Trăn trở trước tình trạng xã hội đương thời

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 56)

Từ cổ chí kim, nhà thơ luôn đại diện một hoàn cảnh, thời đại, dân tộc. Anh ta vừa là nhân chứng, thư kí, vừa là lương tri của thời đại mình. Thực tế đời sống là nguyên nhân, điểm xuất phát và nội dung chủ yếu của thơ ca. Sau 1975, đặc biệt là từ những

năm 80, một trong những khuynh hướng đổi mới quan trọng của văn học nói chung và thơ ca nói riêng là đi vào thể tài đạo đức - thế sự. Con người đời tư, con người đạo đức - thế sự giữ vị trí chủ đạo. Sự chuyển đổi này do những thay đổi lớn lao của xã hội. Từ xã hội lấy tập thể làm chuẩn, quốc gia làm đầu, đạo đức cách mạng làm thước đo giá trị công dân, chuyển sang cơ chế thị trường lấy văn hóa vật chất làm trung tâm, giá trị đồng tiền làm thước đo lao động mỗi người. Hoàn cảnh nước ta những năm cuối thập kỉ 80 được coi là tổng khủng hoảng của đất nước trong cơn khủng hoảng của hệ thống chính trị toàn cầu. Đất nước chuyển mình thôi thúc sự đổi hướng của nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng. Di cảo thơ minh chứng cho những thay đổi trong tư tưởng và nghệ thuật của Chế Lan Viên. Trong phần trả lời phỏng vấn của Hà Minh Đức, Chế Lan Viên khẳng định: “Chính cuộc sống là cơ sở cho cảm hứng sáng tạo.”, “Tôi cũng viết một số bài thơ thời sự. Những bài này được viết bằng một phần vốn sống cũ và phần quan trọng là vốn sống mới nhất là vốn sống trực tiếp. Tôi quan niệm đã làm thơ chính trị thì phải chính trị thật sự.” [9, tr.99]. Đến Di cảo thơ, ý thức phê bình và tự

phê bình được đẩy lên cao độ, âm hưởng ngợi ca đồng hành với âm hưởng phê phán. Thơ không còn thiên về khuynh hướng sử thi hào hùng mà đậm chất văn xuôi đời thường ngồn ngộn. Những vần thơ thế sự trăn trở về thực tại xã hội trong Di cảo mang giá trị nhân văn hiện thực sâu sắc.

Nêkraxôp chia sẻ rằng, nếu những nỗi đau khổ đã từ lâu bị kiềm chế nay sôi sục và dâng lên trong lòng thì ông viết. Người tâm huyết với đời như Chế Lan Viên, chắc hẳn nỗi đau thời cuộc luôn thường trực, ám ảnh. Nỗi đau thế sự của ông biểu hiện đa sắc, đa hình và đa tình, đa cảm thông qua những vần thơ.

Góc cạnh đầu tiên là nỗi xót xa phê phán sự lãng quên quá khứ: “Cái mặt trời quá quen/ Loài người dùng hằng bữa/ Quên phứt nó là hoa/ Chẳng ai ca tụng nữa.”

(Quá quen). Ở bài thơ khác, sự phụ bạc được khắc họa chi tiết nơi một phận đời cụ thể

là hoàn cảnh của người nông dân “đã bốc mộ cho hàng ba trăm thương binh”. Ông

vẫn tận tụy với sứ mệnh cao cả ấy dù “Việc ấy không để lại hào quang trên tay/ Ánh sáng gì trong mắt/ Hay huân chương trên tường.” Trong khi đó, người chịu ơn lại “bận vì dạ hội, liên hoan/ Tình ca, hội thảo…”. Nhà thơ chua xót nhận ra “Bao nhiêu điều láo nháo chúng ta quên”. Vì sự “quên” hời hợt, vô tâm, thậm chí vô nhân mà

