Cái đẹp vốn là địa hạt của thơ ca. Và thơ, xét cho cùng, là ước mong vươn tới cái đẹp cao thượng của con người. Tuy vậy, cái đẹp không phải là sự bịa đặt tùy tiện, nó có ý nghĩa muôn thuở của hiện thực. Lí tưởng thường hằng của thơ ca là kiếm tìm, bảo vệ, thăng hoa và đưa cái đẹp trở về phục vụ đời sống. Cái đẹp thực tại là đối tượng giá trị nhân văn hiện thực hướng đến. Đó là sắc vẻ cuộc sống đời thường ngồn ngộn, là nét đẹp con người đời thường sinh động, chứ không phải cái đẹp hoàn mĩ, toàn bích, lí tưởng nhưng phi thực. Di cảo thơ của Chế Lan Viên bắt rễ từ màu mỡ cuộc đời, làm nở hoa vẻ đẹp đời, rồi “Lặng lẽ dâng cho đời” (Thanh Hải) sắc hương trần thế.
2.2.1.1. Vẻ đẹp tình yêu đôi lứa
Tình yêu là bản năng, bản thể, định mệnh đời người. Mỗi thời có sắc diện tình yêu riêng, nhưng về bản chất thì bất biến. Chế Lan Viên thời trước Di cảo dâng đời
những vần thơ đậm tình và dày trí, khúc tình thi sắc sảo chạm đến tận cùng bản chất yêu đương: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét/ Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng/ Như xuân đến chim rừng lông trở biếc” (Tiếng hát con tàu). Đến thời Di cảo,
khi ông đã qua dốc bên kia cuộc đời, điệu tình ông viết cho lòng ông hay hộ lòng người vẫn thoảng nét ban sơ: tình tứ, sắc sảo, nhưng có gì đó trầm mà vút, tình được thời gian chưng cất nên “càng già càng cay”, mới đọc qua có phần trầm ắng hơn đoạn đời trước nhưng đọc rồi, thơ lắng vào hồn thì ý vị thăng hoa.
Trong bài Chung một bóng đèn, Chế Lan Viên có những so sánh mang chiều kích vũ trụ về mối tương quan giữa anh và em: “Rồi anh xa em như hai thiên hà, thiên
thể cách trùng/ Đo từ anh đến em dễ triệu năm ánh sáng”. Trong tình yêu, khoảng cách lứa đôi luôn được trái tim yêu phóng chiếu tận cùng. Khoảng cách được cảm nhận vô cùng chứng tỏ nhớ thương là vô tận. Bài thơ còn ánh ngời vẻ đẹp kiêu hãnh của niềm tin vào tình yêu. Khoảng cách đôi ta mang chiều kích vũ trụ thì cả anh và em là những hành tinh kì vĩ, duy biệt, và vĩnh hằng. Rồi khoảng cách sẽ được nối, đôi ta sẽ song hành mặc vạn biến thời gian. Bản chất tình yêu muôn đời kiêu hãnh, lứa đôi say yêu luôn tin cuộc tình họ là cả vũ trụ. Mà đúng là cả vũ trụ thật vì đó là sự song hành, quyện kết của hai “tiểu vũ trụ” cần nhau.
Cung bậc khác của tình yêu là tưởng tượng. Yêu thương có thể lấp đầy khoảng trống bằng tượng tượng khôn cùng của khối óc và con tim. Khi chào căn phòng xứ quán ra về, nhà thơ cảm thấy có sự hiện hữu vô hình nhưng rất thật của người thương tại “Nơi ta nhớ em sớm chiều mỗi bữa”. Dẫu “Cái phòng con em chữa đến bao giờ/
Nhưng ta ngỡ em cùng ta đã ở” (Chào căn phòng sứ quán). Thì ra, sự thường trực
một bóng hình trong cõi lòng thương nhớ sẽ khỏa lấp mọi khoảng trống cách xa.
