Đánh giá thực trạng công nghiệp phụ trợ ngành da giày tại TP.HCM

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 78)

5. Kết cấu đề tài

2.5 Đánh giá thực trạng công nghiệp phụ trợ ngành da giày tại TP.HCM

2.5.1 Những kết quả đạt đƣợc

- Thứ nhất, nhìn chung CNPT ngành da giày, nhiều năm gần đây có nhiều thay đổi tích cực đáng kể, đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển kinh tế chung của đất nƣớc, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đầu vào cho ngành da giày. Số lƣợng DN CNPT nhiều năm gần đây tăng đáng kể so với DN da giày, tuy không nhiều [59]. Mặc dù, CNPT ngành da giày trong nƣớc hiện tại mới đáp ứng đƣợc một tỷ lệ không lớn cho ngành da giày, nhất là giày dép xuất khẩu, song cũng phải thừa nhận là đã góp phần không nhỏ vào chiến lƣợc nội địa hóa đối với ngành da giày, dần thay thế nhập khẩu. Hàng năm sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày đã tiết kiệm một lƣợng ngoại tệ nhất định cho việc nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành da giày từ nƣớc ngoài. Tỷ lệ nội địa hóa trên địa bàn thành phố một số nguyên phụ liệu đã tăng, nhƣ: Phom giày các loại đạt 56%; Vải làm giày dép các loại đạt 46%; Vật liệu giấy và bao bì đạt 50%;dế gót giày dép các loại đạt 49%;…

- Thứ hai, CNPT ở TP.HCM đã bắt đầu hình thành và từng bƣớc phát triển, phục vụ cho nhu cầu sản xuất các sản phẩm tiêu thụ nội địa. Chất lƣợng chi tiết, linh phụ kiện nâng cao dần, xu hƣớng chuyên môn hóa đã bắt đầu hình thành.

- Thứ ba, phát triển CNPT ngành da giày thời gian qua đã góp phần phát huy hiệu ứng lan tỏa đối với các ngành kinh tế khác của TP.HCM. Sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giày đã góp phần phát triển ngành dệt – vải. Hiện tại đã xuất hiện các DN dệt – vải chuyên sản xuất phụ liệu cho ngành da giày. Tƣơng tự, nhiều DN sản xuất giấy, nhựa, cao su cũng hợp đồng hợp tác sản xuất giấy, bao bì, phom, đế,… cho các DN da giày.

- Thứ tƣ, CNPT ngành da giày là các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động nông thôn. Vì vậy, nhiều năm gần đây, CNPT ngành da giày phát triển đã góp phần không nhỏ vào công cuộc giải quyết công ăn việc làm cho một khối lƣợng lớn ngƣời lao động. Nếu ngành da giày tiếp tục phát triển, CNPT ngành da giày cũng phát triển tƣơng xứng thì lực lƣợng lao động tham gia vào lĩnh vực này sẽ tăng lên đáng kể [60].

- Thứ năm, với điều kiện và tiềm năng phát triển sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ ngành da giày là rất lớn, đã thu hút đƣợc sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tính đến năm 2011, tổng vốn đầu tƣ của các DN FDI vào lĩnh vực CNPT ngành da giày lên đến trên 14 nghìn tỷ VNĐ3

. Hiện nay Nhà nƣớc đang có nhiều chính sách thu hút, kêu gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực này. Với xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế và việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện tăng lƣợng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký và dải ngân trong thời gian tới.

2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân

* Về năng lực phát triển của CNPT ngành da giày ở TP.HCM

- Thứ nhất, số lƣợng DN CNPT ngành da giày nhiều năm gần đây tăng nhƣng quy mô còn nhỏ, nguồn lực còn yếu, hiệu quả kinh doanh chƣa cao, khả năng huy

3

động vốn đầu tƣ thấp, trình độ tổ chức quản lý yếu, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị... năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế nên phần lớn các DN chƣa tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu, chƣa gây ảnh hƣởng và tạo sự tín nhiệm, đặc biệt về chất lƣợng, đối với các DN da giày trong và ngoài nƣớc. Các DN thƣờng chƣa có tính chiến lƣợc kinh doanh trong lĩnh vực CNPT cho ngành da giày một cách bền vững, phần lớn vẫn chỉ mang tính kiêm nhiệm cùng với các lĩnh vực công nghiệp khác. Một số DN da giày thực hiện quy trình khép kín (công ty Giày 32, Gia Định, Bitis..), kiêm sản xuất một số sản phẩm phụ trợ cho riêng mình và bán cho một số DN lân cận, điều này vô hình đã làm giảm hiệu quả kinh doanh, bởi quy mô nhỏ, giá thành gia tăng và chất lƣợng không ổn định.

