Theo Chế Lan Viên, trong một bài thơ, ngôn ngữ có lúc mộc mạc hồn nhiên nhưng có khi mang vẻ đẹp kì diệu như “hài hoa cô Tấm”, như “mái tóc thơm hương
cấm cung chứ chả phải hương đồng”. Vai trò của biện pháp tu từ nghệ thuật rất quan
trọng trong thơ ca. Nó không chỉ góp phần thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ mà còn làm nên giá trị bài thơ. Chỉ một tiếng cũng đủ tiêu diệt những bài thơ hay nhất, theo cách nói của P.Veverdy, đủ cho thấy sức nặng của tu từ nghệ thuật trong sáng tạo thơ ca. Tuy nhiên, cũng phải nhìn theo hướng toàn diện, với Chế Lan Viên, trong thơ, cái hướng của toàn bài là chính, còn cái hay của từng câu chỉ là để phục vụ cho hướng chung. Trong một số quan niệm trực tiếp, Chế Lan Viên khẳng định vai trò của nghệ thuật nói chung và việc kiến tạo ngôn ngữ nói riêng trong sáng tạo thơ ca. Theo ông, về hình thức, cần chú ý đến ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ là tế bào chữ, nói lên kiểu cấu trúc thơ. Ông không thích những chữ quá nên thơ và những chữ quá mộc mạc. Ông nhắc nhở người sáng tác cần chú ý từ vựng cơ bản, tránh dùng nhiều từ mới, nhưng cũng không thể sử dụng những từ ngữ cũ quá quen thuộc, mòn sáo. Ông chia sẻ bản thân rất thích dùng một ý thơ và thể nghiệm thử bằng nhiều hình thức khác nhau rồi chọn một hình thức thích hợp, có khả năng biểu hiện nhiều nhất. Những quan niệm trên đã chi phối cách sáng tạo và kiến tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên. Các biện pháp tu từ thể hiện đắc dụng hàm ý nội dung và góp phần hữu hiệu biểu hiện giá trị nhân văn hiện thực. Trong các biện pháp tu từ, năm biện pháp đối lập, so sánh, ẩn dụ, câu
hỏi tu từ và liệt kê biểu hiện tập trung nhất giá trị nhân văn hiện thực. Tu từ đối lập
toàn diện hóa cách nhìn - nghĩ - cảm hiện thực đời sống và hiện thực tâm hồn. Tu từ so sánh cân đo thực tại. Tu từ ẩn dụ chất chứa suy tư, triết lí. Câu hỏi tu từ chất vấn lẽ đời và lòng người. Tu từ liệt kê cụ thể hóa hiện thực. Mỗi biện pháp có một công năng riêng góp phần biểu hiện giá trị nhân văn hiện thực.
3.1.1. Thủ pháp đối lập
Đặc trưng phong cách thơ Chế Lan Viên là đậm chất triết lí. Ngoài đi sâu khai thác qui luật phổ quát, vĩnh cửu, nhà thơ còn chú trọng khám phá mặt cá biệt, góc đối lập nhằm phát hiện những vấn đề triết lí mang tính bất ngờ. Phần lớn vần thơ triết thuyết của ông tập trung khai mở chiều sâu đối lập của hiện thực, từ đó khai thác sự
thống nhất trong tương phản. Nhờ vậy, tính biện chứng của vấn đề được tận khai triệt để. Sức liên tưởng trong thơ Chế Lan Viên nói chung, đặc biệt ở Di cảo thơ nói riêng, bao giờ cũng xuất phát từ sự nhạy cảm tâm hồn và chiều sâu trí tuệ. Hai liên tưởng được Chế Lan Viên sử dụng thành công nhất là liên tưởng tương phản và liên tưởng tương đồng. Đặc biệt, với liên tưởng tương phản, nhà thơ tỏ ra có năng lực tư duy biện chứng khi phát kiến, thấu cảm và biểu hiện biến hóa, linh hoạt giữa các mặt đối lập. Thơ Chế Lan Viên tận khai phạm trù đối lập để tạo hình tượng thơ.
Với kết cấu đối lập, thế giới trong thơ Chế Lan Viên hiện ra với những mặt đa dạng, vừa tương phản vừa bổ sung, luôn luôn vận động, bài thơ tăng ý nghĩa triết học, đi dần về phía chân lý, mang tính phổ quát cao. Đối tượng thẩm mỹ không chỉ được nhìn, được cảm mà còn được lật trở, xem xét các khía cạnh, đặt nó trong các mối tương quan. (…) Hình thức cơ bản, phổ biến trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự đối lập. Qua đối lập, phải nói Chế Lan Viên đã nắm bắt một quy luật quan trọng trong cuộc sống cũng như sự thưởng thức nghệ thuật [16, tr.14].
