Các định hƣớng phát triển CNPT ngành da giày tại TP.HCM

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 89)

5. Kết cấu đề tài

3.2 Các định hƣớng phát triển CNPT ngành da giày tại TP.HCM

Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng và quan điểm phát triển, CNPT ngành d a giày tại TP.HCM cần có định hƣớng phát triển nhƣ sau:

a. Đầu tư có trọng điểm

Để đầu tƣ phát triển CNPT ngành da giày có hiệu quả cao cần phải tập trung có trọng điểm, có thể theo các trọng điểm sau:

- Về sản xuất sản phẩm: Nên đầu tƣ sản xuất những loại sản phẩm phụ liệu có khả năng phát triển, có lợi thế cạnh tranh. Cụ thể:

+ Về nguyên phụ liệu nên tập trung những chủng loại mà TP.HCM có thế mạnh (bao gồm 4 nhóm: phom giày các loại; đế, gót giày dép các loại; vật liệu giấy và bao bì; vải làm giày dép các loại) sản xuất chất lƣợng cao. Đón xu thế chuyển dịch sản sản xuất của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài từ các nƣớc Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản; tận dụng tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất đã đầu tƣ từ trƣớc. Đáp ứng tối đa nhu cầu về đầu vào cho ngành da giày, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành. Từ đó, giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm giày dép, tạo điều kiện cho ngành da giày TP.HCM, đặc biệt là giày dép xuất khẩu tăng trƣởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả cao.

+ Đối với nguyên liệu thƣợng nguồn nên tập trung phát triển chăn nuôi tập trung theo quy mô, tập trung vào sản xuất bông có tƣới và cao su năng suất cao đảm bảo chất lƣợng cho sản xuất nguyên phụ liệu. Điểm yếu của bông và cao su ở Việt Nam là chất lƣợng thấp do điều kiện, kỹ thuật trồng còn thấp chƣa đáp ứng yêu cầu; nguyên liệu da nhỏ và xấu. Tuy vậy Việt Nam vẫn có khả năng phát triển nếu quy hoạch tốt, chú trọng đầu tƣ vào các vùng có bông tƣới , cao su và chăn nuôi theo quy mô. Cần chọn các địa phƣơng có thế mạnh, có điều kiện tự nhiến thuận lợi để quy hoạch phát triển thành các vùng chuyên canh theo hƣớng áp dụng kỹ thuật cao để thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

+ Về lƣu thông sản phẩm: Đầu tƣ hình thành ngay trung tâm (chợ đầu mối) giao dịch nguyên phụ liệu với quy mô lớn để thuận lợi trong giao dịch, cung cấp thông tin đủ kịp thời cho các doanh nghiệp. Đồng thời thông qua Hội Da giày

TP.HCM thành lập trung tâm đầu mối chuyên môn hóa nhập khẩu các loại da và keo dán chất lƣợng cao. Nhờ vào lợi thế theo quy mô mà giá thành sẽ giảm đi đáng kể và nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất.

- Về quy hoạch đầu tƣ: Hình thành các khu, cụm liên kết ngành tập trung với quy mô lớn.

+ Hình thành các khu, cụm liên kết ngành sẽ có điều kiện hơn trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng về điện, nƣớc, xử lý nƣớc thải, tiết kiệm đƣợc chi phí đầu tƣ về cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tƣ, nhất là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; thuận lợi trong công tác quản lý ngành và các vấn đề môi trƣờng, tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

+ Phát huy đƣợc lợi thế về lao động, điều kiện môi trƣờng. Cần lựa chọn các khu vực, địa điểm thuận lợi về điều kiện giao thông….Tránh việc đầu tƣ rải rác với quy mô nhỏ, vừa không có điều kiện về vốn để tiếp cần các công nghệ hiện đại, vừa không tận dụng đƣợc lợi thế liên kết, phân công sản xuất trong ngành.

