Đánh giá về công tác tổ chức thực thi pháp luật cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 127)

3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án

2.3.2.1.Đánh giá về công tác tổ chức thực thi pháp luật cạnh tranh

Sau hơn gần 10 năm thực thi, Luật Cạnh tranh đã bước đầu phát huy vai trò tích cực trong việc giữ cho môi trường cạnh tranh lành mạnh, xử lý những hành vi làm sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù số lượng vụ việc cạnh tranh được điều tra, xử lý là chưa nhiều (08 vụ hạn chế cạnh tranh và 122 vụ cạnh tranh không lành mạnh) nhưng đó chính là sự khởi đầu cho thấy Luật Cạnh tranh đã chính thức đi vào cuộc sống và gắn liền với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong quá trình xử lý các vụ việc đầu tiên, một mặt các cơ quan cạnh tranh nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh, mặt khác, rung hồi chuông cảnh báo cho các doanh nghiệp có hành vi tương tự để họ tự nguyện điều chỉnh hành vi kinh doanh của mình.

Trong gần mười năm qua, công tác thực thi pháp luật cạnh tranh đã đạt được một số kết quả nổi bật, cụ thể là:

Thứ nhất, xây dựng và trình Chính phủ ban hành và sửa đổi 05 Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh (trong đó có 02 Nghị định của Chính phủ về các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh).

118

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện bộ máy các cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh bao gồm: Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.

Đối với Cục Quản lý cạnh tranh, từ 9 cán bộ lúc ban đầu, hiện nay Cục Quản lý cạnh tranh đã xây dựng và hoàn thiện bộ máy với nguồn nhân lực là hơn 104 cán bộ với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bước đầu đáp ứng được nhu cầu công tác.

Đối với Hội đồng cạnh tranh và bộ máy giúp việc, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 15 ủy viên Hội đồng cạnh tranh trong đó có 01 Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch và 12 ủy viên Hội đồng với thành phần đa dạng từ nhiều bộ, ngành khác nhau như Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Với mục đích thực hiện tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao, Thủ tướng Chính phủ đã hai lần kiện toàn Hội đồng cạnh tranh thông qua đề xuất các ủy viên mới (thay thế các ủy viên đã nghỉ hưu, có thay đổi công tác), cơ chế phụ cấp cho các ủy viên Hội đồng. Giúp việc Hội đồng cạnh tranh là Văn phòng Tổng thư ký Hội đồng cạnh tranh (trước đây gọi là Ban Thư ký Hội đồng) đã được thành lập, có 7 cán bộ và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, đã phối hợp chặt chẽ và tổ chức hợp tác với nhiều cơ quan, ngành và các cơ quan điều tiết ngành trong việc triển khai, giám sát việc thực thi pháp luật cạnh tranh trong mối quan hệ với các pháp luật chuyên ngành khác. Cụ thể, các cơ quan cạnh tranh đã có nhiều mối hợp tác với các cơ quan quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực dược phẩm, viễn thông, giá, điện lực...Việc phối hợp này được thể hiện rõ nét nhất trong quá trình xây dựng pháp luật chuyên ngành, chiến lược phát triển ngành, các cơ quan quản lý ngành đã chủ động lấy và tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan quản lý cạnh tranh.

119

Thứ tư, từ năm 2005 đến nay, sau khi hệ thống pháp luật về cạnh tranh được ban hành, các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh đã thường xuyên tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, các khóa đào tạo... trong đó có một số chương trình được tổ chức quy mô, nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan cạnh tranh cũng đã phát hành nhiều ấn phẩm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp với nhiều chủ đề đa dạng như: Chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến Luật Cạnh tranh, nâng cao kỹ năng của điều tra viên, kỹ năng về điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thông đồng trong đấu thầu, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, kinh nghiệm áp dụng pháp luật cạnh tranh trong một số lĩnh vực chuyên ngành của EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc.

Ngoài ra, hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ quan cạnh tranh cũng diễn ra rất sôi động do đặc thù của lĩnh vực cạnh tranh có nhiều yếu tố xuyên quốc gia, cần thiết có nhiều hoạt động hợp tác, chia sẻ thông tin. Cụ thể, các cơ quan cạnh tranh đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức có liên quan trên thế giới như OECD, UNCTAD, ICN (mạng lưới cạnh tranh quốc tế), APEC... và cơ quan cạnh tranh của một số nước và vùng lãnh thổ như Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđônêxia, Singapore,... Nhiều Dự án hợp tác đã và đang được triển khai giữa các cơ quan cạnh tranh và các tổ chức như EU-MUTRAP III (Liên minh châu Âu), CUTS, JICA... nhằm tăng cường năng lực của cơ quan cạnh tranh trong thực thi pháp luật.