“Anh ta vẫn khổ/ Con vào trường không có chỗ/ Đến bệnh viện không tiền/ Ra đường không ai nhớ/ Về làng người ta quên.” (Một người thường). Nguyễn Lâm Điền xem

nỗi đau thời thế của Chế Lan Viên là “một trong những nguồn cảm hứng nổi bật, giàu ý nghĩa nhân văn góp phần làm nên sự đặc sắc cho Di cảo. Nhiều vùng đau khiến nhà thơ thao thức, nghiền ngẫm và kí thác được đặt ra trong Di cảo rất mạnh mẽ, dứt khoát và chân tình.” [5, tr.67]. Nỗi đau trước sự bội ơn của người đời càng nhức nhói, chứng tỏ tấm lòng nhân hậu và tha thiết với đời, với người của nhà thơ càng sâu nặng.

Cũng nói về thái độ với ân nghĩa ở đời, bài thơ Cảm ơn vừa mang tính triết lí suy nghiệm vừa thâu tóm thực trạng đương thời. Chế Lan Viên không nhạo báng từ “cảm

ơn” bao đời ta vẫn dùng. Nhà thơ muốn lên án những kẻ dùng lời nói hoa mĩ nhưng

trống rỗng để phủi sạch điều cần ghi tâm: “Để khỏi nhớ ơn, người ta bày ra chữ cảm

ơn/ Cảm ơn một lần, hai lần thôi thế là rảnh nợ”. Câu thơ tưởng bông đùa hóa ra là cả

sự đấu tranh quyết liệt với thực trạng vô tâm đương thời. Sự vĩ đại của con người là ở những cuộc đấu tranh không mệt mỏi nhằm hoàn thiện những gì hiện có. Và đây là một trong những bài thơ có dung lượng nhỏ nhưng vĩ đại vì đã ánh chiếu cả gương mặt, tâm hồn và trí tuệ thời đại.

Một thực trạng đau lòng khác là cuộc sống xô bồ, vật chất hóa khiến người ta trốn tránh sống thật với bản chất mình. Với họ, cuộc sống là màn kịch và sự sống là diễn kịch. Bi kịch ở chỗ đến lúc nhắm mắt anh vẫn còn xa lạ với bản ngã đích thực của mình. Mọi yêu ghét lòng anh đều do người định đoạt: “Anh ta có nhiều mặt nạ/ Cái nào cũng là mặt thật của mình/ Vì cái thật hơn nó phải ẩn hình/ Sau mặt thật vốn là giả ấy” (Mặt nạ). Lê Quý Đôn cho rằng văn chương là gốc lớn để lập thân, là việc lớn

để sửa đời. Bài thơ như một cách sửa đời của Chế Lan Viên. Ta có thể mượn cách nói của H.Hainơ khi so ánh mối quan hệ giữa nhà thơ với cuộc sống như Ăngtê với đất Mẹ rằng thần Ăngtê trở nên vô địch khi đặt hai chân trên đất Mẹ và mất hoàn toàn sức lực khi bị Huecquyn nhấc bổng lên. Nhà thơ cũng thế, nhà thơ chỉ thực sự cường tráng và dũng mãnh khi gắn với mảnh đất của đời sống hiện thực và trở nên bất lực khi tách rời cuộc sống và lơ lửng trên không. Chế Lan Viên cắm rễ hồn mình vào cuộc sống phồn tạp, bằng trọn khối tâm huyết với đời, ông không cam lòng vỗ về căn bệnh tâm hồn đang “di căn” trong từng tế bào xã hội mà mạnh dạn “châm ngòi nổ vào lô cốt bảo thủ,

trì trệ, tự mãn, ảo tưởng, thỏa hiệp” [26, tr.24]. Đoàn Trọng Huy có cái nhìn biện chứng khi nhận trọn mặt phải lẫn trái trong thái độ Chế Lan Viên với thực tại:

