5. Kết cấu đề tài
3.3 Các giải pháp khác
- Phát huy vai trò của Hội Da giày TP.HCM: Hội Da giày TP.HCM có vai trò là là cầu nối, là không gian gặp gỡ của cộng đồng các DN trong và ngoài nƣớc có quan tâm đến ngành; có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm... Ngoài ra, Hiệp hội còn giữ vai trò đại diện cộng đồng DN ngành, giúp tăng cƣờng vị thế của các DN trong ngành và của ngành trong xã hội, giúp đƣa các ý kiến của DN đến với các cơ quan quản lý nhà nƣớc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Để phát huy vai trò của Hiệp hội, Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ nhất định. Trƣớc hết, là có chính sách yêu cầu các tổ chức, DN có liên quan cung cấp thông tin đầy đủ, giúp Hiệp hội xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về ngành. Tiếp đến, là giao một số vai trò quản lý nhà nƣớc về ngành cho Hiệp hội. Bên cạnh đó, Hiệp hội có nhiệm vụ thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình kết nối, xúc tiến thƣơng mại, hội thảo, hội chợ,… Ngoài ra, trang web của Hiệp hội cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tin tức, các văn bản nhà nƣớc có liên quan, các quy định về hàng rào thƣơng mại, xuất nhập khẩu,…
- Phát triển đồng bộ một số phòng thử nghiệm trọng điểm: nhằm phân tích, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu cơ lý hóa sinh đối với nguyên phụ liệu đáp ứng các yêu cầu của đối tác và thị trƣờng, đồng thời, giúp đảm bảo tác tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng sản phẩm. Phát huy vai trò và đẩy mạnh năng lực nghiên cứu và phát triển của Viện nghiên cứu Da- Giày, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, tạo ra các sản phẩm khoa học đáp ứng, phục vụ nhu cầu thực tiễn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN, nhất là các nhà cung ứng CNPT thông qua thiết lập một cơ sở dữ liệu về CNPT, thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, sản xuất của từng nhóm nƣớc để giúp giảm tình trạng thiếu thông tin và mở rộng giao dịch giữa nhà lắp ráp nƣớc ngoài và nhà cung cấp trong nƣớc; đồng thời, dần tạo dựng một cơ sở dữ liệu tốt giúp giảm chi phí giao dịch và thời gian.
- Xây dựng thí điểm các trung tâm mẫu mốt, giới thiệu sản phẩm và nguyên phụ liệu trên các khu vực trọng điểm của ngành: nhằm tạo sự đa dạng về mẫu mã, gia tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm nội địa trên thị trƣờng da giày quốc tế.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Phát triển CNPT ngành da giày trên địa bàn TP.HCM là hƣớng đi đúng đắn- hƣớng đi quan trọng nhằm phát triển ngành may mặc có hiệu quả và bền vững. Vậy, giải pháp nào để phát triển CNPT trong thời gian tới, Hội Da giày phải làm gì để thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển ngành. Trong chƣơng 3 luận văn đã tập trung vào việc đƣa ra các phƣơng hƣớng phát triển của ngành. Từ đó đƣa ra các mục tiêu định hƣớng, các giải pháp phát triển và sản xuất nguyên phụ liệu da giày.
Nội dung chƣơng 3 đã giải quyết các vấn đề:
Thứ nhất: Xu hƣớng phát triển của ngành da giày đến năm 2025; Thứ hai: Đƣa ra định hƣớng phát triển ngành da giày đến năm 2025; Thứ ba: Đƣa ra các giải pháp nhằm thức đẩy phát triển CNPT, gồm: + Các giải pháp về thu hút nguồn vốn;
+ Các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh;
+ Các giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu thƣợng nguồn;
+ Các giải pháp đầu tƣ các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu da giày; + Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực;
+ Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết; + Các giải pháp đối với DN CNPT.
Tuy nhiên, để nguyên phụ liệu của thành phố phát triển một cách bền vững, cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhƣ qui hoạch, liên kết, đầu tƣ, thị trƣờng..., đồng thời các cấp, các ngành cần có sự quan tâm hỗ trợ tích cực, hiệu quả trên nhiều phƣơng diện cần thiết, cũng nhƣ bản thân các doanh nghiệp và địa phƣơng phải chủ động trong việc phối hợp qui hoạch đầu tƣ cho phát triển nguyên phụ liệu của chính doanh nghiệp, địa phƣơng và ngành kinh tế. Có vậy, việc phát triển CNPT cho ngành da giày của thành phố mới thuận lợi và đạt kết quả mong muốn.
