Nam cũng có thể có một tầm nhìn đẳng cấp quốc tế và cũng có thể mơ ước trở thành một doanh nghiệp hàng đầu thế giới về gia công một mặt hàng nào đó.
cầu hóa. Điều này rất quan trọng vì tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp phải được sự ủng hộ và chia sẻ của mọi thành viên trong tổ chức. Được biết, trong một lần trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, ông Rajendra A. Parwar - người sáng lập ra tập đoàn công nghệ thông tin hùng mạnh NIIT của Ân Độ - cho rằng một trong những bí quyết thành công của ông là dám “mơ ước lớn” và ước mơ lớn này luôn được chia sẻ với từng thành viên trong tập đoàn. Eisner, chủ tịch hội đồng quản trị kiên tổng giám đốc điều hành của tập đoàn Disney, cũng có một tư duy toàn cầu tương tự khi tuyên bố rằng “khi thế giới ngày càng thu nhỏ lại, chúng tôi cần phải có mặt khắp nơi”.
N hà thiết k ế S ĩ H oàng g ầ n đây đ ã th ể hiện tầm nhìn quốc tê cứa m ình kh ỉ tự tin giới các bộ sưu tập m ới về m ẫu áo d à i Việt N am có biến tấu đ ể ph ù hợp “g u ” các còng d ần th ế giới. Theo n hà thiết k ế thời trang nổi tiếng này thì tạ i sao ch iếc áo d à i V iệt N am lạ i khôn g được “quốc tế h ó a ” đ ể p h ổ biến rộng rã i kh ắ p năm châu chứ không riêng gì Việt N am . Y tưởng này trùng khớp với lờ i p h á t b iểu cù a ông P a u l B o g r a d - cựu p h ó h iệu trưởng của trường Kennedy trực thuộc Đ ại học H arvard - sau kh ỉ ông xem chương trình biểu diễn thời trang của S ĩ H o à n g tro n g D uyên D án g V iệ t Nam 18 t ạ i S in g ap ore rằ n g ch iếc á o d à i khôn g còn là m ột trang p h ụ c truyền thống của riêng p h ụ nữ Việt N am nữa m à đ ã trở th àn h m ột kiểu trang p h ụ c tuyệt đẹp d à n h cho ph ụ nữ trên toàn th ế giới.
QUAN ĐIỂM 5: ĐÁNH VÀO CẢM xúc, TÌNH CẢM
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, các lợi thế về mặt tiện ích của sản phẩm sẽ bị cào bằng rất nhanh do sự sao chép gần như “tức thì” của các đối thủ cạnh tranh. Nói khác đi, cách quảng bá, tiếp thị truyền thống là đánh vào tâm trí khách hàng sẽ mất dần tính hiệu quả để nhường ngôi lại cho một cách làm thâm thúy hơn: đánh vào cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng. Đại ý là một khi chiếm được trái tim của người tiêu dùng thì cho dù giá cả, chất lượng sản phẩm có không còn nổi trội nữa nhưng vẫn được sự ủng hộ của khách hàng, do “khi thương thì củ ấu cũng tròn”!
Đây là xu hướng tiếp thị và xây dựng thương hiệu của thế giới và rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế đầy khó khăn. Thích hợp
ở chỗ các doanh nghiệp Việt Nam có những ưu thế nhất định mà các đại gia quốc tế không có. Một trong những ưu thế đó là hình ảnh người lãnh đạo, doanh nhân Việt đứng trên đầu ngọn sóng lèo lái con thuyền doanh nghiệp mình vượt qua sóng gió của cạnh tranh toàn cầu. Chắc chắn người Việt Nam nào cũng ít nhiều có đồng cảm về sự khó khăn lẫn hoài bão vươn ra biển lớn của các doanh nghiệp thuần Việt. Trong bối cảnh các thế lực kinh tế thế giới ùa vào Việt Nam như hiện nay thì sự thành công của một thương hiệu Việt, một doanh nhân Việt sẽ được cảm nhận như một sự thành công chung của người Việt Nam, trong đó dĩ nhiên có người tiêu dùng.
Thử hỏi có mấy người tiêu dùng Việt Nam biết hay nhớ được tên người lãnh đạo của các thương hiệu thế giới đang có mặt tại thị trường Việt Nam? Mà cũng khó nhớ thật vì tên người nước ngoài thường khó đọc và họ cũng chỉ là những nhà quản trị chuyên nghiệp đến và đi theo nhiệm kỳ. Được biết, chỉ có vài trường hợp người lãnh đạo của thương hiệu thế giới tại Việt Nam lại rất nổi tiếng, trong đó phải kể đến trường hợp khá ngoại lệ của Tổng giám đốc Pepsi - Phạm Phú Ngọc Trai (ông Trai là người Việt Nam và nắm giữ vị trí này rất lâu và ngay từ đầu). Theo đánh giá chủ quan của tác giả thì các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam sau đây ít nhiều đã xây dựng và gắn kết được thương hiệu cá nhân với thương hiệu sản phẩm: Võ Quốc Thắng với gạch Đồng Tâm Long An, Đặng Lê Nguyên Vũ với cà phê Trung Nguyên, Đào Nguyên Đức với Hoàng Anh Gia Lai, Trương Gia
Rình với FPT, Thái Tuấn Chí với Dệt Thái Tuấn, Giản Tư Trung với tổ hợp giáo dục PACE, Hồ Huy với Taxi Mai Linh...