Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 71)

3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

a. Về nội dung pháp luật cạnh tranh

Theo quy định pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới, việc ban hành pháp luật cạnh tranh phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử. Đặc biệt, trong phạm vi áp dụng luật cạnh tranh không được miễn trừ áp dung đối với bất kỳ đối tượng nào bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, pháp luật cạnh tranh của các nước thường quy định và điều chỉnh về các nhóm hành vi sau đây:

62

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (hành vi thông thầu, ấn định giá...). - Các hành vi mua bán sáp nhập doanh nghiệp có tác động tới môi trường kinh doanh.

Riêng đối với các nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Không giống như quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, các hành vi này thường được quy định tại một văn bản khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền.

Để đáp ứng những thay đổi của thị trường và nền kinh tế, các nước thông thường sau 3-5 năm thường tiến hành rà soát, cập nhật sửa đổi pháp luật cạnh tranh cho phù hợp.

b. Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan cạnh tranh

Theo kinh nghiệm của các nước, nguyên tắc quan trọng hàng đầu đối với cơ quan cạnh tranh là bảo đảm tính độc lập cho nó. Điều này có nghĩa là, tổ chức, hoạt động của thiết chế này phải được thiết kế sao cho bảo đảm không để can thiệp hoặc bị chi phối từ các cơ quan khác (lập pháp, hành pháp, tư pháp). Độc lập là yếu tố tiên quyết để có sự công bằng trong việc xử lý các vụ việc, điều mà các bên đương sự luôn chờ đợi ở cơ quan này.

Tính độc lập của các cơ quan cạnh tranh trong tổ chức và hoạt động luôn luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nước này hướng tới xây dựng. Đây là nội dung rất quan trọng đảm bảo cho những cơ quan này có thể thực hiện chức năng xử lý một cách công minh, vì mục tiêu bảo vệ trật tự công cộng – cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Để đạt được việc này, Luật Cạnh tranh của các nước đều quy định nguyên tắc tối cao là các cơ quan cạnh tranh hoàn toàn độc lập trong các hoạt động của mình mà không bị chi phối hay can thiệp của bất kỳ cơ quan thứ ba nào. Các cơ quan cạnh tranh được thành lập theo Luật và thực hiện các quyền năng được Luật này trao cho. Họ cũng có thể sử dụng những quyền hạn này để yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan khác.

63

Để tạo lập sự độc lập về mặt tổ chức và tài chính, một số nước đã thành lập cơ quan cạnh tranh của mình trực thuộc Quốc hội, độc lập với tư pháp và chính phủ. Một số cơ quan cạnh tranh khác lại được tổ chức như một Bộ hay ngang Bộ, độc lập với các bộ ngành khác. Một số trường hợp khác mặc dù đặt trong một bộ ngành nào đó nhưng lại duy trì một chế độ độc lập rất cao trong hoạt động. Các cơ quan này chỉ bị phụ thuộc về mặt hành chính. Việc độc lập này còn đạt được thông qua bổ nhiệm những nhân sự của các cơ quan cạnh tranh này. Ngoài ra, Luật Cạnh tranh các nước còn quy định rõ ngân sách hoạt động cũng như chế độ đãi ngộ cho các cơ quan cạnh tranh và thành viên cơ quan này.

Minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước kể cả cơ quan cạnh tranh đang là một đòi hỏi hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đối với các cơ quan cạnh tranh thì đây lại là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này xuất phát chính từ vai trò trong việc duy trì trật tự cạnh tranh rõ ràng, lành mạnh. Thông tin trong thị trường phải được thông suốt. Tính minh bạch sẽ nâng cao thêm uy tín của chính các cơ quan này.

Pháp luật cạnh tranh của các quốc gia nói trên đều quy định rất chặt chẽ về những yêu cầu phải công bố công khai các hoạt động của cơ quan cạnh tranh. Ngoài ra, các bên liên quan có quyền yêu cầu các cơ quan cạnh tranh cho phép tiếp cận thông tin liên quan tới vụ việc. Trên thực tế, các cơ quan cạnh tranh cũng luôn đề cao tiêu chí minh bạch (Transparency) trong các hoạt động cụ thể của mình, từ việc công khai các chính sách, pháp luật cũng như các quy trình xử lý công việc… cho đến nội dung các quyết định cụ thể trên các website của mình. Tuy nhiên, cơ quan cạnh tranh phải có trách nhiệm bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình điều tra liên quan đến bí mật kinh doanh của các doanh nghiệp là đối tương bị điều tra.

