Các điều kiện phát triển CNPT ngành da giày

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 40)

5. Kết cấu đề tài

1.3.2 Các điều kiện phát triển CNPT ngành da giày

Việc phát triển CNPT ngành da giày là một vấn đề rất phức tạp trong quá trình hoạch định chiến lƣợc phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia. Với các nƣớc đang trong quá trình công nghiệp hoá, khi các nguồn lực còn hẹp, qui mô các ngành kinh tế còn nhỏ bé, việc giải quyết bài toán quan hệ giữa phát triển CNPT ngành da giày và ngành da giày lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Phát triển CNPT ngành da giày chịu sự tác động của nhiều nhân tố ở các mức độ khác nhau. Chúng ta có thể sử dụng “Mô hình kim cƣơng Porter” để xác định các điều kiện và mức độ ảnh hƣởng của chúng đến sự phát triển CNPT ngành da giày.

Hình 1.9: Mô hình Viên kim cƣơng của Porter

(Nguồn: The Michael E. Porter (1990))

Theo Hình 1.9, tác giả đi phân tích một số nội dung chủ yếu của từng điều kiện ảnh hƣởng tới sự phát triển CNPT ngành da giày tạo lợi thế cạnh tranh nhƣ sau:

Các đóng góp của yếu tố đầu vào sản xuất:

Các yếu tố đầu vào thƣờng bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, nguồn tri thức, nguồn vốn, kết cấu hạ tầng. Tỷ lệ sử dụng các yếu tố đầu vào của các ngành khác nhau là khác nhau, vì vậy mỗi quốc gia có thể khai thác lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng chiến lƣợc phát triển các ngành công nghiệp với tỷ lệ sử dụng yếu tố đầu vào thích hợp.

Các yếu tố đầu vào của CNPT ngành da giày cũng có đầy đủ đầu vào của các ngành công nghiệp khác. Trong đó, các yếu tố đầu vào cơ bản lại chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò quyết định nhƣ lao động, da, vải, cao su, giấy, cơ sở hạ tầng hành chính –thông tin – khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, thổ nhƣỡng khí hậu.

Các điều kiện về mức cầu

Các yếu tố về cầu thị trƣờng bao gồm: các yếu tố cấu thành cầu thị trƣờng, quy mô và sự tăng trƣởng của cầu và phƣơng thức chuyển ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Các yếu tố thuộc nhóm này có ý nghĩa là căn cứ quan trọng nhất trong sự phát triển CNPT ngành da giày cả về quy mô, cơ cấu sản phẩm cũng nhƣ về tốc độ.

Các ngành liên hệ và hỗ trợ

Các ngành CNPT ngành da giày luôn chịu ảnh hƣởng của các ngành công nghiệp liên quan, bao gồm:

- Ngành da giày, đây là ngành sản xuất sản phẩm hạ nguồn, ngành tiêu thụ, sử dụng sản phẩm của CNPT ngành da giày. Ngành da giày có phát triển thì mới kéo theo sự phát triển của các ngành CNPT cho ngành.

- Ngành cơ khí chế tạo các thiết bị, dây chuyền sản xuất da, vải, cao su, giấy, hóa chất…Đây là một ngành rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm, đổi mới mẫu mã sản phẩm.

- Các ngành cung cấp dịch vụ nhƣ giao thông vận tải, hải quan, bảo hiểm, y tế,…cũng rất ảnh hƣởng đến sự phát triển của CNPT ngành da giày. Các ngành này nếu phát triển tốt thì phục vụ và có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các DN trong các ngành CNPT.

- Thứ nhất, khả năng phân tích và xây dựng các chiến lƣợc. Nội dung cụ thể của vấn đề này về cơ bản bao gồm việc chủ DN xác định đƣợc DN đang ở đâu, khả năng cạnh tranh nhƣ thế nào, nguồn lực ra sao; DN muốn đến đâu, tầm nhìn, mục tiêu chiến lƣợc là gì; DN phải làm gì để đến đƣợc đích, lên kế hoạch chiến lƣợc, triển khai và giám sát thực hiện chiến lƣợc.

- Thứ hai, chiến lƣợc và cơ cấu tổ chức của các DN trong ngành. Phƣơng pháp cạnh tranh và quản lý của một DN trong một quốc gia thƣờng bị ảnh hƣởng bởi đặc điểm của quốc gia đó. Ngành công nghiệp của một nƣớc sẽ có lợi thế cạnh tranh khi các phƣơng pháp và các thông lệ quản lý phù hợp với đặc trƣng của quốc gia và khả năng cạnh tranh của ngành.

- Thứ ba, các yếu tố mục tiêu. Mục tiêu của quốc gia và DN tạo động lực cho mỗi công dân, mỗi nhà quản lý. Có sự thống nhất trong mục tiêu của Nhà nƣớc, DN và mỗi cá nhân thì chắc chắn quốc gia đó sẽ đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh hơn các quốc gia khác.

- Thứ tƣ, yếu tố cạnh tranh nội địa. Trên thực tế hiếm có ngành công nghiệp nào có thế mạnh cạnh tranh trên trƣờng quốc tế lại không đã và đang chịu sức cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng nội địa. Cạnh tranh từ thị trƣờng nội địa đòi hỏi DN phải không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ.

Thời cơ

Hiện nay, có một xu thế đẩy mạnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới là sự chia nhỏ quá trình sản xuất thành các công đoạn đang diễn ra nhanh chóng. Các nƣớc đều cố gắng đạt đƣợc ở mức độ nào đó về chuyên môn hóa và tham gia vào MLSX trong khu vực hoặc trên thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu các quốc gia phải định hƣớng lại các lựa chọn phát triển của mình về mặt cơ cấu. Vấn đề quan trọng là TP.HCM có thể đảm nhận bộ phận có tầm quan trọng và giá trị gia tăng cỡ nào trong chuỗi giá trị ấy.

Cụm liên kết ngành “là khu vực tập trung các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV ) cùng ngành, theo cùng một khu vực địa lý, cùng sản xuất và bán các

loại hàng hóa phụ trợ hay có liên quan với nhau và do đó gặp các khó khăn và thuận lợi tƣơng tự”. Các DN trong một cụm có thể tạo nên chuỗi giá trị của sản phẩm, từ khâu cung cấp nguyên liệu cho đến việc đem sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng. Do đó, một cụm liên kết ngành (CLKN) không chỉ bao gồm các DN sản xuất, mà còn bao gồm cả các nhà cung cấp nguyên liệu thô, các nhà thầu phụ, ngƣời mua, ngƣời xuất khẩu, các nhà cung cấp máy móc.

Chính phủ

Đối với CNPT ngành da giày, nhiều năm gần đây, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm phát triển, thể hiện ở việc phê duyệt các đề án chiến lƣợc phát triển ngành, các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển ngành, thực thi các giải pháp, các hƣớng dẫn về xúc tiến thƣơng mại, nhằm giảm thiểu các vấn đề rào cản thƣơng mại, chế độ giám sát, chống bán phá giá,… Chính phủ cũng đã có quy hoạch phát triển các ngành hỗ trợ, các chính sách thuế để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong nƣớc…

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)