- Thứ hai, có hiện tƣợng thiếu công nhân cục bộ tại TP.HCM. Mối quan hệ lao động, tiền lƣơng đang có chiều hƣớng phức tạp. Nhiều cuộc đình công tự phát đã xảy ra tại TP.HCM và khu công nghiệp tập trung [phụ lục 06] đã ảnh hƣởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều DN TP.HCM ngành da giày ở TP.HCM, ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh. Thiếu lao động kỹ năng trung cấp, cao cấp về công nghệ, thƣơng mại, tìm kiếm đối tác, sự phối hợp trong sản xuất và quản trị. Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong các ngành CNPT ngành da giày của TP.HCM không cao khiến cho các DN CNPT ngành da giày thƣờng xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới.

- Thứ ba, cơ sở hạ tầng, nhà xƣởng, kỹ thuật công nghệ còn thấp, cộng với trình độ tổ chức quản lý sản xuất yếu, các DN FDI có công nghệ tiên tiến, nhƣng hầu nhƣ chỉ phục vụ cho nhu cầu nội bộ của công ty mẹ, hoặc chuyên xuất khẩu. Một số chi phí chung nhƣ vận chuyển, cảng khẩu...còn khá cao so với các nƣớc. Các DN thiếu chủ động trong quan hệ thƣơng mại, tìm kiếm đối tác, thiếu sự phối hợp sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà cung ứng, giữa các nhà cung ứng với nhau, giữa các DN FDI với các DN nội địa [76-79].

- Thứ tƣ, hiện tại TP.HCM chƣa có một tổ chức đầu mối quản lý nhà nƣớc về CNPT nói chung và CNPT ngành da giày nói riêng, để đề xuất và thực hiện chính

sách khuyến khích phát triển CNPT ngành da giày một cách cụ thể, sát thực. Các chính sách phát triển CNPT ngành da giày quốc gia hầu nhƣ chƣa có, nếu đƣợc Bộ Công thƣơng hoặc VCCI đề xuất thì cũng chƣa có hành động khả thi, quyết liệt. Các chính sách kêu gọi đầu tƣ của TP.HCM chƣa đủ mạnh và tập trung để thu hút DN, cả quốc tế và nội địa, vào sản xuất phụ trợ.

- Thứ năm, vai trò hỗ trợ trung gian của nhà nƣớc, các tổ chức, hiệp hội chƣa thể hiện rõ. Các chƣơng trình phát triển CNPT ngành da giày đã hình thành, nhƣng chƣa thật sự hiệu quả, bởi chƣa có các chính sách nhất quán về phát triển CNPT cũng nhƣ chƣơng trình hành động phù hợp, hầu hết vẫn dừng lại ở các hội thảo khởi động, kêu gọi sự chú ý của công luận.

* Về khả năng cạnh tranh của CNPT ngành da giày tại TP.HCM

- Thứ nhất, về điều kiện các yếu tố đầu vào: còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu, nguồn trong nƣớc chƣa phát triển hoặc không có điều kiện phát triển, nhƣ thuộc da, hóa chất, dụng cụ cơ khí,...

- Thứ hai, về điều kiện đầu ra: Do khâu quảng bá thƣơng hiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm còn yếu, các DN CNPT ngành da giày đã rất hạn chế trong quan hệ với khách hàng, đặc biệt đối với các DN FDI. Hầu hết các DN da giày FDI thực hiện nhập khẩu nguyên phụ liệu, họ chƣa đặt lòng tin vào các nhà cung cấp trong nƣớc về chất lƣợng và tiến độ.

- Thứ ba, về điều kiện các ngành quan hệ và hỗ trợ:

(i) Ngành cơ khí chế tạo các thiết bị, dây chuyền sản xuất da, vải, cao su, giấy, hóa chất,... ở TP.HCM nhìn chung đã có sự cải thiện về công nghệ, tuy nhiên, vẫn thấp hơn nhiều so với yêu cầu của ngành. Hiện nay, các DN CNPT ngành da giày hầu nhƣ hoàn toàn phải nhập khẩu máy móc thiết bị và phụ tùng. Thiết bị, phụ tùng cho ngành thuộc da chủ yếu nhập từ Italia, Đức, Anh, Hồng Kông… Tại TP.HCM có một số công ty chế tạo phụ tùng thiết bị (nhƣ Tân Hiệp Lực, Quang Minh,...).

