3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án
1.1.3. Khái niệm về thực thi pháp luật cạnh tranh
Thực thi pháp luật được hiểu chung nhất là hoạt động thực hiện và thi hành pháp luật. Theo nghĩa hẹp thực thi pháp luật chỉ là hoạt động của riêng cơ quan quản lý nhà nước trong việc áp dụng, thi hành pháp luật. Nhưng cách hiểu đó là phiến diện và chưa đầy đủ vì pháp luật là những chuẩn mực chung và bất cứ ai trong xã hội đều phải tuân theo. Vì vậy, thực thi pháp luật phải là hoạt động thực hiện và tuân theo pháp luật của tất cả mọi người.
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các quy định pháp luật trong thực tế đời sống.
Thi hành pháp luật là một trong các hình thức của thực hiện pháp luật. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện những quy định trao nghĩa vụ bắt buộc của pháp luật một cách tích cực trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.
28
- Tuân thủ pháp luật: chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để không thực hiện hành vi mà pháp luật cấm;
- Sử dụng pháp luật: chủ thể pháp luật sử dụng quyền pháp lí; và
- Áp dụng pháp luật: cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền vận dụng các quy phạm pháp luật hiện hành cho từng trường hợp cụ thể, đối với cá nhân và tổ chức cụ thể;
Nói cách khác, thi hành pháp luật là những hoạt động của các cá nhân, tổ chức nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống. Ví dụ: một người thấy người khác đang có hành vi vi phạm pháp luật đã tiến hành thông báo cho cơ quan chức năng, tức là người đó đã bằng hành động tích cực thi hành quy định về nghĩa vụ công dân của pháp luật nói chung và của luật hình sự nói riêng.
Theo ý kiến của một số chuyên gia, bản chất của việc thực hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cầu chung được xác định trong các nguyên tắc và quy phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của các chủ thể. Nói thực hiện pháp luật là nói đến một kết quả tích cực của quá trình điều chỉnh pháp luật, mà điều chỉnh pháp luật thì hướng tới hai yêu cầu: thực hiện hành vi hợp pháp hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật [30].
Quá trình và kết quả của việc thực hiện pháp luật là thước đo hiệu quả điều chỉnh pháp luật. Với những yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của quá trình thực hiện pháp luật cũng như các yếu tố mang tính tác nhân của quá trình đó, có thể thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của thực hiện pháp luật trong hệ thống pháp lý. Bởi lẽ, thứ nhất, thực hiện pháp luật là một phạm vi độc lập với những hình thức gắn với hoạt động của các chủ thể tương ứng và theo đó là những nguyên tắc, những phạm vi thẩm quyền nội dung phương pháp và trình tự, thủ tục thực hiện pháp luật tương ứng và thích hợp. Thứ hai, thực
29
hiện pháp luật là tổng thể những hoạt động và hành vi hết sức đa dạng ở những cấp độ khác nhau, từ hành vi của cá nhân công dân trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể pháp lý của mình, việc thực hiện các điều kiện tổ chức và hoạt động của một pháp nhân, thực hiện các thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan công quyền… cho đến hoạt động lập pháp của Quốc hội.
Bên cạnh đó, thực hiện pháp luật là hành vi và hoạt động của nhóm đối tượng mà một văn bản pháp luật hướng đến, có thể là cá nhân công dân hay là cộng đồng doanh nghiệp.
Đối với pháp luật cạnh tranh việc thực thi pháp luật chia làm 2 nhóm hoạt động tương ứng với 2 nhóm đối tượng đó là việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh (chủ thể quyền lực) và việc tuân thủ, thi hành pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp (chủ thể là đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh).