Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 90)

3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án

2.1.3. Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

81

lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Đối với đa số các nước, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại hoặc pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, Việt Nam lại đưa các quy định này vào Luật Cạnh tranh, theo đó hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:

- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

- Xâm phạm bí mật kinh doanh; - Ép buộc trong kinh doanh; - Gièm pha doanh nghiệp khác;

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; - Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; - Phân biệt đối xử của hiệp hội;

- Bán hàng đa cấp bất chính và

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.

Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật Việt Nam lần đầu tiên được Luật Cạnh tranh đưa ra tại Khoản 4 Điều 3: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có những đặc trưng sau:

+ Mục đích của hành vi là mục đích cạnh tranh hay rộng hơn là mục đích lợi nhuận.

82

+ Chủ thể thực hiện là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Theo Điều 2 Luạt cạnh tranh, doanh nghiệp được hiểu là mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh, có nghĩa là bao gồm cả chủ thể kinh doanh không đăng ký loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.

+ Đặc điểm của hành vi là trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong quá trình kinh doanh trên thị trường.

+ Đối tượng bị xâm hại bao gồm ba loại khác nhau: Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)