Đó là trách nhiệm cao đến mức như là lương tâm, đây là mối thương cảm lớn của lòng nhân ái, đó là sự trung thực, trung thành tuyệt đối, là đức tự trọng, tự tôn, cao thượng, là lòng biết ơn, trọng nghĩa cao cả. Đồng thời ta cũng thấy rõ một tinh thần dũng cảm, sắc sảo, một tư tưởng sáng tỏ: ý thức cầu thị, cầu tiến, đầu óc thực tế, thực tiễn, ý chí tiến công, quyết thắng. Đặc biệt qua những vấn nạn, gian khổ, nguy hiểm, vượt lên khinh ghét, thù hận là niềm tin mãnh liệt, là tấm lòng bao dung, an nhiên, tự tại. Và trên tất cả vẫn là nụ cười. Ở cấp độ cao hơn, ở tầng triết lý, ta thấy rõ sự chiến thắng của cái thiện, của đạo lý cao đẹp một hồn thơ [26, tr.24-25].

Một vấn nạn khác nhức nhói không kém là vấn đề danh - thực. Nhà thơ dõng dạc cảnh tỉnh người đời cần đi vào thực chất đóng góp cụ thể, hiệu quả cho xã hội. Bài thơ

Đón người Thiên Hà như chuyện ngụ ngôn thời hậu hiện đại: “Trong lễ đón người

đến tự Thiên Hà/ Anh bị gạt ra/ Vì không cấp bậc lương anh quá thấp/ Lại không bằng cấp/ Ốm chưa bao giờ nằm lầu A/ (…) Người trong phòng họp/ Quay nhìn ra anh nhà thơ bị gạt/ Cho anh một bạt tai đánh bốp:/ “Cút! Đi đi! Đừng có đứng đây nghe/ Rồi tưởng bở/ Nghĩ mình cũng là thi sĩ/ Đến tự thiên ha, thiên hả, thiên hà”. Quả là “Thế kỷ đông người mà nhân loại vắng tanh”. Phần “nhân loại” trong sáng, nhân hậu của

con người đang đi đến bờ diệt vong. Thời cuộc chán chường là vậy nhưng chắc hẳn Chế Lan Viên luôn tâm niệm như Rimma Kazakova rằng dẫu mệt mỏi vẫn chiến đấu, vì không chiến đấu là không thể, nên người chiến sĩ trên mặt trận thế sự ấy vẫn bền bỉ, vững vàng ngọn bút với những vần thơ thế sự nhiều về số lượng, đầy về chất lượng, khi kết hợp được óc khái quát và phân tích cùng con tim nóng hổi tình đời.

Vào cuối đời, Chế Lan Viên mạnh dạn lên án loài sâu mọt tham nhũng. Khác với phần đông thường trực tiếp tố cáo, bằng sức mạnh thơ ca, Chế Lan Viên đã dựng nên những hình tượng tương phản khiến ý nghĩa lên án sâu sắc hơn. Thời chiến tranh, nhà thơ hốt lá bàng để đun nấu vẫn thấy vui trong cảnh nghèo bởi biết ở chiến trường xa người lính phải đổ máu cho những bữa cơm lá bàng của mình. Nhưng bây giờ, khi bình, mà hòa bình đã trên mười năm, nhà thơ vẫn phải nhặt lá: “Không phải vì đất

nước mình còn chiến tranh, nghèo khó/ Mà vì có bao nhiêu thằng đang sống xa hoa/ Vì bọn người thoái hóa/ Khiến cho thắng trận rồi mà vẫn còn nhặt lá – kẻ làm thơ”

(Hốt lá). Đúng là “Càng yêu thương càng không vừa ý với mọi điều/ Đã qua cái thời nhà thơ nhìn đời bằng con mắt trong veo” (Lưu Quang Vũ). Bao điều bất cập không

chỉ khiến nhà thơ “chướng tai gai mắt” mà còn tác động đến cuộc sống của thi nhân. Trách nhiệm thi sĩ là đứng trước diễn biến của thời đại, không nên thoát li cũng không lạc đường vào đó. Nếu rời xa, nghệ sĩ phải đối thoại với khoảng trống không. Còn khi chọn thời đại làm mục tiêu, nghệ sĩ sẽ lấy chính đời mình làm đề tài và không thể toàn thân chịu khuất phục tình trạng đó. Chính lúc tự nguyện chia sớt số phận với mọi người, thi sĩ sẽ xác định được con người của đời và thơ mình.