Thứ năm, công tác xây dựng nguồn lực đặc biệt là việc đào tạo và phát triển số lượng điều tra viên vụ việc cạnh tranh đã được quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết các cán bộ của cơ quan thực thi hiện nay đều rất trẻ thiếu kinh nghiệm nên việc đào tạo, nâng cao đạo đức cho cán bộ điều tra viên của Cơ quan quản

120

lý cạnh tranh cần phải được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt, số lượng điều tra viên hiện nay chỉ có hơn 20 người là quá ít so với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

2.3.2.2. Đánh giá về khả năng tiếp cận và tuân thủ pháp luật cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp

Khả năng tiếp cận, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực thi chính sách và Luật Cạnh tranh, vì các doanh nghiệp là đối tượng điều chỉnh chính của Luật. Mặc dù, trong thời gian vừa qua, Cơ quan QLCT đã tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, hiểu biết của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường Việt Nam về pháp luật cạnh tranh còn khá hạn chế. So với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thường có bộ phận pháp chế hoạt động hết sức tích cực làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, thì các doanh nghiệp Việt Nam hoặc là không có bộ phận pháp chế, hoặc là bộ phận pháp chế yếu kém, chưa thực hiện tốt chức năng tư vấn cho doanh nghiệp về luật pháp nói chung cũng như pháp luật cạnh tranh nói riêng. Hiện nay, một số doanh nghiệp không hề quan tâm đến Luật Cạnh tranh, thậm chí có những hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh mà vẫn chưa nhận thức được.

Theo kết quả khảo sát 500 DN tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bao gồm các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, như DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), DN liên doanh và DN tư nhân thì phần lớn các DN mới chỉ biết đến Luật Cạnh tranh trong vòng 2 năm gần đây (197 DN, chiếm 39.4%), trong khi đó 169 DN biết đến Luật Cạnh tranh sớm hơn một chút, khoảng từ 2-4 năm trước, chiếm tỷ lệ 33.8% trong số các DN được hỏi. Số lượng các DN biết về Luật Cạnh tranh từ khi Luật mới ban hành chỉ gồm 134 DN, chiếm tỷ lệ ít hơn với 26.8%.

121

Bảng 2.9. Thời điểm DN bắt đầu nhận thức về Luật Cạnh tranh

Số lượng Tỷ lệ Phần trăm

tích lũy Mới biết trong vòng 2 năm gần

đây 197 39.4% 39.4%

Biết từ 2-4 năm trước 169 33.8% 73.2%

Biết ngay từ khi Luật mới ban

hành 134 26.8% 100.0%

Tổng 500 100.0%

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế

DN phần lớn nhận biết về Luật Cạnh tranh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (350 ý kiến, chiếm 70% số DN được khảo sát). Bên cạnh đó, Luật Cạnh tranh cũng được DN tiếp cận thông qua việc tự tìm hiểu, nghiên cứu (50.4%), qua các hội thảo, tập huấn mà cán bộ của DN tham dự (16.8%) hoặc do chuyên gia pháp lý/luật sư tư vấn (9.4%).

Bảng 2.10 Kênh thông tin giúp doanh nghiệp nhận biết Luật Cạnh tranh Trả lời Tỷ lệ các trường hợp trong số DN được khảo sát Số lượng Tỷ lệ Tự tìm hiểu/nghiên cứu 252 33.80% 50.40%

Phương tiện thông tin đại chúng 350 46.90% 70.00%

Hội thảo, tập huấn mà cán bộ của DN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có tham dự 84 11.30% 16.80%

Chuyên gia pháp lý/luật sư tư vấn 47 6.30% 9.40%

Kênh khác 13 1.70% 2.60%

Tổng 746 100.00% 149.20%

122

Ngoài ra, DN cũng có thể nhận biết về Luật Cạnh tranh qua một vài kênh thông tin khác, chẳng hạn như qua thông tin trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp; thông tin từ các tập đoàn; thông báo do Chính phủ ban hành; tài liệu nghiên cứu tại trường Đại học Luật, các tài liệu hướng dẫn, tài liệu từ các trang thông tin điện tử.

Bảng 2.11. Đánh giá của DN về mức độ hiểu biết các quy định của pháp luật cạnh tranh

Số lượng Tỷ lệ Phần trăm tích lũy

Hiểu ít 272 54.4% 54.4%

Hiểu tương đối 192 38.4% 92.8%

Hiểu khá rõ 28 5.6% 98.4%

Hiểu rất rõ 8 1.6% 100.0%

Tổng 500 100.0%

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế

Trong số 500 DN được khảo sát, có tới 464 DN (tức 92.8%) chưa hiểu rõ về Luật Cạnh tranh khi tự cho rằng mới chỉ “hiểu một ít” (272 DN, chiếm 54.4%) hoặc “hiểu tương đối” (192 DN, chiếm 38.4%) về các quy định của Luật Cạnh tranh. Trong khi đó, chỉ có 36/500 DN tự đánh giá là “hiểu khá rõ” và “hiểu rất rõ” về Luật Cạnh tranh, trong đó số DN “hiểu rất rõ” chỉ chiếm 1.6% (tức 8 DN).

Hiện nay, có hàng nghìn hiệp hội, tổ chức ngành nghề đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiệp hội, tổ chức chưa thực hiện đúng vai trò, chức năng là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước, trung gian tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động, khuyến khích doanh nghiệp thành viên chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

123

Thực tế cho thấy, do thiếu hiểu biết về pháp luật cạnh tranh, một số hiệp hội đã đóng vai trò tổ chức cho các doanh nghiệp thành viên tham gia, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp còn chưa ý thức được vai trò của Luật Cạnh tranh và chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh trong việc bảo vệ môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp của chính các doanh nghiệp. Chính vì thế, tình trạng các doanh nghiệp không có thái độ hợp tác với Cơ quan QLCT trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, hay thu thập thông tin phục vụ công tác rà soát thị trường ngành đã xảy ra. Đây là một trở ngại lớn đối với cơ quan điều tra trong công tác thực thi pháp luật cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 127)