu thương, bảo vệ con người, lại càng cảm thấy mình bé nhỏ, hữu

hạn và bất lực. Sáng tạo văn chương như cách nhà văn đối diện với chính mình rồi phân thân, phán xét và kết tội bản thân. Có điều, nếu nhà văn bao dung với cuộc đời bao nhiêu thì với bản thân, anh ta lại nghiêm khắc và khắc nghiệt bấy nhiêu. Khiếm khuyết của bản thân người nghệ sĩ được chiếc kính hiển vi văn chương phóng chiếu đến vô cùng qua sự dằn vặt, ăn năn, tự trách chính mình của nhà văn. Cái tôi trữ tình càng tự nhận nhiều khiếm khuyết thì vẻ đẹp nhân cách lại càng ngời sáng. Như vậy, ngay ở vấn đề chê trách thói xấu bản thân của nhà văn đã có sự phân đôi trong cách nhìn nhận. Sự phân đôi này mang tính đối nghịch trong quan điểm của nhà văn về chính mình và của độc giả dành cho nhà văn. Sự đối nghịch càng đậm thì giá trị nhân văn hiện thực càng sâu sắc.

1.2.3.2. Tôn vinh vẻ đẹp con người

Tự thân mỗi người, về bản chất và bản tính, đều tồn tại vẻ đẹp phát lộ hoặc tiềm ẩn. Lòng tin nơi con người giúp nhà văn thấu nhận vẻ đẹp bên trong họ. Lòng tin là sợi dây nối kết con người, giúp họ tri nhận vẻ đẹp của nhau và của chính mình. Đây cũng là tiền đề cho giá trị nhân văn hiện thực. Phải tin tưởng thì người nghệ sĩ mới quí trọng, yêu thương và tận hiến vì con người.

Mỗi người đều đáng quí, trước hết vì mỗi cá nhân là một nhân cách riêng, duy biệt, độc lập, không thể thay thế. Như vậy, bên cạnh yêu cầu tình thương, cần đặt ra yêu cầu tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người. Tình thương có cơ sở ở sự tôn trọng mới là tình thương chân chính. Không tôn trọng phẩm giá người mình thương thì đó chỉ là thương hại. Yêu cầu kính trọng con người có ý nghĩa sâu sắc hơn tình thương. Sự tôn trọng ở đây là công nhận và đề cao vẻ đẹp thuộc về con người.

Giá trị nhân văn hiện thực không tìm kiếm xa xôi vẻ đẹp thần thánh mà đi vào ca ngợi hạnh phúc trần tục cùng sự giải phóng con người. Chủ nghĩa nhân văn hiện thực chủ trương kính trọng mỗi người và mọi người. Sự kính trọng này thể hiện rõ nhất ở việc tôn vinh vẻ đẹp con người, đó là nét đẹp người nhất, nhân tính nhất chứ không thần thánh, cao siêu, toàn bích nhưng không thật. Vẻ đẹp ở đây được hiểu toàn diện và đa dạng. Đó có thể là vẻ đẹp ngoại hình cũng có thể là vẻ đẹp tâm hồn. Chính điểm này thể hiện sự quyện kết giữa giá trị nhân bản với giá trị nhân đạo trong giá trị nhân văn hiện thực. Những tác phẩm văn học mang giá trị nhân văn hiện thực lấp lánh vẻ

đẹp con người: những người bình dị thuộc mọi giai cấp với biểu hiện có thể còn nhiều khiếm khuyết nhưng nhà văn luôn tận tụy, kiên nhẫn kiếm tìm hạt ngọc ẩn kín bên trong “tiểu vũ trụ” kia. Vì thế, khi tiếp nhận tác phẩm nhân văn hiện thực, người đọc không ngưỡng vọng nhân vật như cá thể cao vợi, khó chạm đến, khó cảm thấu mà như được gặp chính mình, đúng hơn là gặp những khoảnh khắc Người của chính mình trong họ. Đó là vẻ đẹp đặc trưng của giá trị nhân văn hiện thực. Chính vẻ đẹp này đã mang văn học đến gần nhất với con người và đưa con người đến gần nhất với cái đẹp.