Ngân sách dành cho cơ quan cạnh tranh của các nước đang ngày càng được tăng lên do tính chất của công việc. Cùng với sự phát triển của nền kinh

64

tế, thị trường cũng ngày càng được mở rộng, hành vi vi phạm của các chủ thể kinh doanh ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn. Lượng công việc cho các cơ quan cạnh tranh cũng đang ngày càng tăng dần lên. Hầu hết các nước đều ý thức được điều này và đã có sự ưu tiên nhiều hơn đối với công tác quản lý cạnh tranh.

Một điểm đáng lưu ý là việc bổ nhiệm thành viên cho cơ quan cạnh tranh. Các thành viên thường được bổ nhiệm bởi những người đứng đầu Chính phủ hoặc Quốc hội. Điều này đã làm tăng tính chất quan trọng cũng như tính độc lập của cơ quan cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm là thành viên của cơ quan cạnh tranh cũng là điểm cần được nhắc đến. Các thành viên này thường được yêu cầu đạt được một trình độ chuyên môn nhất định, có học vấn cao, có kinh nghiệm và kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nhiệm vụ chính của cơ quan quản lý cạnh tranh là bảo đảm thực thi Luật Cạnh tranh. Có thể nói, Luật Cạnh tranh được thực thi nghiêm chỉnh đến đâu là phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của chính cơ quan này. Qua nghiên cứu mô hình cơ quan cạnh tranh của một số nước, chúng ta có thể rút ra một số chức năng, nhiệm vụ chính của cơ quan cạnh tranh như sau:

- Điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Chống độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. - Kiểm soát quá trình sát nhập hợp nhất doanh nghiệp.

- Điều tra, xử lý các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường. - Thực hiện các hoạt động khác nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn trên, hầu hết các cơ quan cạnh tranh đều có hai thẩm quyền cơ bản:

65

- Phát hiện và kiến nghị các cơ quan liên quan bãi bỏ các chính sách làm cản trở đến môi trường cạnh tranh.

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, chứng cứ trong quá trình điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh.

c. Về xây dựng và phát triển các công cụ nâng cao hiệu quả thực thi luật - Về chức năng tiến hành khám xét thu thập chứng cứ

Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trong nhiều trường hợp việc thu thập thông tin chứng cứ bằng các công cụ thông thường như yêu cầu cung cấp thông tin một cách chính thống từ cơ quan cạnh tranh với các đối tượng liên không đem lại hiệu quả. Lý do là vì các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm thường có xu hướng che dấu hoặc thậm chí là tiêu hủy các tài liệu liên quan tới hành vi vi phạm. Do đó, để kịp thời thu thập các thông tin, chứng cứ và ngăn chặn nguy cơ chứng cứ về hành vi vi phạm bị tiêu hủy, cơ quan cạnh tranh cần phải được trang bị một công cụ đặc biệt đó là có thẩm quyền tiến hành việc khám xét trụ sở và nơi làm việc của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Trước năm 2012, theo quy định tại Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính, Thủ trưởng cơ quan cạnh tranh có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính trong đó có việc khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Tuy nhiên, từ năm 2012, theo quy định tại Điều 123 và Điều 129 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính không có Thủ trưởng cơ quan cạnh tranh.

Chính vì vậy, để duy trì công cụ này cho Cơ quan cạnh tranh, trong thời gian tới, cần xem xét quy định lại thẩm quyền này trong Luật Cạnh tranh.

- Về chương trình khoan dung

66

một công cụ hữu hiệu của cơ quan quản lý cạnh tranh trong cuộc chiến chống lại các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia đã ban hành Luật Cạnh tranh trong đó có những quy định về cấm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung về tình tiết giảm nhẹ (bên cạnh tình tiết tăng nặng) trong xử lý vi phạm các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh. Các quy định này chưa thể hiện đúng được tinh thần chính sách khoan dung dành cho các thành viên tham gia các thỏa thuận này nếu họ chủ động khai báo và cung cấp chứng cứ cho cơ quan điều tra vì chưa có quy định về số thành viên được hưởng, mức miễn trừ, cơ chế bảo đảm bí mật, trình tự thủ tục để hưởng chính sách khoan dung,... Do đó, để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn điều tra và xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cần thiết phải có sự nghiên cứu và bổ sung một cách hợp lý chính sách này vào pháp luật cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới.

67

Chương 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2014

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)