Không dừng ở tưởng tượng, biến thể khác của tình yêu là sự hóa thân, đúng hơn là tự nguyện hóa thân, chuyển thân để tương xứng, hòa quyện với người thương. Chủ thể trữ tình tự so sánh mình: “Anh là đêm bão/ Chờ mong em về”, và ví von người
thương: “Em là ban mai/ Hàng cây không lời/ Bầy chim thiêm thiếp/ Lòng người tinh
khôi” (Cầu nguyện). Chủ thể hạ mình xuống và nâng người thương lên. Ai trong đời
chẳng có bản ngã, ý thức kiêu hãnh thường trực trong ta. Vậy mà, khi bước vào thiêng địa tình yêu, con người trút bỏ buộc ràng bản thể, tự xóa mình để làm nền bật nổi người thương. Và đẹp thay, ý thức tự xóa càng cao thì nhân cách ta trong địa hạt tình yêu càng đậm. Và khi ta có ý thức tạm xóa bản thể để hòa điệu trong cõi yêu, cũng là lúc bản thể hiện hữu tỉnh thức và đậm đặc nhất. Sự hi sinh như yêu cầu và cũng là nét đẹp yêu đương. Tình yêu là thánh địa của bản thể cá nhân xóa nhòa cho hi sinh đôi lứa thăng hoa. Chất nhân văn đậm đặc, ánh ngời trong tương quan chỉ hai cá thể. Thể hiện những khía cạnh chân thật và tế vi nhất của tình yêu lứa đôi trong lòng người thời đại nhà thơ sống, Di cảo thơ chạm đến giá trị nhân văn muôn thuở nhưng vẫn bám chặt hiện thực đời sống đương thời. Nhờ vậy mà tập thơ đậm đà giá trị nhân văn hiện thực.
Như vậy, với những góc cạnh khác nhau của vẻ đẹp tình yêu, qua trí tuệ minh triết cùng tâm hồn tài hoa và tim yêu bỏng cháy, Chế đã dâng đời những bài thơ nhân văn hiện thực sâu sắc. Nó bất biến với mọi thời nhưng cũng sống động hóa thân ở bất kì thời cụ thể nào. Giá trị nhân văn hiện thực đậm đặc trong Di cảo thổn thức tiếng
lòng đang yêu chân thành. Nhân văn nơi vẻ đẹp tình yêu đa sắc và hiện thực ở sự thật tâm hồn sinh động. Những biến thái hồn yêu càng chân thật thì vẻ đẹp tình yêu càng đặc sắc. Ngược lại, vẻ đẹp tình yêu càng tươi tắn thì sự thật hồn yêu càng gần hơn tuyệt đỉnh nhân tình. Mối quan hệ biện chứng giữa tính nhân văn và hiện thực làm nên sắc vẻ nhân văn hiện thực trong thơ tình Di cảo thơ Chế Lan Viên.
2.2.1.2. Vẻ đẹp tình yêu thiên nhiên
Theo Alfred De Vigny quan niệm, thơ là cái đẹp tuyệt trần của sự vật và là sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy trong lí tưởng. Hà Minh Đức cũng có suy tư tương tự: “Cái đẹp trong thơ là sự thống nhất thẩm mĩ giữa những phẩm chất của thực tại khách quan với cái đẹp trong tâm hồn nhà thơ.” [3, 54]. “Thơ là tiếng nói của tâm hồn, của niềm mơ ước. Thơ bộc lộ khát vọng vươn tới một lí tưởng đẹp đẽ và cao thượng.” [3, tr.14]. Như vậy, thơ ca không chỉ tôn vinh vẻ đẹp đời sống mà còn ánh ngời vẻ đẹp hồn người thông qua sự tôn vinh ấy. Đây là giá trị nhân văn hiện thực sâu sắc và thường hằng của thơ: bắt mạch hiện thực, từ đó thăng hoa giá trị nhân văn. Nhờ vậy, thơ vừa bám chặt cuộc sống cần lao vừa vươn lên miền thanh đẹp. Trong Di cảo thơ, giá trị
nhân văn hiện thực được biểu hiện tinh tế, nồng hậu, tài hoa và đời thường trong những vần thơ ủ ấp tấm lòng con người thời đại với thiên nhiên tạo vật.
