Thực trạng vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơquan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 94)

3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án

2.2.1.Thực trạng vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơquan

a. Cục Quản lý cạnh tranh - Lịch sử hình thành

Năm 2003, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã cho thành lập Ban Quản lý cạnh tranh, Ban Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Thương mại với nhiệm vụ

85

chủ yếu là: tham gia soạn thảo Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài kiện các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Ngày 26 tháng 02 năm 2004, để triển khai Nghị định số 29/2004/NĐ- CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ban hành Quyết định số 0235/2004/QĐ-BTM thành lập Cục Quản lý cạnh tranh trên cơ sở Ban Quản lý cạnh tranh).

Theo Quyết định số 1808/2004/QĐ-BTM ngày 06 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngày 03 tháng 12 năm 2004, tại kỳ họp thứ 6 khoá XI, Luật cạnh trạnh đã được Quốc hội thông qua và đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2005. Theo quy định tại Điều 49 và Điều 53 của Luật Cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ do Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy. Vì lý do đó, ngày 09 tháng 01 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2006/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

Để triển khai Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương (thay thế Nghị định số 29/2004/NĐ-CP), ngày 05 tháng 02 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 848/QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

86

Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện:

+ Quản lý nhà nước về cạnh tranh (thực thi Luật Cạnh tranh);

+ Quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (thực thi 03 Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ);

+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (thực thi Luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng);

+ Phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ.

- Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay được quy định theo Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương.

Cục Quản lý cạnh tranh

Văn phòng Cục

Phòng Giám sát và quản lý cạnh tranh Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh

Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước

87

Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài

Phòng Hợp tác quốc tế

Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng

Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Thông tin cạnh tranh

Trung tâm Đào tạo điều tra viên

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh [43]

- Về nguồn lực hoạt động

Ngân sách hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh có xu hướng tăng dần trong các năm cụ thể: năm 2007 khi mới thành lập ngân sách hoạt động của Cục là 7 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên 16.5 tỷ đồng và năm 2014 tăng lên khoảng 23.4 tỷ đồng.

Bảng 2.1. Nguồn nhân lực của Cục Quản lý cạnh tranh

Nguồn nhân lực 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số lượng cán bộ 40 60 85 92 99 102 104 104 Tuổi trung bình 32 30 29 31 32 31 31 31 Chuyên ngành Luật 10 20 30 18 25 25 26 26 Kinh tế 20 35 40 57 56 59 60 60 Khác 10 15 15 17 15 15 15 15 Giới tính Nam 27 42 50 50 51 52 53 53 Nữ 13 28 35 42 48 50 51 51

Số điều tra viên 03 12 12 21 21 21 33 33

88

Do Cục mới được thành lập nên hầu hết cán bộ của Cục còn rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề nên còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Trong khi đó, yêu cầu đối với cán bộ quản lý cạnh tranh đòi hỏi phải có sự am hiếu tổng quan nhiều lĩnh vực hoặc có có kiến thức toàn diện về kinh tế và xã hội. Nguồn nhân lực còn hạn chế như hiện nay là một phần nguyên nhân dẫn đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả cao như mong muốn, các vụ việc được phát hiện điều tra và xử lý chưa nhiều, tầm ảnh hưởng và phạm vi lan tỏa của Cục chưa được cao.

Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực cũng như hạn chế về mặt nhân lực là thách thức đối với cơ quan cạnh tranh trong việc thực thi hiệu quả luật và chính sách cạnh tranh. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với Cơ quan cạnh tranh cần phải tiến hành tăng cường năng lực của cán bộ để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh.

b. Hội đồng cạnh tranh

Theo quy định của Luật cạnh tranh, đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ đảm nhận vai trò điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan đến một vụ việc, còn việc xét xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ việc cạnh tranh thì do Hội đồng cạnh tranh (Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh) đảm nhận.

Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập gồm từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Ngày 9 tháng 01 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh.

Theo Nghị định này, Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn

89

chế cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Hội đồng cạnh tranh gồm 01 Chủ tịch, giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh sẽ có 02 Phó Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh.

Để giúp việc cho Hội đồng, ngày 28 tháng 8 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã có Quyết định số 1378/QĐ-BTM thành lập Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh. Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh gồm từ 7-9 người làm việc chuyên trách.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 94)