Nam như hiện nay thì sự thành công của một thương hiệu Việt, một doanh nhân Việt sẽ được cảm nhận như một sự thành công chung của người Việt Nam, trong đó dĩ nhiên có người tiêu dùng.
Các nhà lãnh đạo thương hiệu Việt nêu trên có ưu thế vừa là người sáng lập, vừa là người trực tiếp điều hành doanh nghiệp trong lúc ôm ấp một giấc mơ chung với hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam, đó là làm rạng danh thương hiệu Việt dù ngay tại sân nhà. Do đó, các nhà lãnh đạo hay doanh nhân Việt phải biết chủ động tận dụng ưu thế này để xây dựng thương hiệu, xây dựng sợi dây tình cảm với khách hàng, ít ra là thông qua các hoạt động PR. Điều này cũng chạm đến một quan điểm khác rộng hơn, đó là người lãnh đạo của doanh nghiệp Việt phải chính là người lãnh đạo trong công tác xây dựng chiến lược thương hiệu nói chung, chứ không phải là giám đốc tiếp thị hay giám đốc thương hiệu. Thực vậy, tại Diễn đàn Thương hiệu toàn cầu tổ chức tại Singapore các chuyên gia đã xác định việc làm thương hiệu trước kia chỉ xảy ra tại phòng tiếp thị nay đã chuyển sang phòng họp của hội đồng quản trị.
Thiết nghĩ, để lãnh đạo tốt công tác xây dựng thương hiệu, người đứng đầu doanh nghiệp cần phải có một niềm tin và niềm đam mê mãnh liệt đối với thương hiệu và công việc mình đang làm và không ngần ngại chia sẻ nó với xã hội, với cộng đồng doanh nghiệp, và có chia sẻ mới có đề tài, có câu chuyện để thương hiệu đến với người tiêu dùng bằng ngã trái tim được. Câu chuyện thương hiệu (brand story) rất được giới truyền thông đại chúng quan tâm, đặc biệt là các chi tiết sau đây: lịch sử thành lập của công ty; niềm đam mê và tâm huyết của những người sáng lập; những khó khăn buổi ban đầu mà công ty đã vượt qua...
Tuy nhiên các câu chuyện xung quanh một thương hiệu chỉ tồn tại lâu trong trái tim người tiêu dùng khi nó được kể lại một cách trung thực, không nói quá. Một trong những lỗi “chết người” của những người lãnh đạo thương hiệu là nói cái mình không làm được. Thực vậy, người tiêu dùng có khuynh hướng thất vọng khi cảm nhận chất lượng sản phẩm hay dịch vụ không đúng với những gì được quảng bá, hứa hẹn. Trường hợp của khách sạn Grand Hotel-Larvik tại Na-Uy được nhiều sách tiếp thị lấy làm ví dụ. Khách sạn này cho đăng một mẫu