Trong thơ Chế Lan Viên nói chung và Di cảo thơ nói riêng, kiểu đối lập thể hiện ở nhiều cấp độ: từ vựng, từ pháp, hình ảnh, cấu tứ… Vai trò biện pháp đối lập trong việc thể hiện giá trị nhân văn hiện thực là rất quan trọng. Nhờ đối lập, biểu hiện đặc trưng của giá trị nhân văn hiện thực được triển khai sâu sắc, ấn tượng hơn. Trong các biện pháp tu từ, đối lập được vận dụng nhiều nhất ở Di cảo thơ. Hầu như mỗi bài trong ba tập Di cảo đều phảng phất ý nghĩa tương phản và phần nhiều bài trực tiếp vận dụng tu từ độc đáo này. Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy tu từ đối lập được vận dụng chiếm ưu thế về số lượng lẫn chất lượng trong việc triển khai những cặp phạm trù sau: lí tưởng – hiện thực, xưa – nay, khát vọng bản thân – giới hạn bản thân và thời gian nghiệt ngã. Mối tương quan và việc giải quyết mối tương quan của các cặp phạm trù này tạo sinh các biểu hiện cơ bản của giá trị nhân văn hiện thực.
3.1.1.1. Lí tưởng – hiện thực
Lí tưởng và hiện thực là hai khía cạnh song tồn trong đời sống. Lí tưởng biểu trưng cho phần cao đẹp, mĩ tính của hồn người. Hiện thực chỉ thực tại đời sống với qui luật vận động nội tại không bị tác động, lay chuyển bởi ý thức chủ quan của con
người. Mối tương quan của hai đối tượng này thường có khoảng chênh nhất định. Xã hội càng biến động thì khoảng chênh càng lớn. Hơn mọi lĩnh vực, văn chương nói chung và thơ ca nói riêng có sứ mệnh chuyển tải độ lệch ấy. Đó mới chỉ là bước đệm, quan trọng hơn, thơ có vai trò chia sẻ, cảm thương với niềm đau do độ chênh ấy gây nên. Đây cũng là biểu hiện quan trọng và tiêu biểu nhất của giá trị nhân văn hiện thực. Không khía cạnh nghệ thuật nào, cụ thể hơn là biện pháp tu từ nào, ngoài đối lập chuyển tải sâu sắc, triệt để và ấn tượng mối tương quan giữa lí tưởng và hiện thực. Bởi như chiếc cân cân đo hai phạm trù, nếu cán cân lệch về phía thực tại, giá trị phản ánh, tố cáo mạnh mẽ hơn; nếu lệch về phía lí tưởng, giá trị tôn vinh, ngợi ca sâu sắc hơn. Trong Di cảo thơ, tu từ đối lập được vận dụng tối đa để biểu hiện hai đặc tính trên.
Mức độ đậm nhạt của đặc tính biểu hiện ở thứ tự, vị trí của các hình ảnh, tính chất đối lập. Chúng tôi nhận thấy hình ảnh hoặc tập hợp hình ảnh đứng sau thường được thể hiện với dụng ý nhấn mạnh, là tư tưởng chủ đạo nhà thơ muốn gửi gắm, truyền tải.
Trước tiên, ở mặt nhấn mạnh phạm trù hiện thực. Những hình ảnh mang tính minh họa, chủ yếu trong thơ Chế Lan Viên là biểu trưng cho hiện thực đời sống, được đặt ở sau. Chế Lan Viên tỏ ra linh hoạt trong việc vận dụng tu từ đối lập.
Kiểu đối lập được thể hiện ở mức độ cấu tứ:
“Thế mà sáng nay hoa chỉ ở cùng anh một ngày một buổi/ Và anh lại khép cửa, quay lưng, đứng ngắm vịt gà!” (Hoa nở)
“Anh dựng những câu thơ cầu vồng ngũ sắc,/ Ra khỏi đó, người ta rơi tõm vào đống rác,/ Anh dựng những câu thơ hoa quỳnh, hoa huệ, đầm hương/ Ra khỏi đó chạm phải điều thối hoắc/ Của những điều chó chết bên đường.”
