Nguyên nhân của những bật cập

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 137)

3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án

2.3.3.2.Nguyên nhân của những bật cập

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến chưa sử dụng hiệu quả pháp luật cạnh tranh trong thời gian qua. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, pháp luật cạnh tranh là vấn đề mới chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Do vậy, khi hội nhập kinh tế quốc tế cần phải học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới để xây dựng và thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan cũng tồn tại không ít nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiệu quả công tác thực thi pháp luật cạnh tranh chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, đó là:

- Thứ nhất: Chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của lãnh đạo các cấp với công tác thực thi pháp luật cạnh tranh. Nhiều nhà lãnh đạo vẫn còn tư duy bảo hộ, bao bọc, chưa hướng tới xây dựng môi trường cạnh tranh ở nước ta.

- Thứ hai, nhiều quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa tốt, không có tính thực tiễn nên gây khó khăn cho công tác thực thi pháp luật cạnh tranh.

- Thứ ba, Cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh chưa đủ mạnh, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Công tác thực thi pháp luật cạnh tranh và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh bao chùm trong nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều Bộ, Ban ngành cả Trung ương và địa phương, trong khi đơn vị thực thi chỉ là cấp Cục thuộc Bộ thì chưa đủ mạnh, làm giảm hiệu quả công việc.

- Thứ tư: Nhận thức chung của cộng đồng xã hội với pháp luật cạnh tranh chưa tốt, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông báo chí và chính bản thân doanh nghiệp chưa nhận thức được hết lợi ích của pháp luật cạnh tranh trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường.

128

- Thứ năm: Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan điều tiết ngành cùng thực thi nhiệm vụ bảo vệ môi trường cạnh tranh.

- Thứ sáu: Các công cụ hỗ trợ thực thi pháp luật cạnh tranh còn thiếu. Chính sách khoan dung và các công cụ điều tra tại chỗ để phát hiện, bảo vệ chứng cứ chưa hoàn thiện làm giảm số lượng vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh bị phát hiện và điều tra trên thị trường.

129

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

Ở VIỆT NAM

3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 137)