Biểu tượng nghệ thuật

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 124)

Trong các yếu tố hình thức, biểu tượng nghệ thuật thể hiện trọn vẹn, sâu sắc, tinh tế, kín đáo và cô đọng nhất giá trị nhân văn hiện thực. Ba tập Di cảo thơ có cả hệ

thống biểu tượng biểu trưng đầy đủ cho các biểu hiện của giá trị nhân văn hiện thực. Điểm này cũng tương hợp với phong cách thơ Chế Lan Viên khi nhà thơ luôn truy tìm bản chất sự vật ở bề sâu, bên dưới, phía sau, bên trong. Không theo hướng miêu tả bề mặt hiện tượng, hay lí giải hiện thực, thi liệu đời sống phần lớn để làm sáng tứ thơ, mạch suy tưởng, hơn là lấy nó làm điểm tựa tình cảm, suy nghiệm. Trong thơ Chế Lan Viên có hai loại hình ảnh, một loại mang tính hiện thực, một loại có tính ẩn dụ, tượng trưng. Loại thứ hai mới tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Vì

vậy, thơ Chế Lan Viên là thơ của hệ thống những biểu tượng. Điều này xuất phát từ quan niệm nghệ thuật của nhà thơ là phải viết những hình ảnh có ý tưởng, hay phải diễn tả những ý tưởng dính hình ảnh, bằng hình ảnh… Tuy vậy, hình ảnh biểu trưng trong Di cảo thơ cũng tương đối khác với hình ảnh trong những sáng tác trước đó của Chế Lan Viên vì chúng vận động và biến đổi cùng sự biến chuyển của cái tôi trữ tình. Cái tôi cô đơn siêu hình thuở Điêu tàn gắn liền thế giới hình ảnh ảm đạm, ghê rợn. Cái tôi sử thi thời kháng chiến chống Mĩ gắn với hình ảnh tươi sáng, mĩ lệ, hoành tráng. Cái tôi lui về suy nghiệm, trăn trở vấn đề thuộc vận mệnh muôn kiếp người thời Di cảo gắn liền thế giới hình ảnh có xu hướng thu nhỏ tầm vóc, gần đời thường, hiện

thực.

Về mặt lí thuyết, nguồn gốc biểu tượng (symbol) bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là đồng song hành hay đồng tồn tại, quan hệ biện chứng như hai mặt một tờ giấy. Biểu tượng được hình thành từ phương thức dùng một loại môi vật để môi giới tri giác cái bất khả tri giác. Hêghen cho rằng biểu tượng nằm giữa trực giác bình thường và tư duy có tính tư duy. Quá trình biểu tượng là cuộc đối chiếu của những hình thức khả thị nhằm chỉ ra cái bất khả thị. Việc nhận thức biểu tượng giúp con người nhận thức thực tại với cảm nhận sâu lắng.

Biểu tượng thơ đa dạng phong phú vì mỗi nhà thơ đều muốn khẳng định và sáng tạo theo cá tính riêng độc đáo của mình. Biểu tượng là hình thức đại diện. Biểu tượng thơ ca là biểu tượng khơi gợi (evocative). Đó là hình ảnh cụ thể, giàu tính cảm xúc, có nhiều khả năng chứa đựng ý nghĩa sâu, kết hợp và biến hóa vô cùng. Nếu tầm vóc nền văn minh được đo bằng số lượng hình tượng thì tầm vóc một nhà thơ được biểu hiện ở khả năng anh ta gán nghĩa cho biểu tượng. Có thể nói, biểu tượng đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật thế kỷ XX. Nhà thơ hiện đại phải là bậc thầy về biểu tượng. Với văn học Việt Nam cuối thế kỉ XX, biểu tượng hóa là xu hướng phổ biến và nổi trội. Nhiều tác giả giai đoạn này sáng tạo nên hệ thống biểu tượng đa dạng từ hình ảnh có sẵn trong hiện thực đến “mẫu gốc” trong tâm thức văn hóa, cùng hình ảnh kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng hoặc tâm linh, vô thức.

Biểu tượng không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung mà còn quan trọng với nghệ thuật. Theo Mallarmé, “Gọi tên một vật, tứ là giảm bớt đi ba phần tư hứng thú ở bài

thơ, thú đó do một sự sung sướng là đọc mà đoán ra dần; khẽ gợi ra vật, đó là mộng tưởng.” [21, tr.435]. Nhà thơ chân chính phải thường tâm niệm bỏ không gọi theo tên cũ vật trần gian mà mang chúng vào một thế giới khác, cho chúng một tiếng nói khác. Biểu tượng in đậm dấu ấn của tác giả, vì vậy, qua biểu tượng, có thể nhận ra cuộc sống quen thuộc, vùng thẩm mĩ của nhà thơ. Bởi vậy, hiểu được biểu tượng sẽ giúp ta hiểu nhà thơ sâu sắc và trọn vẹn hơn.

Từ cơ sở lí luận về biểu tưởng, soi chiếu vào Di cảo thơ của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy có cả một hệ thống biểu tượng trong ba tập thơ tương hợp với các biểu hiện của giá trị nhân văn hiện thực.

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 124)