Nâng cao nhận thức của các cơquan liên quan và cộng đồng doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 162)

3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án

3.4.3.Nâng cao nhận thức của các cơquan liên quan và cộng đồng doanh

doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh

3.4.3.1. Tăng cường công tác tham vấn với cơ quan điều tiết ngành

Để nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về pháp luật cạnh tranh cần triển khai các hoạt động sau:

- Thường xuyên và định kỳ có sự trao đổi, tổng kết giữa lãnh đạo Cơ quan cạnh tranh với các cơ quan điều tiết ngành để tăng cường nhận thức về pháp luật cạnh tranh.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, chính sách giữa cơ quan cạnh tranh với các cơ quan điều tiết ngành.

- Xây dựng cơ chế cho phép Cơ quan cạnh tranh được tham vấn các chính sách ngành trước khi ban hành để đảm bảo các chính sách này phù hợp với các nguyên tắc cạnh tranh.

- Cơ quan cạnh tranh phải tích cực tham gia góp ý vào quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách cạnh tranh và các chính sách khác của Nhà nước.

153

luật chuyên ngành để chỉ ra những quy định không phù hợp với chính sách và pháp luật cạnh tranh.

3.4.3.2. Tăng cường nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp

Các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật cạnh tranh vừa qua đã đạt được những kết quả và chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nếu căn cứ trên mức độ nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp thì hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Do đó, trong thời gian tới, Cơ quan cạnh tranh cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến. Bên cạnh các hình thức truyền thống như hội nghị, hội thảo, cần có các hoạt động tuyên truyền trực tiếp, trực quan, sáng tạo đến doanh nghiệp và các đối tượng khác của Luật Cạnh tranh.

Ngoài ra, các cơ quan truyền thông báo chí cũng có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với doanh nghiệp. Cơ quan quản lý cạnh tranh cần quan hệ chặt chẽ với các cơ quan truyền thông để kịp thời phản ánh, giới thiệu cho doanh nghiệp biết các hành vi vi phạm bị xử lý, đặc biệt là các hành vi vi phạm có quy mô lớn, ảnh hưởng tới nhiều người tiêu dùng để tạo tiếng vang và sự đồng thuận cho các hoạt động của cơ quan cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam (Trang 162)