KẾT LUẬN
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ phía DN lẫn Nhà nƣớc nhƣng trình độ phát triển CNPT của TP.HCM còn rất thấp. Việc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân đích thực của tình trạng này, từ đó, đề xuất định hƣớng và giải pháp hợp lý nhằm phát triển CNPT vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản để công nghiệp TP.HCM phát triển. Trong điều kiện đất nƣớc ta đang phấn đấu cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, thì ngành hàng d a giày vẫn đƣợc coi là một ngành kinh tế quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Ngành da giày TP.HCM, do quá phụ thuộc vào việc tiếp cận các yếu tố đầu vào sản xuất và chủ yếu là thực hiện gia công cho các đối tác nƣớc ngoài, nên mặc dù giá trị sản lƣợng của ngành cao, nhƣng giá trị gia tăng còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân chính có thể kể đến là do CNPT cho ngành da giày chƣa đƣợc chú trọng phát triển.
Nhiều năm gần đây, đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về CNPT đối với các ngành công nghiệp, đã phản ánh đƣợc nhiều mặt bức tranh về CNPT và phát triển CNPT ở Việt Nam, trong đó có công nghiệp d a giày. Tuy nhiên, đối với CNPT ngành da giày, cho đến nay, chƣa có một đề tài nghiên cứu độc lập nào, đặc biệt là việc nghiên cứu CNPT gắn liền với sự phát triển của ngành giày tại TP.HCM. Các nghiên cứu trên chƣa phân tích thấu đáo đến năng lực và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển CNPT ngành da giày, và chƣa chỉ ra các căn cứ để xác định cách thức phát triển CNPT ngành da giày trƣớc tác động ngày càng gia tăng của toàn cầu hoá. Các nghiên cứu đó mới chỉ phân tích CNPT trong nội vi ngành công nghiệp hạ nguồn, mà chƣa đặt trong tổng thể các ngành cung ứng khác.
Với mục đích xác định các luận cứ lý thuyết và thực tiễn để tìm ra cách thức phát triển CNPT ngành da giày của TP.HCM, và đề xuất biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển CNPT ngành da giày của TP.HCM, trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, luận văn “Phát triển công nghiệp phụ trợ cho
ngành da giày tại thành phố Hồ Chí Minh” đã đạt đƣợc một số kết quả sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa về lý luận và thực tiễn về Công nghiệp phụ trợ CNPT ngành da giày, các đặc thù, điều kiện phát triển CNPT cho ngành d a giày. Về vai trò của CNPT ngành da giày: giới thiệu một số vai trò chính của CNPT nói chung và CNPT ngành da giày nói riêng đến sự phát triển kinh tế. Về hệ thống hóa các sản phẩm CNPT cho ngành da giày: hệ thống hóa các nhóm sản phẩm CNPT cho ngành da giày theo 9 nhóm cơ bản. Xác định các điều kiện phát triển CNPT ngành giày. Sử dụng “Mô hình Viên kim cƣơng” của M.Porter để xác định các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của chúng đến sự phát triển CNPT ngành da giày. Đó là các nhân tố: (1) Điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) Điều kiện cầu, (3) Các ngành hỗ trợ và liên quan, (4) Chiến lƣợc, cơ cấu và cạnh tranh nội bộ ngành, (5) Thời cơ, (6) Chính phủ.
Thứ hai, phân tích thực trạng CNPT ngành da giày tại TP.HCM. Cụ thể là: (i).Thực trạng các diều kiện phát triển CNPT ngành da giày, nghiên cứu các nhân tố theo Mô hình Kim cƣơng của M.Porter. (ii) Thực trạng và nhu cầu phát triển CNPT tại các DN giày ở TP.HCM. Tác giả thực hiện nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn về các vấn đề: tỷ trọng các sản phẩm hỗ trợ tại DN giày, tỷ lệ nội địa hóa nguồn cung ứng, những khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng, cách thức tiếp cận nguồn cung ứng, tiêu chí lựa chọn nguồn cung ứng.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển CNPT ngành da giày ở TP.HCM dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc và quản lý DN CNPT.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhƣng do Đề tài nghiên cứu này khá rộng nên chắc chắn chƣa thể giải quyết triệt để đƣợc những tồn tại. Tác giả rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các Quý Thầy/Cô để Luận văn có thể hoàn thiện hơn, tất cả vì mục đích góp phần thúc đẩy phát triển ngành da giày, nói chung, và CNPT ngành da giày tại TP.HCM, nói riêng. Tác giả hy vọng Luận văn sẽ có giá trị về phƣơng pháp luận lẫn thực tiễn và đóng góp phần nào vào sự tăng trƣởng, phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Michael E.Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh.
