Các giải pháp về phát triển sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 96)

5. Kết cấu đề tài

3.3.2.2Các giải pháp về phát triển sản xuất kinh doanh

Điểm yếu kém của CNPT ngành da giày TP.HCM chính là chất lƣợng. Chất lƣợng sản phẩm đƣợc quyết định bởi rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố cơ bản nhất phải kể đến là năng lực, trình độ công nghệ. Trình độ công nghệ của các DN sản xuất da các loại; phụ liệu dệt, vải các loại, phụ liệu kim loại trong tình trạng chất lƣợng rất thấp [78]. Vấn đề đặt ra là phải nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật của ngành. Để đảm bảo việc đầu tƣ nâng cao trình độ công nghệ hiệu quả có thể theo các hƣớng cơ bản sau:

Chuyên môn hóa cao: Với hạn chế của các DN sản xuất thuộc da, keo dán làm giày dép các loại tại thị trƣờng nội địa có quy mô, nguồn lực yếu, thì vấn đề trên thực sự là những cản trở lớn. Vì vậy, để khắc phục kịp thời những khó khăn cho các DN, Viện nghiên cứu Da- Giày TP.HCM cần có những hỗ trợ nhất định trong việc làm đại diện giao dịch chung trong việc nhập khẩu tại hai đầu mối lớn là Thái Lan và Trung Quốc. Với lợi thế về quy mô nhập khẩu lớn có sự đồng bộ thì giá cả sẽ

giảm, tiết kiệm chi phí vận chuyển… và nguồn cung ứng ổn định. Mặc khác Hội sẽ có các chƣơng trình trợ giúp các kế hoạch đầu tƣ nâng cấp, cải tiến các cơ sở sản xuất hiện đại, tiếp cận các công nghệ mới nhất. Cần thực hiện hợp lý chính sách “nội địa hoá” với các biện pháp hỗ trợ cần thiết. Một mặt, tạo áp lực trực tiếp tới các DN da giày trong việc nội địa hóa. Một mặt, hỗ trợ và khuyến khích các DN da giày thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trƣờng. Chính sách “nội địa hoá” phải đƣợc đi kèm với chính sách hạn chế nhập khẩu giày dép và các nguyên phụ liệu cho nó. Đồng thời chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho xuất khẩu ở giai đoạn tiếp theo.

- Đầu tƣ phát triển cơ khí chuyên ngành. Mặc dù các dụng cụ cơ khí, thiết bị máy móc hầu nhƣ phải nhập khẩu nhƣng cùng với sự phát triển của ngành da giày thì lĩnh vực cơ khí chuyên ngành đã không ngừng phát triển trong việc sữa chữa và sản xuất các phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị cho toàn ngành. Tuy nhiên chƣa tƣơng xứng với mong đợi. Hội Da giày TP.HCM có vai trò nòng cốt cần đâu tƣ nâng cấp công nghệ, trƣớc mắt nên liên doanh với các công ty sản xuất công nghệ chuyên ngành da giày của nƣớc ngoài để tiếp cận công nghệ mới và phong cách quản lý. Gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, kết hợp với Viện Kinh tế- Kỹ thuật da giày đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các DN cơ khí. Lựa chọn các công nghệ từ các nƣớc có ngành da giày phát triển, có nhiều công nghệ thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣ: Thụy Sỹ, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc…( Điển hình đã thành công là công ty Giày An Lạc, với công nghệ lƣu hóa đƣợc đầu tƣ đồng bộ của Nhật Bản và Đức). TP.HCM hoàn toàn có thể cạnh tranh bằng chất lƣợng và sự khác biệt hóa sản phẩm. Điều này đã đƣợc chứng minh, nhiều thƣơng hiệu nổi tiếng đã đánh bại sản phẩm của Trung Quốc nhƣ Bitis của Bình Tiên, Giày Long Thành….chỉ có đầu tƣ công nghệ hiện đại thì chất lƣợng nguyên phụ liệu mới đƣợc nâng lên, mới tạo ra sản phẩm có sự khác biệt, mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu cho da giày xuất khẩu, thay thế tình trạng nhập khẩu hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 96)