Quy định về quy trình tố tụng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 93)

3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án

2.1.5. Quy định về quy trình tố tụng cạnh tranh

Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết và xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy trình tố tụng được chia thành ba giai đoạn chính.

a. Điều tra vụ việc cạnh tranh

Giai đoạn điều tra có thể được tiến hành dựa trên hồ sơ khiếu nại đã được Cơ quan QLCT thụ lý hoặc do Cơ quan QLCT tự khởi xướng điều tra. Việc điều tra một vụ việc cạnh tranh được tiến hành lần lượt theo hai bước, gồm điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo điều tra và hồ sơ vụ việc để chuẩn bị cho giai đoạn xử lý vụ việc tiếp sau.

b. Xử lý vụ việc cạnh tranh

Trên cơ sở Báo cáo điều tra và các tài liệu, chứng cứ có trong Hồ sơ vụ việc, căn cứ các quy định pháp luật, cơ quan được trao thẩm quyền xử lý

84

vụ việc có trách nhiệm nghiên cứu, đánh giá và ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, thẩm quyền xử lý vụ việc thuộc về Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh; đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng Cạnh tranh (cụ thể là Hội đồng xử lý vụ việc) có thẩm quyền này.

c. Khiếu nại, khởi kiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trường hợp các bên không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung của Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì có quyền khiếu nại lên Hội đồng Cạnh tranh (đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh) hoặc khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công Thương (đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh).

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng Cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền; trường hợp đặc biệt phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn, nhưng không quá 30 ngày.

Trường hợp vẫn không nhất trí với Quyết định giải quyết khiếu nại về Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền.

2.2. Thực trạng hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2014

2.2.1. Thực trạng vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)