(ii) Ngành điện thƣờng bị kêu là không ổn định và hay biến động bất thƣờng. (iii) Ngành hóa chất chủ yếu cung cấp các hóa chất trợ hồ, keo dán, nhuộm hầu nhƣ chƣa phát triển, hầu hết đều phải nhập khẩu.

(iv) Vấn đề xử lý chất thải, nơi đảm bảo nhất là các khu, cụm công nghiệp, trong khi đó, các DN CNPT ngành giày dép lại đặt phân tán, rải rác nên gặp phải nhiều khó khăn và tốn kém trong công tác xử lý nƣớc thải.

(v) Ngành giao dịch nguyên phụ liệu cho ngành da giày: TP.HCM chƣa có các trung tâm, các chợ giao dịch, cung cấp nguyên phụ liệu đủ lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các DN.

(vi) Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng TP.HCM nhìn chung là yếu kém, hệ thống giao thông công chính lộn xộn, thiếu đồng bộ, thiếu điện, thiếu các dịch vụ hậu cần, vận tải đã làm giảm năng lực sản xuất của các DN CNPT ngành da giày ở TP.HCM.

- Thứ tƣ, về chiến lƣợc kinh doanh và cạnh tranh của DN: Tại các DN CNPT thì chƣa có các chiến lƣợc dài hạn, chƣa xây dựng đƣợc các triết lý kinh doanh. Cƣờng độ cạnh tranh cao kể cả thị trƣờng thế giới cũng nhƣ thị trƣờng trong nƣớc.

- Thứ năm, về thời cơ và xu hƣớng phát triển CNPT ngành da giày: Bên cạnh những mặt tích cực thì tồn tại nhiều rủi ro từ các xu hƣớng phát triển hiện nay. Đó là:

(i) Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trƣờng, giảm thuế và các hàng rào bảo hộ khác, minh bạch hóa chính sách. Các DN CNPT ngành da giày của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, sẽ phải chịu sự cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, số lƣợng đối thủ cạnh tranh nhiều hơn, áp lực cạnh tranh mở ra trên bình diện rộng hơn, sâu hơn, đặc biệt là phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các cƣờng quốc sản xuất sản phẩm hỗ trợ ngành da giày thế giới nhƣ Trung Quốc, Ý, Đài Loan, Indonesia,…. Trong khi, các DN CNPT ngành giày dép trong nƣớc xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, lại chƣa nhận thức hết đƣợc những nguy cơ, áp lực cạnh tranh khi hội nhập,…Điều này đã khiến cho các DN CNPT ngành da giày gặp không ít khó khăn.

(ii) Cùng với xu hƣớng hội nhập, đó là sự phát triển của các CLKN. Việc hình thành các CLKN mang lại rất nhiều lợi thế cho các DN tham gia vào cụm: Tạo ra sự

thay đổi về quy mô trong sản xuất; Giúp tăng năng suất khi chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật, công nghệ, về tổ chức quản lý sản xuất; Có thể giảm chi phí đầu vào khi chia sẻ các đơn hàng nguyên phụ liệu, giảm thiểu tối đa các chi phí do thiếu thông tin hoặc bị ép giá... Tuy nhiên, khi hình thành các CLKN cũng lại là một bất lợi đối với các DN CNPT nằm ngoài cụm do gặp khó khăn trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào cũng nhƣ tiếp cận yếu tố đầu ra đối với các DN trong cụm. Đây là một nguy cơ rất lớn đối với các DN CNPT ngành da giày bởi sự hạn chế về quy mô và năng lực cạnh tranh, cũng nhƣ sự tín nhiệm từ các DN da giày FDI còn nhiều hạn chế.

(iii) Một số DN da giày có vốn đầu tƣ từ các nƣớc EU, Hoa Kỳ,.. thực hiện cơ chế giám sát và yêu cầu về chất lƣợng và trách nhiệm xã hội đối với các đối tác của mình, họ yêu cầu các DN CNPT phải áp dụng và đảm bảo các hệ thống tiêu chuẩn nhƣ SA8000, ISO 9000,… Điều này cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho các DN CNPT ngành da giày nội địa do quy mô, nguồn lực còn nhiều hạn chế.