Nổi bật nhất dàn hợp xướng về đề tài thiên nhiên trong Di cảo là những bài thơ
viết về hoa với số lượng đáng kể. Hoa trở đi trở lại say mê như niềm mĩ cảm ám ảnh bất tận với nhà thơ. Đó có thể là sắc hoa nói chung: “Nhớ sắc hoa một ngày/ Khôn dang tay nắm bắt” (Chiều xuân). Hoa như người tình, khi xa, nhớ trào da diết, đầm
đìa cả “chiều xuân”. Không dừng ở nỗi nhớ, chủ thể trữ tình còn khẳng định tình cảm dành cho hoa là “yêu”: “Yêu cành hoa bên những vực sâu/ Yêu hoa một phần, nhưng
chính là yêu sự hái/ Biết bao tình yêu còn lại/ Nhờ một cành hoa không đâu.” (Hái hoa). “Cành hoa không đâu” lại là cả nguồn yêu dồi dào, chan chứa khơi mạch cho “biết bao tình yêu còn lại”.
Tình yêu duy biệt với hoa còn thể hiện phong phú ở cảm xúc dành cho những loài hoa cụ thể. Đó là sự đổ lỗi rất nhân văn của thi nhân cho hoa nhài về trách nhiệm với người lẻ bóng: “Với người không lứa đôi/ Hương hoa nhài chịu lỗi/ Thơm bồi hồi bổi
hổi/ Đâu thơm cho một người” (Hương hoa nhài). Người nghệ sĩ với mĩ cảm tinh
nhạy, nhân hậu đã mở phiên tòa đặc biệt phán quyết “tội nhân hoa nhài”. Buổi xét xử thật đặc biệt khi tội trạng của hoa càng nặng thì sự tôn vinh hoa càng cao. Điều đó chứng tỏ sức lan tỏa, lay động lòng người của hương nhài sắc mạnh khiến những ai đơn lẻ, thưởng hương, lòng phải chênh vênh. Ngưng đọng trong hương nhài tưởng bình dị, đời thường là tinh chất hạnh phúc lứa đôi đậm đặc. Người hóa hoa và hoa mĩ cảm đến tận cùng Người.
Cảm thấu tinh thần hoa mai, bài Sắc mai cười nồng đượm cảm quan luyến ái:
“Mùa xuân không trôi tụt/ Nhờ một sắc mai cười/ Những tấm lòng đơn lẻ,/ Hoa đến buộc thành đôi.”. Thiên nhiên thành người mối mai cho những mảnh hồn đơn chiếc.
Cái đẹp tạo hóa không dừng ở vẻ sắc kiêu hãnh cho riêng mình. Chế tinh tế nhận cảm, thiên nhiên đẹp tận cùng cũng bởi tận hiến sắc hương cho mọi người, mọi hồn, đặc biệt là những mảnh hồn đơn chiếc vọng nhau.
Không phù phiếm, ước lệ, vẻ đẹp thiên nhiên trong Di cảo thăng hoa từ hiện thực rồi trở về bồi đắp mỡ màu cho nguồn sống sản sinh ra mình. Chế so sánh “nàng Tiên sáng nay”, “ông Bụt sáng nay”, “Người tình muôn thuở sáng nay” với hoa hồng vàng
(Hồng vàng). Cách cảm của Chế làm ta cảm tưởng hoa hồng vàng kết tinh từ những
“hạt bụi vàng” nhân tình, nhân văn nên đóa hoa “tình ái” ấy đủ sức “trấn an cơn bão”,
“dẹp tan phiền não”, thậm chí hóa thân thành “cái Đẹp, cái Vui ngự trị ở đời”, vươn
lên thanh sạch trên “bao mưu đồ phe phái”. Kết tinh trong đóa hoa mong manh là tinh chất Chân – Thiện – Mĩ ngàn đời. Vì thế, tác giả rất tin tưởng vào sinh mệnh đời hoa:
“Hoa vàng không tuổi/ Bất tử/ Dù chiều nay rụng phai”. Chân lí về cái đẹp được thơ
ca trọn tin đúc kết và kiêu hãnh tuyên bố cùng khắc nghiệt thời gian.
