3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án
2.1.4. Quy định về Cơquan cạnh tranh
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, Cơ quan cạnh tranh Việt Nam bao gồm hai cơ quan là cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.
a. Cơ quan quản lý cạnh tranh
Cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương do Chính phủ thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn: (i) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế;
(ii) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ;
(iii) Đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
(iv) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
(v) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
b. Hội đồng cạnh tranh
83
lăm thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương (trên thực tế là lãnh đạo các Bộ, ngành). Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.
Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên của Hội đồng cạnh tranh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương). Khi giải quyết vụ việc cạnh tranh cụ thể, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất năm thành viên, trong đó có một thành viên làm Chủ tịch. Trên cơ sở hồ sơ vụ việc do Cơ quan quản lý cạnh tranh chuyển, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ tổ chức phiên điều trần và ra quyết định xử lý theo cơ chế biểu quyết.