2. Michael E.Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thƣờng Lạng. 2005. Giáo trình Kinh tế Quốc tế. Hà Nội. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
4. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thƣờng (chủ biên), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Diễn đàn phát triển Việt Nam, NXB lý luận chính
trị, hà Nội 2005
5. Trần Văn Thọ, Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt
Nam, NXB Trẻ, 2006.
6. Peter Bolstorff Robert Rosenbaum, Ngọc Lý, Thúy Ngọc (chủ biên), Quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo, NXB Trẻ, 2011.
7. Đỗ Minh Thụy, Công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép: Nghiên cứu đối với ngành giày dép ở Hải Phòng, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng, Hà Nội,
2012.
8. Vũ Ngọc Anh, Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ
phát triển ngành điện tử trên địa bàn TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008.
9. Hà Văn Sơn, Giáo trình nguyên lý thống kê, NXB Thống Kê, 2010.
10. Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo, Dự án Nâng cao hiệu quả
thị trƣờng cho ngƣờinghèo, Ngân hàng phát triển châu Á,2007.Nguồn:
http://www.markets4poor.org/?name=publication&op=viewDetailNews&id=10 01
11. Kaplinsky, Raphael Kaplinsky và Mike Morris, Cẩm nang nghiên cứu chuỗi giá trị, Tài liệu giảng dạy của Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2007.
12.Trích Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và năm 2012 - Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh.
13.Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh - Số liệu Thống kê chủ yếu năm 2007, NXB Thống kê, Hồ Chí Minh.
14.Diễn đàn phát triển Việt Nam (2006), Báo cáo của VDF: Công nghiệp phụ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của nhà sản xuất Nhật Bản.
15. Cục Thống kê (2007, 2008, 2009, 2010, 2011), Niên giám Thống kê, NXB
Thống kê, Hồ Chí Minh.
16.Hội Da giày TP.HCM (2011), Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2011.
17. Phòng tổng hợp - Báo cáo tổng hợp cuối năm 2011, Công ty Viana Giày, năm 2011
18. Sở Công Thƣơng TP.HCM – Báo cáo tổng kết báo cáo hoạt động năm 2011.
19. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về chính sách phát triển một số ngành CNPT.
20. Bộ Công Thƣơng, Hiệp hội Da - Giày Việt Nam (2008), Chiến lược phát triển
khoa học công nghệ ngành da - giày Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, Hà
Nội.
21. Hiệp hội Da - Giày Việt Nam (2009, 2010), Tạp chí Công nghiệp Da -giày Việt Nam. 22.http://www.wto.org 23.http://vi.wikipedia.org 24.http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=1319 25.http://dddn.com.vn/doanh-nghiep/phu-thuoc-nguyen-lieu-nhap-khau-doanh- nghiep-da-giay-ngoi-tren-lua-20131128025256768.htm. 26.http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=383&idmid=2&ItemID=1395 27.http://shoeinfonet.com 28.Nguồn:http://www.dna.com.vn/vi/tin-tuc-thuong-hieu/tin-trong-nuoc/da-giay- chat-vat-huy-dong-von-dau-tu/11
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01: BẢNG ĐIỀU TRA THĂM DÒ THÔNG TIN THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
(DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP DA GIÀY TẠI TP.HCM)
---
1- Tên doanh nghiệp: ………..
Tên giao dịch (nếu có): ………
Năm bắt đầu sản xuất kinh doanh: ………..
2- Địa chỉ doanh nghiệp:
……….…………..……… ………
Số điện thoại:………… Số fax: ………….Email: ………..…..
3- Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc Doanh nghiệp dân doanh
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
4. Nguyên phụ liệu, sản phẩm hỗ trợ chủ yếu sử dụng trong sản xuất sản phẩm năm 2011
Tên nguyên phụ liệu, sản phẩm phụ trợ chủ yếu sử dụng trong sản xuất sản phẩm Địa chỉ nhà cung cấp Trong nƣớc (tên DN, tỉnh/thành phố) Ngoài nƣớc (tên nước) 1 5 6
1. Da tổng hợp, nhân tạo các loại 2. Vải làm giày dép các loại 3. Đế, gót giày dép các loại 4. Phụ liệu kim loại làm giày dép 5. Phụ liệu dệt, vải các loại 6. Vật liệu giấy và bao bì 7. Keo dán, dung môi, hoá chất trau chuốt các loại 8. Phom giày các loại 9. Dụng cụ cơ khí, phụ tùng và thiết bị máy móc
5. Đánh giá những khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn sản phẩm phụ trợ?
(Tích x vào 1 ô ở mỗi dòng, trong đó: điểm 5 là Rất thuận lợi, giảm dần đến điểm 1:
Rấtkhó khăn)
Những khó khăn 5 4 3 2 1
Tiếp cận nguồn thông tin Chủng loại sản phẩm phụ trợ Số lƣợng sản phẩm phụ trợ
Chất lƣợng nguồn sản phẩm phụ trợ Dịch vụ của nhà cung cấp
Khác:...
6. Theo Quý doanh nghiệp, các cách thức tiếp cận nguồn nguyên phụ liệu hiệu quả nhất là?
(Tích x vào 1 ô ở mỗi dòng, trong đó: điểm 5 là hiệu quả nhất, giảm dần đến điểm 1: không hiệu quả chút nào)
Hình thức 5 4 3 2 1
Tìm kiếm qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng: internet, tạp chí, danh bạ điện thoại,…
Qua hiệp hội DN, ngành hàng, địa phƣơng Hội chợ triển lãm, xúc tiến thƣơng mại Qua sự giới thiệu các công ty khác Các DN hỗ trợ tự giới thiệu về họ Các quan hệ có sẵn
Hình thức khác:
7. Khi lựa chọn nhà cung cấp tại TP.HCM, các yếu tố sau có tầm quan trọng nhƣ thế nào?
(Tích x vào 1 ô ở mỗi dòng, trong đó: (5). hoàn toàn quan trọng; (4). rất quan trọng; (3).quan trọng; (2). không quan trọng; (1). hoàn toàn không quan trọng)
Các yếu tố 5 4 3 2 1
Chất lƣợng sản phẩm
Chất lƣợng sản phẩm đồng nhất ở các lô hàng Năng lực sản xuất
Năng lực tự thiết kế, đổi mới Giao hàng đúng hẹn
Giá cả hợp lý
Các tiêu chuẩn quản lý sản xuất, môi trƣờng, … Trình độ của ngƣời điều hành
Quan hệ hợp tác lâu dài Yếu tố khác:
8. Quý doanh nghiệp dự định trong 4 năm nữa tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm phụ trợ nhƣ thế nào?
Dƣới 10%
Từ 10%
đến 25% Từ 25% đến 50% Từ 50% đến 75% Trên 75% 1. Da tổng hợp, nhân tạo các loại
2. Vải làm giày dép các loại 3. Đế, gót giày dép các loại
4. Phụ liệu kim loại làm giày dép 5. Phụ liệu dệt, vải các loại
6. Vật liệu giấy và bao bì 7. Keo dán, dung môi, hoá chất trau chuốt các loại 8. Phom giày các loại 9. Dụng cụ cơ khí, phụ tùng và thiết bị máy móc
10. Khác
9. Theo ý kiến của quý vị, để năng lực của các doanh nghiệp phụ trợ tại TP.HCM đƣợc gia tăng nhanh chóng nên làm gì?
(Tích x vào 1 ô ở mỗi dòng, trong đó: (5). hoàn toàn quan trọng; (4). rất quan trọng; (3).quan trọng; (2). không quan trọng; (1). hoàn toàn không quan trọng)
Các ý kiến 5 4 3 2 1
Tăng cƣờng thu hút FDI trong lĩnh vực hỗ trợ
Cần có tổ chức trung gian chuyên kết nối các DN CNPT và DN lắp ráp
Xây dựng CSDL hiệu quả về mỗi ngành
Tăng cƣờng số lƣợng, chủng loại DN sản xuất phụ trợ Hỗ trợ vốn cho DN để đầu tƣ và mở rộng sản xuất Trợ giúp thông tin cho DN
Nâng cao trình độ quản lý DN