Đầu tƣ các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu da giày

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 99)

5. Kết cấu đề tài

3.3.2.4Đầu tƣ các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu da giày

Hình thành các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu có quy mô lớn, tạo thành các chợ khổng lồ về buôn bán nguyên phụ liệu da giày, nơi cung cấp tất cả các chủng loại nguyên phụ liệu trong nƣớc và ngoài nƣớc, cung cấp đủ, toàn diện các thông tin về nguyên phụ liệu da giày. Đầu tƣ hình thành các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu cần phải thực hiện các bƣớc sau:

- Xác định vị trí xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu da giày. Nên chọn địa điểm có diện tích tích rộng, thuận tiện giao thông, (nên tham khảo mô hình của các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng nhƣ Metro tại TP.HCM) đảm bảo thuận lợi cho việc xây dựng, giải tỏa mặt bằng, tiến độ đầu tƣ nhanh. Đầu tƣ hình thành các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu đến nay có thể nói là cấp bách, nên tiến độ đầu tƣ là quan trọng, lựa chọn các địa điểm thuạn lợi cho vấn đề giải tỏa, giải phóng mặt bằng, tránh tƣờng hợp nhƣ trung tâm tại Quận Thủ Đức.

- Hội Da giày TP.HCM nên tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm, quy hoạch tổng thể còn lại thì kêu gọi đầu tƣ từ các DN, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, tƣ thƣơng buôn bán về nguyên phụ liệu. Khuyến khích các tƣ thƣơng đang kinh doanh tại các chợ đầu mối, chợ Tân Bình, thƣơng xá Đại Quang Minh,… đầu tƣ vốn vào các trung tâm đã có cơ sở hạ tầng đƣợc quy hoạch. Đây là lực lƣợng khá lớn giữ vai trò cung cấp nguyên phụ liệu cho thị trƣờng da giày nội địa. Nhà nƣớc cần cần hỗ trợ các chính sách ƣu đãi về thuế, tín dụng, tiền thuê cơ sở hạ tầng đối với ngƣời đầu tƣ vào lĩnh vực này.

- Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm sản xuất “sản phẩm sạch”, sản phẩm có giá trị gia tăng với hàm lƣợng chất xám cao (vải may, phụ liệu cao cấp). CNPT ngành da giày sẽ chuyển dịch dần về địa bàn các huyện của thành phố mang tính chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao tại khu vực huyện Củ Chi.

Di chuyển các doanh nghiệp dệt, nhuộm và hoàn tất vải, bố trí các nhà máy sản xuất sản phẩm hỗ trợ ( phụ liệu dệt, sợi tổng hợp, thuốc nhuộm…) vào các khu,

cụm công nghiệp chuyên ngành, có hệ thống hạ tầng thuận lợi , đảm bảo cơ sở các điều kiện xử lý đáp ứng tiêu chuẩn môi trƣờng theo qui định (Các khu công nghiệp tiếp nhận dệt-may không ô nhiễm của TP.HCM giai đoạn 2011-2020: KCN Lê Minh Xuân: 220 ha; KCN Tân Thuận: 300 ha; KCN Tân Thới Hiệp: 28 ha; KCN Vĩnh Lộc 1: 259 ha; KCN Bắc Củ Chi: 220 ha). Hình thành trung tâm da giày mang tính chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao tại huyện Củ Chi bao gồm một số nhà máy thuộc da hiện đại với công nghệ tiên tiến, đảm bảo cơ sở vật chất có điều kiện xử lý đáp ứng tiêu chuẩn môi trƣờng theo qui định.

- Xây dựng trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu TP.HCM tiếp giáp với Đồng Nai và Bình Dƣơng để tạo cụm liên kết hỗ trợ lẫn nhau và cho cả vùng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ sản xuất nguyên phụ liệu cao cấp và thuộc da, đặc biệt chú ý kêu gọi các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài. Di dời các cơ sở da và phụ liệu gây ô nhiễm vào khu, cụm công nghiệp chuyên ngành. Lựa chọn công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm ngoài lĩnh vực thuộc da và sản xuất các nguyên phụ liệu giày cho các dự án đầu tƣ mới.

- Phối hợp với ngành dệt - may đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải phù hợp cho sản xuất giày dép, đặc biệt là hàng xuất khẩu nhằm tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá. Phối hợp với ngành hóa chất đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại keo dán, chất trợ cho da giày.

- Thực hiện liên doanh, liên kết trong đầu tƣ nhằm huy động đƣợc các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, đồng thời tiếp thu đƣợc các kinh nghiệm trong kinh doanh giao dịch nguyên phụ liệu. Hiện tại, lĩnh vực buôn bán nguyên phụ liệu đang hấp dẫn, thu hút các nhà đàu tƣ ( Công ty TNHH Liên Anh đã tiến hành đầu tƣ trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may, da giày giáp ranh giữa Bình Dƣơng và TP.HCM).

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 99)