Nếu thơ cổ lấy cảm thức thiên nhiên lí giải mọi hiện tượng người, thì thơ hiện đại, đặc biệt là thơ của “Tháp Bay-on bốn mặt” trong ba tập Di cảo, lấy giá trị người là thước đo nhận cảm sắc vẻ thiên nhiên: “Hoa như cây dậy thì/ Như nhựa cây đến tuổi/ Mỗi cành hoa hờn dỗi/ Đỏ một màu yên chi.” (Hoa đỏ màu yên chi).
Thậm chí, Chế Lan Viên còn dành hẳn một bài thơ trực tiếp tôn vinh sứ mệnh của hoa: “Mỗi lần hoa,/ Trái đất lại yêu như thuở ban đầu,/ Những tấm lòng trở nên dại
dột” (Mỗi lần hoa). Chế đặt cạnh loài hoa bé nhỏ những phạm trù lớn lao, hình ảnh khái quát như “Trái đất”, “Thời gian”, “những tình nhân”… Ông còn đặt hai vế lên bàn cân để bật lên ý nghĩa của hoa đối với mọi khía cạnh đời. Dù ở khía cạnh nào, hoa đều giúp trọn vẹn hóa, ý nghĩa hóa, nhân văn hóa, hoa hóa kiếp người, phận đời.
Bên cạnh hình tượng hoa, cây cũng là hình ảnh quen thuộc thường đi về trong Di
cảo: “Cây như nam như nữ/ Vui vầy trong cuộc chơi” (Hàng cây). Tiếp tục lấy giá trị
người làm chuẩn mực, cây cối hiện lên đầy tình tứ, lãng mạn và nhân văn.
Cây bàng bình thường gợi cho Chế bao suy tư sâu sắc, thậm chí là suy tư triết học: “Cái rét thâm nghiêm, cái rét bạo tàn/ Để lại những thân bàng triết học/ Một nền
triết sẵn sàng nảy lộc/ Sẵn sàng thơ xanh nuột lúc xuân về.” (Cây bàng). Ông đưa cảm thức triết luận về người vận vào thiên nhiên, nhưng không phải thiên nhiên chung chung, ước lệ, mà là một cây bàng cụ thể, đời thường. Thiên nhiên như một vĩ nhân lặng lẽ dâng đời cả “nền triết học sẵn sàng nảy lộc”. Triết-học-bàng còn toàn diện hơn triết học người khi ngoài triết nó dâng đời những vần thơ “xanh nuột” căng tràn sắc
đời tươi. Thiên nhiên - con người tan hòa trong mối quan hệ bất tận, khắng khít, thiêng liêng và dậy sống.
Di cảo có cỏ hoa lãng mạn vẫn không vắng bóng bầy gà bình dân: “Trưa chúng nó bom, trưa gà cứ đẻ/ Trưa đâu phải chỉ có bọn giết người ngự trị/ Đẻ vào trưa là thông lệ của gà”, “Một quả trứng. Thiên nhiên cùng trợ lực.”. Hình ảnh đàn gà vừa
hiện thực vừa tượng trưng, tô ngời vẻ đẹp bất diệt của sức sống bất tận. Nhà thơ còn nâng tầm bầy gà thành những triết gia: “Chúng có thời gian khác, ta có thời gian khác/
Nó thì giết, ta thì cục tát./ Giữa bom gầm, trứng cứ đẻ ra/ Vinh quang thay là một quả trứng gà!” (Gà rừng đẻ). Cuộc sống, sự sinh tồn và di truyền nòi giống của bầy gà
còn dạy nhân loại bài học sâu sắc về ý thức giữ gìn bản sắc, về triết lí “là chính mình” mà đôi khi ta hờ hững lãng quên.
