3. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án
3.1.1. Bối cảnh trong nước
Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam đã từng bước ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao. Nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp.
Trong thời gian tới, việc tiếp tục đẩy mạnh lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh... sẽ tác động không nhỏ tới môi trường kinh doanh. Để loại bỏ các doanh nghiệp khó khăn về vốn, thị trường và kinh doanh không hiệu quả, hoạt động sáp nhập và tập trung kinh tế sẽ diễn ra nhiều hơn đặc biệt trong một số lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, sự can thiệp của nhà nước có xu hướng giảm dần, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền lợi người tiêu dùng sẽ ngày càng phổ biến và tinh vi.
Cùng với đó, giai đoạn 2015-2020 cũng sẽ là giai đoạn có nhiều biến động trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế, năm 2015 là năm thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, nhiều hiệp định song phương và đa phương như TPP, Việt Nam – EU, Liên minh Hải quan Nga – Belarus - Kazactan… sẽ trực tiếp tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nước ngoài sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các doanh
130
nghiệp trong và ngoài nước sẽ diễn ra gay gắt đòi hỏi phải có một chính sách cạnh tranh đủ mạnh để làm công cụ giúp Chính phủ điều tiết thị trường vận hành hiệu quả.