Thực trạng hoạt động tăng cường sự tiếp cận pháp luật cạnh tranh của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 113)

3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án

2.2.3.Thực trạng hoạt động tăng cường sự tiếp cận pháp luật cạnh tranh của

Một trong những mục tiêu quan trọng của công tác thực thi Luật Cạnh tranh là làm sao để Luật thực sự đi vào “đời sống của doanh nghiệp và xã hội”, giúp doanh nghiệp hiểu và lĩnh hội pháp luật cạnh tranh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trước các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh. Để làm được điều đó, trong bối cảnh doanh nghiệp còn chưa thực sự “mặn mà” với việc tự tìm hiểu Luật Cạnh tranh thì công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cạnh tranh phải được đặc biệt ưu tiên, chú trọng. Trong thời gian qua, theo báo cáo hoạt động thường niên của Cơ quan QLCT trong thời gian qua, Cơ quan QLCT đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến về pháp luật cạnh tranh tới cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng liên quan.

104

2.2.3.1. Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoạch định chính sách kinh doanh, cân bằng lợi ích các bên tham gia thị trường, Cơ quan QLCT đã tiến hành rà soát và nghiên cứu cấu trúc thị trường, đánh giá mức độ cạnh tranh ở từng ngành/lĩnh vực trong nền kinh tế. Cụ thể, trong thời gian qua, Cục đã tiến hành báo cáo đánh giá cạnh tranh về các thị trường: xăng dầu, thép cuộn xây dựng, thức ăn chăn nuôi, xi măng, phân bón, phân phối dược phẩm, sữa bột, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, vận tải hàng không và vận tải hàng không, ô tô tải, bộ giặt, kính xây dựng, giấy, dầu thực vật, bảo hiểm nhân thọ, vận tải biển, quảng cáo và truyền hình trả tiền. Báo cáo đã phân tích về cấu trúc thị trường, phản ánh được thực trạng hoạt động cạnh tranh trên thị trường của từng lĩnh vực, những tác động của thể chế, pháp luật tới môi trường cạnh tranh trong từng lĩnh vực.

Báo cáo cung cấp một bức tranh tổng thể về mức độ cạnh tranh trong từng ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược đầu tư kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó, mục tiêu của báo cáo là hỗ trợ cơ quan quản lý phát hiện những vấn đề quan ngại về cạnh tranh, phát hiện những dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, đặc biệt đối với các thị trường có mức độ tập trung kinh tế cao. Đây chính là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách và cho chính các doanh nghiệp để đảm bảo duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, đảm bảo cân bằng hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp tham gia thị trường.

Kiểm soát các hoạt động tập trung kinh tế là một trong 3 lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Mục tiêu của việc giám sát và quản lý hoạt động tập trung kinh tế nhằm tránh tạo ra các doanh nghiệp độc quyền hoặc thống lĩnh mới trên thị trường. Với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp, đưa

105

ra các tư vấn kịp thời đối với các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế về các vấn đề liên quan đến cạnh tranh.

2.2.3.2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến

Tổ chức hội thảo/ hội nghị, tập huấn là hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức về luật và chính sách cạnh tranh một cách hiệu quả. Trong thời gian qua, cơ quan quản lý cạnh tranh tích cực tổ chức các hội thảo/hội nghị, tập huấn nhằm trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm về pháp luật cạnh tranh. Đối tượng tham gia chủ yếu là đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và các cơ quan quản lý ngành khác. Theo thông tin trên trang web của Cục, chủ đề các hội thảo rất đa dạng và phong phú về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận Cartel, các hành vi thông đồng đầu thầu... kỹ năng điều tra và kinh nghiệm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Các hội thảo này không chỉ nâng cao kiến thức cạnh tranh cho đại biểu tham dự mà còn là phương thức tuyên truyền hiệu quả đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh ở cấp trung ương và một số địa phương, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến thông tin và chính sách cạnh tranh thông qua các ấn phẩm tuyên truyền phổ biến về pháp luật cạnh tranh là một công cụ hữu hiệu và có phạm vi lan tỏa rộng. Trong thời gian vừa qua, Cơ quan quản lý cạnh tranh cũng đã biên soạn và phát hành các ẩn phẩm về cạnh tranh. Một số ấn phẩm đã phát hành trong thời gian qua:

- Sách “Các vấn đề cơ bản của pháp luật và chính sách cạnh tranh”; -Sách “Những vấn đề doanh nghiệp cần biết về Luật Cạnh tranh”; -Bộ tài liệu đào tạo “Kỹ năng điều tra cạnh tranh”, bao gồm những kiến thức và kỹ năng cần thiết đối với một điều tra viên cạnh tra;

106

-Khuôn khổ đánh giá cạnh tranh - Hướng dẫn nghiệp vụ nhằm xác định rào cản đối với cạnh tranh ở các nước đang phát triển;

-Báo cáo nghiên cứu chuyên đề “Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam”;

-Báo cáo “Tập trung kinh tế tại Việt Nam (năm 2010 và năm 2012)”; -Báo cáo “Giám sát cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông”;

-Báo cáo “Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống Dược phẩm tại thị trường Việt Nam”;

-Báo cáo giám sát cạnh tranh trong ba lĩnh vực tài chính (Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán);

-Báo cáo đánh giá môi trường cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế năm 2010, 2011, 2012.

-Bản tin cạnh tranh: định kỳ hàng tháng được phát hành với số lượng 1000 bản/số từ tháng 1/2009. Đối tượng đọc là các cơ quan Ban/Ngành, Cục, Vụ, Viện, Trung tâm... các hiệp hội và doanh nghiệp. Bản tin ra đời dần dần đã được cộng đồng độc giả đánh giá cao, mang tính thiết thực trong việc phổ biến pháp luật và chính sách cạnh tranh tới các cơ quan quản lý và cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 113)