+ Theo mô hình tập trung vừa đảm bảo tính chuyên môn hóa cao trong các doanh nghiệp vừa đảm bảo tính liên kết dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành da giày. Nhằm thúc đẩy sản xuất và cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho các DN giày theo hợp đồng trên cơ sở tin cậy, đảm bảo tốt về tính chủ động trong thời gian, ổn định và chất lƣợng.

b. Phát triển sản xuất theo hướng chất lượng, khác biệt hóa

- Đầu tƣ sản xuất các sản phẩm có chất lƣợng cao, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, không thể đi theo chiến lƣợc chất lƣợng thấp, giá rẻ mà Trung Quốc đã thực hiện. Theo chiến lƣợc này chúng ta không thể cạnh tranh với Trung Quốc. Ngoài lợi thế chi phí lao động rẻ các yếu tố chi phí khác chúng ta không thể cạnh tranh đƣợc với Trung Quốc.

- Sản xuất các sản phẩm có sự khác biêt hóa cao. Theo các chuyên gia kinh tế cho rằng về lâu dài chúng ta không cạnh tranh đƣợc bằng giá mà phải cạnh tranh theo sự khác biệt ( Sản phẩm giày Bitis của Bình Tiên là một minh chứng về hiệu quả kinh doanh). Cần sản xuất các sản phẩm có tính độc đáo, có thể là sản phẩm

mang tính dân tộc của Việt Nam, nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mới mang những nét đặc trƣng riêng. Mục tiêu là tạo ra sự khác biệt trong nhận thức của khách hàng, một trong những yếu tố để xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm, thƣơng hiệu doanh nghiệp.

c. Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu phải đặt trong mối liên hệ liên kết

- Liên kết hạ nguồn: Liên kết giữa sản xuất nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp da giày. Trƣớc mắt phát triển sản xuất nguyên phụ liệu da giày nhằm khai thác và phát triển thị trƣờng trong nƣớc, việc liên kết với các doanh nghiệp da giày thông qua việc các doanh nghiệp da giày bao tiêu sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ, các doanh nghiệp da giày đầu tƣ vốn cho các DN CNPT sản xuất sản phẩm theo yêu cầu.

- Liên kết thƣợng nguồn: Cần chú trọng các mối quan hệ liên kết giữa các DN sản xuất với các cơ sở, các vùng sản xuất sản phẩm thƣợng nguồn. Các DN cần có mối quan hệ gắn bó với các vùng trồng bông, cao su, chăn nuôi. Có thể thực hiện các hoạt động hổ trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật để đảm bảo chất lƣợng nguyên liệu đầu vào, thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm thƣợng nguồn. Hoạt động liên kết chặt chẽ giữa các sản xuất nguyên phụ liệu da giày với sản xuất thƣợng nguồn sẽ nâng cao chất lƣợng trong sản xuất kinh doanh.

d. Khai thác triệt để nguồn lực trong và ngoài nước

Khai thác mọi nguồn vốn có thể đẩy nhanh tốc độ đầu tƣ. Cần phải khẳng định thêm, tất cả các chƣơng trình, cấc phƣơng hƣớng, giải pháp có đƣợc thực thi nhanh chóng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc có huy động đƣợc nguồn vốn hay không.

Đối với nguồn vốn nƣớc ngoài: Cần chú ý các hình thức đầu tƣ trực tiếp, cho vay, đầu tƣ gián tiếp thông qua thị trƣờng chứng khoán, liên doanh, liên kết….Nhiều tổ chức và DN có vốn đầu tƣ từ các nƣớc EU, Hoa Kỳ,.. khi tìm kiếm đối tác của mình thƣờng có yêu cầu về chất lƣợng và trách nhiệm xã hội, họ yêu cầu các đối tác của mình phải áp dụng và đảm bảo các hệ thống tiêu chuẩn nhƣ ISO 9000, SA8000,… Vì vậy, các DN CNPT ngành da giày, muốn tham gia

vào chuỗi giá trị của các tổ chức, DN của các nƣớc này cần nhanh chóng hoàn thiện và triển khai kiểm định chất lƣợng theo các hệ thống tiêu chuẩn này.

Đối với nguồn vốn trong nƣớc: Thực hiện các hình thức liên doanh giũa các doanh nghiệp nhà nƣớc với các doanh nghiệp dân doanh, huy động thông qua thị trƣờng chứng khoán, và mọi nguồn lực có khả năng. Thu hút đầu tƣ từ các tầng lớp dân cƣ cho việc sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành da giày.

Chính phủ, ngành nên thực hiện các biện pháp để tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tƣ có thể huy động từ các nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)