Tình yêu thiên nhiên dâng tràn đến mức toàn thiện thành thứ đạo đời Chế: “Trời
đẹp quá! Không là tôn giáo mà anh chắp tay anh lại,/ Nhắm mắt anh cho khỏi chói con ngươi vì sắc đẹp của đời.” (Trời đẹp). Thơ Chế Lan Viên thường làm ta say mê
nhưng vẫn tỉnh thức. Thiên nhiên hiện lên toàn vẹn, tuyệt mĩ, không tì vết một phần cũng nhờ tâm hồn nhân văn hiện thực chịu mở lòng đón mọi tươi đẹp cỏ cây.
Chế Lan Viên từng tâm niệm: “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,/ Còn một nửa cho mùa thu làm lấy./ Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá./ Nó không là anh, nhưng nó là mùa.” (Sổ tay thơ). Độc giả biết ơn “mùa” đã tận hiến cho Chế nguồn thi liệu bất tận để ta được thưởng thức khúc thơ về thiên nhiên tươi đẹp, cùng bài học cuộc đời sâu sắc. Nhưng ta tri ân Chế nhiều hơn khi đã rộng lòng, miệt mài, riết róng trên hành trình kiếm tìm và vinh danh cái đẹp.“Mùa” chỉ nở hoa khi lòng người kịp vun bồi mảnh hồn cho “mùa” cắm rễ. Thơ chỉ khoe sắc khi thi nhân dám xóa sắc mình cho thanh sắc cuộc đời, thiên nhiên vạn vật bừng tươi. Nhân văn hiện thực đôi khi là ở sự thầm lặng xóa Tôi cho Đời lên ngôi.
2.2.1.3. Vẻ đẹp của tình cảm đời thường
Như qui luật của nghệ thuật và cuộc sống, vẻ - đẹp - người bộc lộ trọn vẹn nhất trong đời sống hằng ngày và thơ ca có nhiệm vụ vĩnh cửu hóa những khoảnh khắc đời thường ấy, từ đó, thơ vực sự sống lên. Thơ vốn là động lực nâng tầm cuộc sống đồng thời nâng tầm vóc con người cao bằng cuộc sống. Nếu chất thơ trong đời sống được nhìn nhận là cái đẹp tồn tại khách quan, thì trong nghệ thuật, đó là sự thống nhất hài hòa giữa phẩm chất khách thể với cảm hứng sáng tạo của chủ thể nhà thơ. Chế Lan Viên viết: “Sau câu thơ hồi hộp những tâm tình/ Những vui buồn đời kí thác cho anh.”. Phải có “những vui buồn” do đời “kí thác” cho thi sĩ thì câu thơ mới “hồi hộp”, xôn xao ân tình. Tuy nhiên sự “hồi hộp” ấy sẽ vô vị, nhạt nhẽo nếu đằng sau “kí thác” của đời không có con tim ấm nóng biết quyện hòa máu đời và máu mình để làm nên tinh huyết thơ ca. Tình cảm đời thường từ đời vào Di cảo thơ bình dị, gần gũi và nghĩa
tình, sâu sắc vô cùng.
Trước hết, đó là những tình cảm gần gũi với mỗi người trong đời sống. Bài thơ
Chị Ba nói về tấm lòng trăn trở, nhói buốt của người em trước nấm mồ chị: “Bên rừng
cao su chị ngủ/ Đất đỏ làm nấm mồ/ Mồ chưa có bia!”. Hiện tại mất mát càng gợi
nhắc trong lòng tác giả những kỉ niệm tuổi thơ bình yên bên chị. Kết thúc bài thơ, điệu thơ chân mộc như lời nói hằng ngày cứ trào lên đau nhói: “Chị nằm đây, nghe!/ Bao
Chế Lan Viên dành số lượng lớn bài thơ viết về tình cảm đời thường trong Di cảo để bộc bạch yêu thương với những người bạn văn.
Đó là tình bạn thân thiết của Chế Lan Viên với Hoàng Trung Thông trong bài
Gửi Trạng Thông họ Hoàng: “Ông thì hay say/ Tôi thì quá tỉnh/ Mà ông đằm tính,/