Tổng quan về pháp luật cạnh tranhViệt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 77)

3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án

2.1.Tổng quan về pháp luật cạnh tranhViệt Nam

Cùng với công cuộc đổi mới và mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong thập niên 90 và những năm đầu thế kỷ 21. Sự phát triển nhanh của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp và đặt ra yêu cầu phải xây dựng khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho môi trường cạnh tranh. Trong quá trình thực hiện đường lối chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thực tế đã xuất hiện một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh và phản cạnh tranh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Ngoài ra, việc nền kinh tế với xuất phát điểm thấp và còn một số ngành và lĩnh vực tồn tại độc quyền nhà nước đã dẫn đến sự hạn chế trong phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh chung.

Trước khi Luật Cạnh tranh ra đời, một số quy định pháp luật nhằm kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh hay kiểm soát độc quyền ở một số lĩnh vực riêng biệt được quy định rải rác tại một số các văn bản pháp quy như Pháp lệnh Giá, Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Thương mại, Luật Điện lực… Tuy nhiên, việc thực thi các quy định trên còn chưa hiệu quả, một phần do thiếu một khung pháp lý hoàn chỉnh và thống nhất, thiếu một cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, thiếu chế tài xử lý vi phạm…

68

Bên cạnh đó, từ đầu thập niên 1990, đất nước bắt đầu mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh thông thương với bên ngoài và tiếp nhận luồng vốn FDI. Việc trở thành thành viên ASEAN năm 1995 đánh dấu bước đi quan trọng đầu tiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. ASEAN đã quyết định hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Theo cam kết của các quốc gia thành viên, đến năm 2015 tất cả các nước ASEAN sẽ xây dựng và ban hành luật và chính sách cạnh tranh nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng. Trên cơ sở đó, các nước ASEAN sẽ xây dựng một cơ chế phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan cạnh tranh ASEAN để triển khai hiệu quả chính sách và luật cạnh tranh trong khu vực ASEAN.

Ngoài ra, trong quá trình đàm phán gia nhập và tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực như APEC và WTO, các đối tác đã yêu cầu Việt Nam cam kết thực hiện hiệu quả và minh bạch chính sách cạnh tranh và xây dựng một khung pháp luật cũng như cơ quan cạnh tranh độc lập nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh đó, ngay từ những năm 2000, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội và Chính phủ đưa vào chương trình xây dựng pháp luật. Sau 4 năm soạn thảo và lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2005.

Luật cạnh tranh được ban hành có mục tiêu nhằm: - Kiểm soát độc quyền

- Tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng; - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Sau khi Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua, Chính phủ, Bộ Công Thương ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh.

69

Số ký hiệu Ngày ban hành

Tên văn bản

110/2005/NĐ-CP 24/8/2005 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp 116/2005/NĐ-CP 15/9/2005 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày

15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh

120/2005/NĐ-CP 30/9/2005 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

19/2005/TT-BCT 08/11/2005 Thông tư số 19/2005/TT-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại ngày 08/11/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

92/2005/QĐ-BTC 09/12/2005 Quyết định số 92/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 09/12/2005 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

05/2006/NĐ-CP 09/01/2006 Nghị định số 05/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh

06/2006/NĐ-CP 09/01/2006 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh 20/2006/QĐ-

BTM

17/5/2006 Quyết định số 20/2006/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại ngày 17/5/2006 về việc ban hành các mẫu quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

35/2011/TT-BCT 23/9/2011 Thông tư số 35/2011/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 23/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông tư số 19/2005/TT- BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại ngày 08/11/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

119/2011/NĐ-CP 16/12/2011 Nghị định số 119/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/12/2011 về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính

70

tại Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh

42/2014/NĐ-CP 14/5/2014 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (thay thế Nghị định 110/2005/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 )

71/2014/NĐ-CP 21/7/2014 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

(thay thế Nghị định 120/2005/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2014)

24/2014/TT-BCT 30/7/2014 Thông tư số 24/2014/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 30/7/ 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày

14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

(thay thế Thông tư 19/2005/TT-BTM và Thông tư 35/2011/TT-BCT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2014)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 77)