1.2.3.3. Khơi dậy khát vọng hướng thiện ở con người

Đích đến cuối cùng của mọi hệ giá trị văn học cũng như đời sống là hướng con người đến Chân – Thiện – Mĩ. Bởi thế, biểu hiện quan trọng của giá trị nhân văn hiện thực là khơi dậy khát vọng hướng thượng, vươn đến những điều cao đẹp. Khát vọng này biểu hiện ở mức độ khác nhau như niềm tin, hi vọng, ước mơ, mong muốn, khát vọng... Dẫu chỉ mới trong tư tưởng, nhưng chính ước vọng chân chính này sẽ giúp con người xa lìa cái xấu ác để hướng đến những điều cao đẹp. Trong tác phẩm nhân văn hiện thực, khát vọng hướng thượng được hiện thực hóa bằng những nhân vật, hoàn cảnh, tình tiết… lí tưởng. Sự lí tưởng ở đây có cơ sở đời sống với tính thực tế, khả dĩ nhất định. Niềm tin, ước mơ trong tác phẩm nhân văn hiện thực không ảo tưởng, phi lí, siêu thực mà bám chặt vào thực tại đời sống, thời đại và lòng người. Sự hướng thượng ở đây có cội rễ sâu chắc từ cuộc đời. Bởi thế, ước mơ vươn đến điều cao đẹp không có nghĩa là chối bỏ, trốn tránh thực tại, mà mong muốn hoàn thiện, làm mới chính mình, từ đó trở về cải thiện, đổi mới thực tại. Khát vọng hướng thiện ở giá trị nhân văn hiện thực không chỉ là mong muốn cho chính bản thân, mà còn ước vọng cho toàn xã hội, cả nhân loại. Vấn đề tôi và chúng ta được dung hòa. Cá nhân vươn hướng đến điều cao đẹp không bị lạc lõng, lẻ loi giữa tập thể; ngược lại còn là động lực thúc đẩy tập thể đổi mới, hoàn thiện. Bởi vậy, tiếng lòng một người cũng chính là điệu hồn muôn người. Ước mong của cá nhân mang tinh thần, nhu cầu, khát vọng thời đại, xã hội. Ước mong này thường trực, đau đáu, da diết trong tác phẩm nhân văn hiện thực vừa như cách con người rèn luyện tâm hồn, vừa là nỗi ám ảnh khôn nguôi của chủ thể ý thức cao độ về hệ giá trị Chân – Thiện – Mĩ.

1.2.3.4. Suy nghiệm những vấn đề thuộc về bản chất con người

Khi khơi dậy khát vọng, người nghệ sĩ luôn chú ý đến sự nhận thức và tự ý thức của con người về chính mình. Chuyển chức năng nhận thức của văn học vào sự khai hóa quá trình tự nhận thức của con người là hướng đi quan trọng của giá trị nhân văn hiện thực. Giá trị nhân văn hiện thực chủ trương khơi sâu suy nghiệm vấn đề thuộc về bản chất người. Bởi thế, những tác phẩm này thường oằn sâu nỗi trăn trở, suy tư, chiêm nghiệm, triết lí về những vấn đề thuộc tầng sâu ý thức nơi địa hạt bản chất con người. Những suy nghiệm sâu xa giúp nâng cao giá trị người, bởi lẽ, khi con người càng suy tư về chính mình thì họ càng hiểu mình hơn, và nhờ đó, sống đúng với bản chất và thiên chức của mình hơn. Không chỉ suy tư cho bản thân, con người còn trăn trở cho xã hội, thời đại, nhân loại. Càng suy ngẫm chính mình, cá nhân càng hiểu về mọi người, ngược lại, càng nghiệm suy về mọi người, cá nhân càng thấu suốt chính mình. Cái riêng và chung, tôi và ta hòa điệu giúp quá trình suy nghiệm về con người và cuộc đời trở nên sâu sắc, toàn diện và xác thực hơn.

1.2.3.5. Tự do thể hiện cá tính, tình cảm cá nhân

Nhắc đến chủ nghĩa nhân văn hiện thực, không thể không đề cập việc cởi trói con người, giải phóng và tạo cho họ điều kiện được tự do thể hiện cá tính, tình cảm, để họ được là chính mình. Nếu hệ tư tưởng gia trưởng không thừa nhận cá nhân thì giá trị nhân văn hiện thực tôn trọng sâu sắc và toàn diện quyền tự do của con người. Giá trị nhân văn hiện thực đánh thức ở con người tinh thần vươn dậy, ý thức phản kháng, quyền năng giải phóng mình và đồng loại. Việc cởi trói con người của chủ nghĩa nhân văn hiện thực thể hiện ở nhiều khía cạnh đa dạng. Trọng tâm là ở sự phát triển tự do cá

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)