Với cảm hứng phê phán, Chế Lan Viên còn hướng đến những vấn đề phức tạp hơn. Đó là “cuộc cãi cọ giữa chân lý và bọn cầm cờ trắng cờ đen nghiêng ngả/ Giữa

người lên chiến hào và kẻ tụt lại sau/ Giữa mặt trời lên và các ngôi sao chết/ Giữa cờ đỏ thiêng liêng và những kẻ đổi màu” (Tranh luận). Đó là sự phê phán triết học:

“Ngỡ như nhờ anh mà cỏ mọc/ Nhờ anh mà trái rơi!” (Triết) và cả tôn giáo không còn thiêng khi phạm tội sát nhân: “Các tôn giáo bây giờ được việc hơn xưa/ Thần thánh

tham dự các vụ giết người dữ dằn hơn hôm qua” (Tôn giáo mới). Qua những bài thơ

này, ta càng thấu rõ con người muốn biện chứng phải biết phản biện, muốn tin tưởng cần học nghi ngờ. Những sáng tác trong Di cảo đậm đặc hiện thực nhưng cũng nồng

ấm nhân văn ở sự phản biện và nghi ngờ sắc sảo và nhân tình như thế.

Sứ mệnh của thi sĩ là viết ra câu thơ theo thiêng mệnh của những tiếng kêu. Đó là tiếng kêu cứu, tiếng kêu phẫn nộ, là lời tố cáo hay sự thúc giục hành động. Khi đề cập đến bất cập của nghề văn, người nghệ sĩ tâm huyết này đã cất lên những “tiếng kêu” dõng dạc và nhức nhói. Vấn đề đầu tiên là sự xa rời thực tế: “Mẹ già chạy gạo nuôi anh từng ngày, từng buổi (…)/ Mẹ cần ăn, anh cho nắm cỏ hái trên trời” (Hái trên trời). Kế đến, tác giả phê phán hiện trạng các cây bút lục tìm chữ lạ để lừa độc giả chứ

thực chất rỗng tuếch sáng tạo. Điều đó chứng tỏ sự lười động não trong sáng tạo nghệ thuật, ý thức sứ mệnh nhà văn mờ nhạt. “Những nhà thơ mất giá/ Họ thường hay đổi

tiền/ Mong dùng nhiều chữ lạ/ Lừa người tiêu quá quen” (Mất giá). Nhà thơ còn ngậm

không nghe biếc đầu cây gọi họ/ Gặp mùa đào mà không có nỗi buồn Thôi Hộ/ Đi qua mùa xuân không ngoáy cổ đến một lần/ Họ sống ba trăm sáu chục ngày, không biết một mùa xuân” (Lãnh đạm). Về hoạt động dịch thuật, nhiều trường hợp “dịch thơ” lại

hóa “diệt thơ”, Chế Lan Viên cũng không buông tha cho những dịch giả này, ông lớn tiếng chửi với tất cả tình yêu ông dành cho thơ: “… thằng dịch chết dịch/ Không hiểu

mà dịch bừa/ (…) Ở đời chết bởi bọn trung gian ấy/ Không trung mà lại gian” (Bị lừa). Hoạt động tiếp nhận nghệ thuật đương thời cũng là cả niềm chua chát: “Làm thơ khó. Anh chàng đi buôn/ Vốn liếng có gì đâu? – Tâm hồn/ Thứ ấy không bán được./ Bây giờ không đúng mốt/ Không có ai đặt hàng./ Tâm hồn ế rồi! Nhất là cái loại cô đơn.” (Đổi nghề). Cũng dễ hiểu, “Giờ là thế giới của xe cúp, tivi, phim màu ngũ sắc/ Của quyền lực tuổi tên đốp chát/ Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng” (Thời Thượng).