(Ảo tưởng)
“Chả lẽ vác thanh gươm cứu đời mà lết bộ quanh năm?” (Lừa)
“Khi tôi cười trên mây/ Thì máu người rên dưới đất.” (Tìm đường)
Đến mức độ hình ảnh:“Nhiều A, nhiều H, nhiều Nơ-tơ-rôn và quá ít Bụt, quá ít
nàng Tiên hóa phép,”, “Vần dắt anh từ Thiên Thai, Thi Sơn đến hàng cá thịt/ Từ cây liễu, cây tùng đến cây xoài, cây mít…” (Vần),“Gió bụi, trăng, hoa, chó mèo vào được tuốt.” (Lẫn lộn)…
Nhìn chung, các hình ảnh được sử dụng ở đây đối lập cao độ. Chúng không chỉ đối về nghĩa mà còn tương phản sâu sắc về mức độ và thói quen vận dụng. Những hình ảnh biểu trưng cho cái đẹp chủ yếu là thi liệu quen thuộc, mang tính cổ điển, ước lệ như nàng Tiên, Thiên Thai, Thi Sơn, cây liễu, cây tùng… Trong khi đó, hình ảnh biểu trưng cho thực tại đời sống lại mang tính đời thường đậm đặc. Không chỉ không là thi liệu quen thuộc của thơ ca, chúng còn xa lạ, thậm chí tối kị với nghệ thuật ngôn từ. Đồng thời, những chất liệu ngôn từ này đậm tính hiện đại và thời đại. Đó là những
vịt gà, cá thịt, cây xoài, cây mít, đống rác, A, H, Nơ-tơ-rôn… Đặc trưng phong cách
Chế Lan Viên là triển khai hàng loạt hình ảnh cùng thuộc trường từ vựng, nhờ vậy rất thuyết phục, ấn tượng và tạo được hiệu năng ý nghĩa, thẩm mĩ sâu sắc. Không chỉ vậy, nhà thơ còn tạo kiểu đối lập từ vựng với sự kết hợp từ ngồn ngộn chất đời thường:
“điều thối hoắc”, “điều chó chết bên đường”… Đây là các từ điệu nói, từ đời sống đi
thẳng vào thơ văn. Điều này một phần cho thấy sự chuyển biến trong quan niệm và sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên từ thời trước Di cảo cho đến Di cảo. Dấu ấn
hiện thực, không phải hiện thực chung chung, mà là hiện thực thời đại phồn tạp in đậm trong cách dùng từ, chọn hình ảnh của Chế Lan Viên. Chúng được dồn nén, tinh kết thể hiện cho các cặp phạm trù đối lập, nhờ vậy sắc sảo và ấn tượng vô cùng. Hòa kết cùng nội dung tư tưởng, hình thức tu từ đối lập đã góp phần chuyển tải giá trị nhân văn hiện thực trong việc thể hiện thái độ bất mãn, thất vọng trước thực tại xã hội thời nhà thơ đang sống: đất nước ta những năm đổi mới. Khi ấy, vì mải miết khôi phục tổn thất chiến tranh, chú trọng đời sống vật chất mà những giá trị tinh thần bị xem nhẹ. Cái đẹp, những hệ giá trị tiêu biểu của Con Người dần mờ nhạt vì bị lối sống vật chất hóa, tiện nghi hóa, hiện đại hóa lấn át. Bởi thế, những câu thơ triển khai hai phạm trù đối lập này không chỉ khắc họa bức tranh hiện thực lệch lạc mà còn ánh chiếu bức tranh lòng người nhiều tâm huyết, trách nhiệm với đất nước, thời cuộc.
Tuy nhiên, không vì vậy mà Chế Lan Viên có cái nhìn bi quan trước mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất. Chế luôn nhìn nhận vấn đề ở nhiều chiều đối lập, tương phản với quan điểm phóng khoáng, bao dung, hiện đại, sắc sảo và toàn diện. Phản ánh thực tại ngổn ngang chèn ép lí tưởng thanh đẹp, nhà thơ không quên tôn vinh chiến thắng vinh quang của lí tưởng, lòng người trước hiện thực khắc nghiệt: “Với lại, biết
đâu, biết đâu trong cả những con người nhơ nhuốc/ Vẫn có tia sáng sao trời chói rạng bình minh.” (Nơi mìn nổ). Chế vẫn giữ vững niềm tin ở con người với tất cả thiên
tính, thiện lương chứng minh cho sự tồn tại bất biến của năng lực người. Sâu sắc hơn, nhà thơ còn dùng tu từ đối lập để ngợi ca sự biến chuyển, hồi sinh của thiên lương con người sau khi chống chọi, đối đầu với xấu ác của đời: “Những hải âu chứng kiến máu
thì cánh bây giờ trắng muốt” (Thơ thế kỷ). Vẫn giữ vững cái nhìn, cách nhìn toàn vẹn
ở con người, cuộc đời, nhà thơ không tự làm mờ hóa quan điểm dù thực tại đời sống có nhiều biến động. Ở hướng tôn vinh lí tưởng, phần lớn bài thơ, tu từ đối lập được sử dụng ở mức độ cấu tứ làm rõ cho quá trình chuyển biến và thắng lợi của lí tưởng với hiện thực, cái cao đẹp với cái thấp hèn. Trong khi đó, với trường hợp này, nhà thơ chủ yếu triển khai ở cấp độ hình ảnh và từ vựng nhằm tạo ấn tượng mạnh và sắc sảo hóa giọng thơ. Đọc câu thơ, độc giả có cảm tưởng nhà thơ đang liên tiếp ném ra các cặp hình ảnh ở thế đối sánh với thái độ bất đắc chí sâu sắc. Đồng thời, hình ảnh và từ ngữ ở đây đậm chất trữ tình chứ không đời thường hóa, trần tục hóa như trường hợp trên.