- Thứ sáu, các chính sách của nhà nƣớc về phát triển CNPT ngành da giày của TP.HCM: Nhiều năm gần đây, nhà nƣớc đã nhìn nhận CNPT ngành da giày có tính quyết định đối với việc phát triển ngành da giày, từ đó, đã có chiến lƣợc, đề án và chƣơng trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển, tuy nhiên bị đánh giá là chƣa sát thực, chƣa có tính khả thi cao.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong những năm qua với sự phát triển chênh lệch giữa ngành da giày và ngành sản xuất nguyên phụ liệu da giày đã đặt ra rất nhiều vấn đề bất cập. Nội dung chƣơng 2 đã phân tích, làm rõ thực trạng của CNPT ngành da giày tại TP.HCM. Từ đó chỉ rõ các vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển CNPT ngành da giày hiện nay.

Thứ nhất: Trình bày khái quát quá trình phát triển của ngành da giày từ năm 2007 đến năm 2011.

Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNPT ngành da giày trên các mặt từ năm 2010 đến năm 2011:

+ Phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp CNPT ngành da giày thông qua việc vận dụng mô hình viên kim cƣơng của M.Porter. Thông qua việc phân tích đã chỉ rõ những thuận lợi cũng nhƣ những khó khăn, tồn tại từ thực trạng phát triển sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày.

+ Phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển CNPT ngành da giày tại các doanh nghiệp da giày thông qua bản khảo sát thực tế.

+ Thực trạng liên kết trong phát triển sản xuất CNPT ngành da giày trên địa bàn TP.HCM.

Thứ ba: Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng CNPT ngành da giày tại TP.HCM, luận văn đƣa ra 7 vấn đề cần bất cập cần giải quyết, gồm:

(i) Chính sách, biện pháp thu hút vốn đầu tƣ chƣa có hiệu quả; (ii) Các biện pháp thực hiện chiến lƣợc nguồn nhân lực phù hợp; (iii) Hiệu quả các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thấp; (iv) Chƣa có các biện pháp cho vấn đề liên kết trong ngành;

(v) Thực hiện quy hoạch đầu tƣ còn chậm chƣa phát huy hiệu quả;

(vi) Nguyên liệu thƣợng nguồn, thuộc da, phụ liệu dệt, keo dán, phụ liệu kim loại, dụng cụ cơ khí và phụ tùng phát triển còn yếu;

(xiv) Chƣa có chiến lƣợc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu.

xuất nguyên phụ liệu, đảm bảo phát triển ngành da giày- ngành kinh tế mũi nhọn một cách bền vững cũng rất lớn. Việc chỉ ra những vấn đề bất cập trong phát triển CNPT ngành da giày là cơ sở quan trọng để đƣa ra các giải pháp khắc phuc, phát huy tiềm năng để phát triển.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO NGÀNH DA GIÀY Ở

TP.HCM

3.1 Quan điểm phát triển CNPT ngành da giày tại TP.HCM trong thời gian tới gian tới

CNPT ngành da giày là tổ hợp nhiều ngành công nghiệp, vì vậy rất cần có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc. Mà trƣớc hết, Nhà nƣớc cần có cơ chế định hƣớng khuyến khích phát triển phù hợp. Cơ chế định hƣớng phát triển là cơ sở để đầu tƣ phát triển ngành và điều chỉnh, bổ sung các chính sách có liên quan, thể hiện qua các quy hoạch tổng thể phát triển từng CNPTcho ngành da giày. Theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 về việc ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ ƣu tiên phát triển, thì CNPT đối với ngành da giày đƣợc khuyến khích phát triển bao gồm: da thuộc, vải giả da, đế giày, hóa chất thuộc da, da muối, chỉ may giày. Có thể thấy, theo việc xác định sản phẩm CNPT theo bản quy hoạch này là dựa trên cơ sở điều kiện cần thiết của ngành Da- Giày, mà chƣa thực sự xác định bởi lợi thế quốc gia, đặc biệt là lợi thế về thƣợng nguồn. Mặt khác, theo quy hoạch trên thì để phát triển CNPT ngành da giày cần phát triển sáu đầu mục sản phẩm trên, trong khi chƣa tính đến quy mô của ngành Da- Giày, cũng nhƣ mối quan

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)