Các nước thuộc khu vực ASEAN cần phải tăng cường giao thương, thu hút đầu tư lẫn nhau trước khi nghĩ

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu lê quý trung (Trang 100)

giao thương, thu hút đầu tư lẫn nhau trước khi nghĩ đến các vùng đất xa xôi hơn.

Quan điểm “đi từ trong ra ngoài” còn đúng với trường hợp xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ ngay bên trong nội bộ doanh nghiệp, ở đó, nhân viên được xem như khách hàng và sự hài lòng, ủng hộ của nhân viên đối với thương hiệu là tiền đồ cho sự ủng hộ của thị trường bên ngoài. Thuật ngữ “internal marketing” (tiếp thị trong nội bộ doanh nghiệp) đã khá phổ biến trong khi đó thuật ngữ “internal branding” (xây dựng thương hiệu đối với nội bộ doanh nghiệp) có lẽ ít ai biết đến. Điều này càng củng cố ý kiến cho rằng người lãnh đạo công tác xây dựng thương hiệu phải chính là Tổng giám đốc hay Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty, chứ không phải Giám đốc một bộ phận chuyên trách nào đó. Chuyên gia tiếp thị quốc tế Jag Sheth cho rằng một công ty được xem là vĩ đại chỉ khi nó được nhiều người trong và ngoài công ty yêu mến, bao gồm năm chữ cái trong chữ SPICE (S = Society/xã hội; p = Partner/đối tác; I = Investor/nhà đầu tư; c = Customer/khách hàng;

và E = Employee/nhân viên).

Mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người đã quan trọng nay lại càng quan trọng hơn trong thời đại mà môi trường sống và tình hình kinh tế-chính trị-xã hội nhiều

phức tạp đã ít nhiều góp phần làm “khô khan” tình cảm con người. Nhà sáng lập tập đoàn Honda nổi tiếng thế giới đã từng không ngần ngại công khai nhân sinh quan của mình trong quyển H onda Soichiro - Bản lý lịch đời tôi là quan hệ con người mới là điều quan trọng nhất, còn việc ghi nhớ có thể phó thác cho vi tính! Ông còn nói cụ thể hơn: Trong thời đại này điều kiện quyết định là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau. Nếu như mối quan hệ con người tiến triển tốt đẹp thì bất cứ thông tin, kiến thức nào cũng có thể có được...”.

QUAN ĐIỂM 3: PHẢI SUY NGHĨ HIỆN ĐẠI

Đây là cái gốc để xây dựng một thương hiệu mạnh Việt Nam có thể cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế ít ra là ngay tại sân nhà. Không có suy nghĩ hiện đại thì không có một cách xây dựng thương hiệu hiện đại. Vậy như thế nào gọi là suy nghĩ hiện đại? Lấy một ví dụ rất nhỏ về hiện tượng suy nghĩ “chưa hiện đại”: Một anh bạn vừa xây xong một căn nhà rất lớn ngay trung tâm thành phố và tự hào khoe rằng chính anh là người thiết kế căn nhà từ A đến z mà không cần đến kiến trúc sư. Tương tự, một sân gôn trị giá triệu triệu đô-la cũng được chủ nhân của nó tự trổ tài thiết kế mà không cần phải mướn các nhà chuyên môn về thiết kế sân gôn. Kết quả: những bất hợp lý về mặt kỹ thuật dần lộ rõ khi đưa vào sử dụng thực tế. Nếu sở hữu một suy nghĩ hiện đại hơn thì anh bạn xây nhà và người chủ sân gôn sẽ tự hào hơn nhiều khi cơ ngơi của họ được thiết kế bởi một kiến trúc

sư uy tín nào đó. Điều này sẽ tốt hơn cả về mặt kỹ thuật lẫn thương hiệu.

Đây là tư duy quan trọng về việc biết sử dụng tư vấn, tri thức của người khác có chuyên môn hơn. Suy ra môi trường quản trị kinh doanh, có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam hiện nay biết vận dụng hiệu quả các nhà tư vấn, các công ty tư vấn hay các nguồn lực bên ngoài để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn? Có bao nhiêu doanh nghiệp chủ động thuê tư vấn để đi tìm câu trả đại loại như: Làm thế nào để giảm thời gian sản xuất một món hàng nào đó từ 10 ngày xuống còn 3 ngày? Làm thế nào để cải tiến hình ảnh công ty hay thương hiệu để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn hiện nay? sử dụng tư vấn trên thực tế còn rất xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong một bài báo đăng trên tạp chí M anagem ent

Today của úc, tác giả John Blakemore báo động rằng nhiều doanh nghiệp úc vẫn còn chưa vận dụng nhiều các nguồn lực tư vấn so với các đồng nghiệp trên thế giới. Nói như vậy để thấy Việt Nam đang nằm đâu trong bức tranh doanh nghiệp toàn cầu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nhà tư vấn chỉ cung cấp thêm kinh nghiệm và chuyên môn chứ không thể suy nghĩ thay doanh nghiệp được. Chính chủ doanh nghiệp phải là người hiểu rõ nhất sự khác biệt của thương hiệu

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu lê quý trung (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)