Như vậy, trong việc triển khai cặp phạm trù lí tưởng – hiện thực, với tu từ đối lập, nhà thơ không chỉ phản ánh chân thực cuộc chiến giữa hai hệ giá trị vật chất và tinh thần xã hội đương thời, qua đó, ta còn cảm nhận được cách nhìn, cách cảm cuộc đời và con người của Chế Lan Viên vào những năm cuối đời. Không bi quan cũng chẳng lạc quan, nhà thơ nhìn nhận vấn đề chân xác, khách quan, toàn diện bằng tấm lòng tâm huyết với cuộc đời và tin yêu con người. Với tu từ đối lập, nhà thơ đã làm nổi bật thành công cặp phạm trù quan trọng đầu tiên trong biểu của giá trị nhân văn hiện thực.
3.1.1.2. Xưa – nay
Với thực tại phồn tạp, việc đối sánh giữa xưa và nay là cách để bày tỏ niềm trăn trở, suy tư trước thời cuộc. Còn gì tối ưu hơn khi đặt cạnh hôm nay nhiều biến đổi với hôm qua vững vàng các hệ giá trị. Không thoát li thực tại, hoài cổ, phủ mờ hiện thực, tô đậm quá khứ, Chế Lan Viên bám chặt thời đại, gắn kết các chân giá trị quá khứ làm hệ qui chiếu đối sánh nhằm bật lên sự lung lay, rạn vỡ của những phẩm giá đương thời: “Thơ xưa khóc hoặc cười, còn thơ nay thì dở cười dở khóc/ Giữa lúc ta lâm ly thì
chú Cuội xen vào đùa cợt,” (Thơ hiện đại). Không hẳn lên án, phản ánh, qua việc tạo
trước cái đẹp và nghệ thuật thời đại. Lãnh địa thiêng liêng của cái đẹp và nghệ thuật bị pha tạp của nhiều đặc tính, không còn thuần chất và thanh khiết như xưa.
Tư duy Chế Lan Viên mang tính đa chiều nên nhà thơ luôn soi chiếu vấn đề ở nhiều góc độ, cảm quan. Nhận rõ sự tuột dốc của tâm hồn thời đại, song song đó, nhà thơ còn khách quan công nhận sự tiến bộ vượt bật của nay so với xưa: “Xưa là bộ dây
nay thêm bộ gõ,/ Xưa là bộ gõ nay bộ hơi…” (Cho dù). Với tính biểu trưng, các hình
ảnh được đặt ở thế quá trình, nhờ vậy tô đậm chuyển biến ưu trội của hiện tại so với quá khứ. Vì tư duy thơ Chế mang tính đa chiều nên các hình ảnh đối lập không tương phản ở thế trắng đen rạch ròi mà ẩn sâu ở mức hàm nghĩa. Tất cả làm nổi bật bước phát triển của thời cuộc cùng niềm hạnh phúc và lòng tin đối với “nay”, với con người và thời đại của Chế Lan Viên.
Bên cạnh đó, phạm trù đối lập xưa nay còn là kênh bộc bạch, bày tỏ nỗi niềm riêng tư, chân thành của tác giả. Phần lớn các bài trong Di cảo thơ được sáng tác khi nhà thơ đang ở đoạn cuối cuộc đời, bởi vậy, sự hoài niệm, nhớ tiếc vẫn thường trực. Một trong những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân văn hiện thực là tự do thể hiện cái tôi, bộc bạch tâm sự sâu kín. Ở đây, một nhà thơ lão thành không hề che giấu niềm thương nhớ mẹ mà trực bày cõi lòng nhớ tiếc qua tu từ đối lập giữa hôm qua có mẹ và hôm nay xa mẹ: “Giữa Cảng lớn dầu khí ngày nay, con thương mẹ ngày xưa leo lét
ngọn đèn dầu”. Với cấp độ hình ảnh, tu từ đối lập tạo dựng hai bức tranh tương phản
sâu sắc cứa nhói cõi lòng cái tôi trữ tình. Một hình ảnh mang tính đời thường, một hình ảnh mang tính trữ tình căng phóng câu thơ thành hai miền tương phản, phác thảo ba bức tranh: bức tranh hiện thực hôm qua, bức tranh hiện thực hôm nay và bức tranh tâm trạng của chủ thể chênh chao giữa xưa và nay, còn mẹ và mất mẹ.
Như vậy, tu từ đối lập thể hiện phạm trù xưa – nay, qua tư duy đa chiều của tháp