đăng ký trước như một câu slogan trong kế hoạch tiếp thị quốc tế nhưng không có nghĩa là họ đã đạt danh hiệu hay thương hiệu “Kitchen of the vvorld”. Vì danh hiệu này là do người tiêu dùng của cả thế giới cảm nhận và đánh giá chứ không phải mong muốn hay đăng ký là có được!
Suy cho cùng, hình ảnh hay thương hiệu quốc gia được hình thành từ hình ảnh và thương hiệu của các doanh nghiệp thuộc quốc gia đó. Một số doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em tại Trung Quốc không có trách nhiệm, làm ăn dối trá vì lợi nhuận đã vô tình góp phần tạo nên bức tranh uy tín không hay của cả một quốc gia trên trường quốc tế. Uy tín của thương hiệu Cô g ái Hà Lan ít nhiều góp phần tạo một ấn tượng và tình cảm tốt đẹp của người tiêu dùng Việt Nam đối với đất nước Hà Lan và ăn theo là các sản phẩm Made-in-Hà Lan khác. Nói khác đi, uy tín của các thương hiệu doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng tạo nên uy tín, thương hiệu quốc gia để sau đó có tác động tích cực ngược lại. Tác giả Paul Temporal đã liệt kê những lợi ích mang lại từ uy tín thương hiệu quốc gia trong cuốn sách mang tựa đề Bí quyết thành công những thương hiệu hàng đầu châu Á
♦ Tăng cường uy tín quốc tế và mức độ tin tưởng cho các nhà đầu tư;
♦ Tăng cường vị thế chính trị trên thế giới;
♦ Phát triển xuất khẩu, đặc biệt là cho dịch vụ và sản phẩm có thương hiệu;
♦ Thu hút du lịch và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; ♦ Phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế; ♦ Thu hút được nguồn nhân lực và trí thức toàn cầu; ♦ Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu. Với những lợi ích thấy rõ nêu trên, Việt Nam phải chủ động xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia cho mình, dựa trên các cuộc nghiên cứu bài bản và khoa học. Thiết kế và xây dựng thương hiệu quốc gia cũng không khác mấy với thiết kế và xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp. Cũng phải làm một động tác cơ bản nhất là lập bảng phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để biết mình đang ở đâu và đâu là thế mạnh mang tính bền vững để có thể tập trung đầu tư. Vai trò của Nhà nước sẽ là nơi thực hiện các cuộc nghiên cứu chính quy để sau đó có thể công bố, định hướng cho toàn thể các doanh nghiệp, thành viên trong nền kinh tế. Những thương hiệu Việt nào quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực mà Nhà nước cho là mũi nhọn xây dựng thương hiệu, hình ảnh quốc gia thì nên được hỗ trợ, động viên, khuyến khích. Việt Nam thật sự cần có ít nhất một vài thương hiệu thuần Việt thành công tại trong và ngoài nước giống như Hà Lan có sữa Cô gái Hà Lan hay Hàn
Quốc có Samsung, Daewoo. Ngược lại, những doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh, xuất khẩu gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh quốc gia thì phải bị cảnh cáo, thậm chí cấm hoạt động. Tóm lại, tuy việc xây dựng thương hiệu quốc gia là việc của cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp nhưng Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, trong đó khâu nghiên cứu, tuyên truyền và hoạch định chính sách là then chốt.