Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 25)

Ở ngoài nước, các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách và pháp luật cạnh tranh vô cùng phong phú và đa dạng, được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức khác nhau. Có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề cụ thể về chính sách cạnh tranh, chủ yếu là phân tích về cách tiếp cận trong việc xây dựng chính sách cạnh tranh, các nguyên tắc xây dựng chính sách cạnh tranh và các hành vi và đối tượng mà chính sách cạnh tranh điều chỉnh...

16

Một trong số những công trình được biết đến rộng rãi là “Chính sách cạnh tranh, Lý thuyết và thực tiễn” (Competition Policy, Theory and Practice) của tác giả Massimo Motta do Trường Đại học Cambridge phát hành năm 2004 [44]. Công trình nghiên cứu gồm 3 phần chính: (i) Tổng quan các vấn đề chống độc quyền (chính sách cạnh tranh) bao gồm: khái niệm về chính sách cạnh tranh, cách tiếp cận xây dựng chính sách cạnh tranh tại Hoa Kỳ và một số nước Châu âu; (ii) Đưa ra các khái niệm về quyền lực thị trường, những ảnh hưởng của doanh nghiệp có quyền lực thị trường tới môi trường cạnh tranh; (iii) Các công cụ kinh tế thường dùng để xác định quyền lực thị trường. Công trình nghiên cứu cũng phân tích và dẫn chiếu tới các vụ việc chống độc quyền từ các quốc gia phát triển. Công trình nghiên cứu có thể được sử dụng như một cuốn sách giáo khoa kinh tế trong các khóa học về chính sách cạnh tranh của chương trình đào tạo đại học hoặc sau đại học.

Luật chống độc quyền và kinh tế (Antitrust law and Economics) của Ernest Gellhorn, William E.Kovacis, Stephen Calkings do Thomson West phát hành năm 2004 (tái bản lần thứ 5) [39]. Công trình nghiên cứu giúp các nhà kinh tế, luật sư tăng cường sự hiểu biết về luật chống độc quyền của Hoa Kỳ, trong đó có phân tích các phán quyết mới nhất của Tòa án tối cao. Công trình nghiên cứu tập trung vào các nội dung như: (i) Xác định các tiêu chuẩn đánh giá tác động của thỏa thuận hạn chế theo chiều ngang, chiều dọc; (ii) Các vấn đề về độc quyền, độc quyền tự nhiên; (iii) Quy trình và thủ tục xét xử và thực thi phán quyết tại tòa; (iv) Các hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; (v) Giới hạn về phạm vi áp dụng pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ.

Chính sách cạnh tranh và pháp luật chống độc quyền quốc tế

(International antitrust law and policy) do Viện nghiên cứu pháp luật cạnh tranh thuộc Đại học Fordham của Hoa Kỳ thực hiện và phát hành năm 2008

17

[37]. Đây là công trình nghiên cứu tập hợp các bài phân tích về luật và chính sách cạnh tranh của các giảng viên và chuyên gia trong lĩnh vực cạnh tranh trên thế giới. Công trình nghiên cứu tập trung vào các nội dung: (i) chính sách cạnh tranh, trợ cấp Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước; (ii) kiểm soát các vụ mua bán sáp nhập quốc tế - góc nhìn từ cơ quan cạnh tranh quốc gia; (iii) các vấn đề cạnh tranh phát sinh trong ngành năng lượng ở một số nước trên thế giới…

Pháp luật cạnh tranh Châu Âu (EC Competition Law) của Joanna Goyder, Albertina Albors-llorens được Nhà xuất bản Oxford University Press phát hành năm 2009 [42]. Nghiên cứu này cung cấp đầy đủ và toàn diện quá trình xây dựng và phát triển chính sách cạnh tranh Châu Âu từ năm 1957. Công trình nghiên cứu cũng phân tích tình hình, bối cảnh kinh tế xã hội trong mỗi giai đoạn sửa đổi và phát triển chính sách cạnh tranh của Châu Âu.

Vấn đề cạnh tranh cũng được các tổ chức UNCTAD, OECD, APEC, ASEAN… và các Diễn đàn kinh tế khác quan tâm và thực hiện nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.

Mặc dù số lượng các nghiên cứu đề cập tới vấn đề chính sách cạnh tranh là không ít nhưng xét trên phạm vi, mục tiêu nghiên cứu của luận án thì không có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng thể ở cả góc độ lý luận và quy định pháp lý về hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh giống như cách tiếp cận, phạm vi và nội dung nghiên cứu trong luận án.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)