Không có suy nghĩ hiện đại thì không có một cách xây dựng thương hiệu hiện đại.

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu lê quý trung (Trang 102)

mình để đưa ra những quyết định đúng đắn. Trong trường hợp ngân sách không cho phép thì sự lựa chọn tốt nhất có lẽ là quan sát và học hỏi cách làm thương hiệu của một doanh nghiệp đã thành công trên thương trường. Cách làm này có thể sẽ được “hiện đại hóa” nếu người lãnh đạo doanh nghiệp hay người chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu chịu khó cập nhật thêm kiến thức bài bản thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và đọc thêm nhiều sách chuyên môn. vì sẽ không có một mô hình chuẩn mực nào đúng 100% cho tất cả các doanh nghiệp.

Suy nghĩ hiện đại còn thể hiện cách chọn phương tiện truyền thông cho các chương trình quảng bá, quảng cáo thương hiệu, số lượng dân số biết sử dụng Internet bùng nổ mỗi ngày, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, đòi hỏi các doanh nghiêp Việt Nam phải hiện đại hóa cách làm tiếp thị, xây dựng thương hiệu. Website, email đã trở thành công cụ phổ biến nhưng mức độ khai thác tới đâu là một vấn đề khác. Doanh nghiệp đã lập xong trang web và có sử dụng email để trao đổi thông tin chưa thể gọi là đã “hiện đại” vì đây chỉ là điều rất cơ bản. Tổng giám đốc Điều hành của Cisco - John Cham- bers - tuyên bố rằng công ty phải ứng dụng triệt để các chức năng của web trong toàn bộ hoạt động kinh doanh: “Mỗi hoạt động tương tác với khách hàng của nhân viên Cisco mà không làm tăng giá trị cho việc kinh doanh thì phải được thay thế bằng một chức năng đặt trên nền tảng web”. Cuốn sách Mười sai lầm chết người trong tiếp thị của Philip Kotler có liệt kê ra một danh sách “biểu

hiện” của việc chưa sử dụng đúng mức Internet cho tiếp thị như sau:

♦ Hệ thống tự động lưu trữ thông tin bán hàng của công ty đã lỗi thời.

♦ Công ty chưa sử dụng phần mềm hỗ trợ tiếp thị. ♦ Bộ phận tiếp thị thiếu các mô hình hỗ trợ việc ra

quyết định.

♦ Bộ phận tiếp thị cần phát triển các bảng điều khiển tiếp thị.

Đó là những chuẩn mực cơ bản của quốc tế nhưng có thể là tương đối cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cũng bình thường vì Việt Nam vừa mới hội nhập với kinh tế toàn cầu, vấn đề ở chỗ phải biết mình là ai, đang ở đâu, đang cần gì để chuẩn bị và trang bị cho một cuộc chơi lớn hơn.

Internet sẽ được ứng dụng ngày càng nhiều hơn, sâu hơn vào trong lĩnh vực kinh doanh nói chung hay xây dựng thương hiệu nói riêng. Có những ứng dụng Internet “không phân biệt giàu nghèo” như viết blog chẳng hạn. Hiện nay trên thế giới có khoảng 32 triệu người đọc blog và gần 10 triệu người viết blog. Con số này có vẻ như đang bùng nổ hàng ngày. Tại Việt Nam, viết blog cũng đã bắt đầu phổ biến nhưng vẫn chưa có doanh nghiệp nào nghĩ đến chuyện sử dụng blog để làm công cụ xây dựng thương hiệu. Tác giả Robert w. Bly trong quyển

Blog Schm og: The truth abou t w hat bỉogs can do fo r y ou r business có bán tại thị trường Việt Nam khẳng định

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu lê quý trung (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)