Một thực trạng ngậm ngùi khác trong hoạt động văn chương là những người đại điện cho tâm hồn đối đãi với nhau phi tâm hồn: “Họ bắn vào tên mình, bóng mình, bìa sách

mình mỗi khi mình xuất hiện” (Vết thương). Từ những thực trạng làm ô uế lãnh địa thiêng liêng của nghệ thuật, ta nhận ra chân lí nghệ thuật sau:

Nghệ thuật không phải là sự chối bỏ toàn diện cũng không phải sự chấp nhận hoàn toàn những cái gì hiện hữu. Cùng một lúc nó là sự chối bỏ và chấp nhận, và chính vì thế nó có thể là một sự cấu xé luôn luôn đổi mới. (…) Mỗi nghệ sĩ phải giải quyết vấn đề tùy theo cảm quan và khả năng của mình. Người nào càng phẫn uất vì thực tại của thế cuộc thì có lẽ sức nặng của thực tại lại càng lớn hơn để làm cho tác phẩm được cân đối càng nhiều.” [20, tr.59].

Tinh tế hơn, nhà thơ còn trăn trở trước thái độ con người ứng xử với cái đẹp:

“sáng nay hoa chỉ ở cùng anh một ngày một buổi/ Và anh lại khép cửa, quay lưng, đứng ngắm vịt gà!” (Hoa nở); “Cái thi pháp của thời mạt pháp/ Hét vào tai những người điếc lác/ Tiếng nói thầm không còn kẻ tri âm/ Ca Diếp.” (Thi pháp ồn).

Một vấn đề nhạy cảm khác mà Chế Lan Viên mạnh dạn phản ánh là việc những người có quá khứ tạm gọi là vinh quang với “cuộc đời ở phía đằng sau” muốn níu kéo

“hoàng hôn đã tắt”, điều đó đồng nghĩa sẽ cản trở bình minh đang đến. Sự bảo thủ, trì

và nhắn mọi người: “Hãy nhớ mình là nước, hãy trôi đi, đừng quấn mãi chân cầu/ Khốn nỗi! Có người cuộc đời là ở phía sau/ Họ níu kéo các bình minh đã tắt, các hoàng hôn đã tắt/ Quên chuẩn bị tiếng gà cho ngày mọc hôm sau.” (Tiếc nuối). Thơ

ca không chấp nhận trạng thái bàng quan. Người đời thi nhau bàng quan, may thay còn sót lại những nhà thơ nhân văn hiện thực như Chế Lan Viên, không chấp nhận thái độ hèn hạ, vô trách nhiệm mà quyết tâm kêu vang tiếng kêu, dẫu cô độc, nhưng đầy thấm thía để cảnh tỉnh đời và vực dậy người.

A-ra-gông quan niệm sức mạnh của thơ ca xuất phát từ hiện thực. Tất cả thơ ca đều lấy sức mạnh của mình trong lịch sử đang hình thành, trong đời sống của những con người có thực… Thơ ca chân chính là thơ ca của chủ nghĩa hiện thực và của thứ chủ nghĩa hiện thực đang đi tới cái hạnh phúc mà ta gọi là chủ nghĩa cộng sản. Soi chiếu quan niệm trên vào khúc thơ thế sự của Di cảo thơ Chế Lan Viên, có thể khẳng định những vần thơ này tiềm tàng sức mạnh nội tại dữ dội. Đó không chỉ là sức mạnh hiện thực thời đại ngồn ngộn mà còn của con tim chứa chan yêu thương và tâm huyết với đời. Thời đại Chế Lan Viên sống đã được Di cảo thơ vĩnh cửu hóa bằng điệu thơ

Một phần của tài liệu giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)