Đánh giá về tính hợp pháp của pháp luật cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 116)

3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án

2.3.1.1. Đánh giá về tính hợp pháp của pháp luật cạnh tranh

Tính hợp pháp của Luật Cạnh tranh được đánh giá dựa trên liệu các quy định của Luật Cạnh tranh có đảm bảo tính hợp pháp về mặt nội dung cũng như về mặt hình thức hay không.

107

những trình tự thủ tục do luật định, cụ thể là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định. Luật Cạnh tranh được Quốc hội, cơ quan lập pháp tối cao của Việt Nam ban hành. ngày 03/12/2004, tại kỳ họp thứ 6 khoá XI, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2005.

Trước khi Luật Cạnh tranh trình Quốc Hội ban hành, Dự thảo luật đã được Bộ Tư pháp, Ủy Ban kinh tế và ngân sách của Quốc Hội thẩm định cho ý kiến theo đúng thủ tục quy định.

Trong quá trình soạn thảo Luật Cạnh tranh, Ban soạn thảo Luật Cạnh tranh cũng đã tổ chức xin ý kiến và nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Do vậy, về mặt hình thức, Luật Cạnh tranh hoàn toàn hợp pháp.

- Về nội dung, các quy định của Luật Cạnh tranh là hoàn toàn hợp pháp, phù hợp với Hiến pháp, với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là với các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới WTO và thống nhất với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Về cơ bản, Luật Cạnh tranh của Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu về chính sách cạnh tranh của các nước thành viên WTO đưa ra và các nguyên tắc cơ bản theo quy định của WTO, cụ thể như nguyên tắc không phân biệt đối xử và minh bạch trong hoạt động thương mại, các nguyên tắc liên quan đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp nhà nước.

Quá trình ra đời của Luật Cạnh tranh, việc ban hành đạo luật này là bước chuẩn bị của Việt Nam cho việc gia nhập WTO. Luật cạnh tranh của Việt Nam có thể được coi là sự cụ thể hóa các cam kết của Việt Nam về cạnh tranh. Với việc ngăn cấm các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện một số hành vi nhất định, như buộc doanh nghiệp, tổ chức, hay cá nhân mua hoặc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với các doanh nghiệp được cơ quan này

108

chỉ định (trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền của nhà nước hoặc trong các trường hợp khẩn cấp), Luật Cạnh tranh đã đảm bảo các doanh nghiệp Nhà nước vận hành theo tiêu chí thương mại, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân và không tham gia hoạch định chính sách của ngành liên quan.

Luật Cạnh tranh cũng cấm các hành vi phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp; ép buộc các doanh nghiệp hoặc các hiệp hội ngành nghề phải liên kết với nhau để loại trừ, hạn chế hoặc cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường; và thực hiện các hành vi cản trở các hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp. Cơ sở pháp lý này đã tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể, đảm bảo khiông cỏ sự can thiệp của Nhả nước và không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân.

Đổi với hệ thống luật trong nước, các quy định của Luật Cạnh tranh trước tiên không mâu thuẫn với các quy định của Hiến pháp. Việc soạn thảo và ban hành các quy phạm của Luật Cạnh tranh xuất phát từ nguyên tắc "Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách" (Đ.26). Các quy định của Luật Cạnh tranh được ban hành phù hợp với các quy định của Hiến pháp liên quan đến quyền tự do kinh doanh của công dân (Đ.57), cũng như các quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (Đ. 52), quyền của người dân được tham gia vào hoạt động kinh tế và được nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật (Đ.15, 16, 20, 21, 22). Ngoài ra các quy định của Luật Cạnh tranh liên quan đến các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần sở hữu: tư nhân, nhà nước, đầu tư nước ngoài đều phù hợp với các quy định mang tính định hướng của Hiến pháp.

Xét về mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và các luật khác, về cơ bản, Luật Cạnh tranh cùng với các luật khác thuộc ngành luật kinh tế đã tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh và bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa các luật này luôn tồn tại những mâu thuẫn hay còn gọi

109

là những xung đột khó tránh khỏi, nhất là khi nhu cầu về pháp luật của nước ta ngày càng gia tăng, ngày càng có nhiều các văn bản xuất hiện để điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Xung đột pháp luật có thể xảy ra giữa Luật Cạnh tranh và luật khác, cụ thể là với các luật được coi là luật chung và với các luật được coi là luật chuyên ngành, hay giữa Luật Cạnh tranh và các văn bản dưới luật.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh không chỉ quy định trong Luật Cạnh tranh, mà còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác. Do đó, tình trạng xung đột giữa các luật chuyên ngành là không thể tránh khỏi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay ở Việt Nam. Đối với Luật Cạnh tranh, những mâu thuẫn loại này ngày càng có xu hướng gia tăng. Cùng với sự phát triến của xã hội, sự hội nhập của nền kinh tế, rất nhiều luật điều chỉnh các lĩnh vực chuyên ngành được xây dựng mới kéo theo sự xuất hiện của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Các cơ quan này thường được trao thẩm quyền thực hiện các quy định điều tiết về cạnh tranh trong các lĩnh vực chuyên ngành. Ví dụ hiện nay, dự thảo các luật như Luật các tổ chức tín dụng, Luật bưu chính, Luật kinh doanh bảo hiểm đều có những quy định về cạnh tranh riêng biệt, không đồng nhất với các quy định của Luật Cạnh tranh. Hệ quả là dẫn đến tình trạng xung đột luật cũng như xung đột về thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với cùng một vụ việc cạnh tranh. Chính vì vậy, việc xác định các quy định pháp luật để điều chỉnh trong trường hợp có nhiều luật cùng điều chỉnh là rất cần thiết.

Ví dụ 1, Luật các tổ chức tín dụng, Điều 9 về Hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng

(1) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

110

không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(3) Chính phủ quy định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này.

Như vậy, theo Luật các tổ chức tín dụng, Chính phủ có thể quy định các hành vi hạn chế cạnh tranh cạnh tranh, và cạnh tranh không lành mạnh khác với các quy định của Luật Cạnh tranh để điều chỉnh. Thẩm quyền này có thể tạo nên những xung đột giữa hai Luật này.

Ví dụ 2, Luật Viễn Thông Điều 19 quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.

(1) Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh.

(2) Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây:

- Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh;

- Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;

- Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

- Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông.

111

trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu phải thực hiện thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế để xác định giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.

(4) Từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh, Danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu; quy định và tổ chức thực hiện biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.

(5) Các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

Với việc đưa ra các quy định riêng về những hành vi bị cấm đối với nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường cũng sẽ tạo ra nguy cơ xung đột trong quá trình thực thi giữa hai văn bản luật này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)