Các đặc thù của ngành da giày

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 32)

5. Kết cấu đề tài

1.2 Các đặc thù của ngành da giày

Giày là một vật dụng đi vào bàn chân con ngƣời để bảo vệ và làm êm chân trong khi thực hiện các hoạt động khác nhau. Giày cũng đƣợc sử dụng nhƣ một món đồ trang trí. Thiết kế của giày đã đa dạng và phong phú vô cùng theo thời gian, văn hóa và mục đích sử dụng. Ngoài ra thời trang cũng chi phối nhiều yếu tố thiết kế, chẳng hạn nhƣ giày có gót rất cao (giày cao gót) hay có gót phẳng (giày thể thao).

Giày dép hiện đại rất khác nhau về mục đích sử dụng, phong cách và giá thành. Dép đơn giản có thể rất mỏng và chỉ bao gồm một dây duy nhất trong khi giày thời trang hiện đại có thể đƣợc làm từ các vật liệu rất tốn kém, kết cấu phức tạp và giá hàng ngàn đôla một đôi. Có nhiều loại giày dép với những tên loại khác nhau tùy theo cơ sở phân loại cụ thể nhƣ sau :

- Theo nguyên liệu chủ yếu dùng làm mũ giày và đế giày có: Giày da, giày vải, giày chất dẻo, giày cao su….

- Theo chiều cao của cổ giày có: Giày thấp cổ (cổ giày nằm dƣới mắt cá chân), giày cổ lửng hay còn gọi là bốt (cổ giày đủ che mắt cá chân), ủng lửng (cổ giày chỉ tới nửa bắp chân), ủng cao cổ (cổ giày che tới đầu gối)…

- Theo công dụng cụ của giày dép có: Giày lễ hội dùng trong những dịp trang trọng, giày bảo hộ dùng bảo vệ đôi chân trong lúc lao động, giày thông thƣờng dùng hàng ngày, giầy thể thao dung khi chơi các môn thể thao…có thể gọi ( giày công sở, dạ hội, dạo phố, pinic).

- Theo kiểu dáng của giày dép có:

 Giày buộc dây: Sau khi xỏ chân vào giày, cửa giày đƣợc làm khít lại bởi dây buộc. Loại giày này có hai loại điển hình: Giày decby và giày oxpho. Giày decby thông thƣờng có chi tiết má nằm trên.

 Chi tiết lắc: Cửa giày mở đến tận điểm kết của đầu decby – giày oxpho thƣờng có chi tiết lắc đè lên má, cửa giày thƣờng bị chặn lại bởi các chi tiết lắc.

 Giày không buộc dây: Có thun hoặc loại giầy kiểu thẳng.

 Giày thuyền: Cửa giày khoét sâu không có dây chun hoặc dây buộc.  Giày đóng mở bằng khóa cài hoặc khóa kéo…

- Theo sách sản xuất giày dép: Chủ yếu theo cách lắp ráp mũ giày với đế giày có giày dán, giày khâu, giày lƣu hóa, giày ép phun…

- Theo giới tính: Lứa tuổi sử dụng giày, theo thời tiết trong năm: Giày nam, giày nữ, giày trẻ em, giày đông , giày hè…

Nghiên cứu quá trình sản xuất giày vải tại công ty Giày An Lạc. Qua đó có thể thấy, để sản xuất một sản phẩm giày dép hoàn chỉnh cần phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, nhƣ:

Phân xƣởng chuẩn bị sản xuất lĩnh nguyên vật liệu ở kho theo định mức vật tƣ của từng lệnh sản xuất mà phòng Kế toán - Vật tƣ đó ban hành. Kết hợp với quy trình kỹ thuật mà phòng Kỹ thuật công nghệ và KCS (kiểm tra chất lƣợng sản phẩm) đó lập, phân xƣởng bắt đầu tiến hành sản xuất: Vải đƣợc bồi với mộc mành

hoặc với xốp hoặc phin (tuỳ theo yêu cầu của khách hàng) để làm mặt tẩy. Sau đó vải bồi đƣợc chặt thành mũ giày, chặt độn, chặt mặt tẩy, nẹp ô-de…Phân xƣởng chuẩn bị bán thành phẩm để chuyển sang phân xƣởng may mũ giày.

Phân xƣởng may mũ giày: Tiếp nhận các chi tiết là sản phẩm của phân xƣởng chuẩn bị sản xuất chuyển sang và tiến hành may mũ giày hoàn chỉnh. Công đoạn may này đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao, cẩn thận và có nhiều chi tiết rất khó nhƣ: đấu hậu, nẹp Ô-de, đƣờng viền…Mũ giày phải đƣợc vệ sinh sạch sẽ, kiểm hoá từng đôi, đạt yêu cầu mới chuyển sang phân xƣởng giày để gõ thành giày hoàn chỉnh.

Phân xƣởng cán – ép: Có nhiệm vụ chế biến cao su từ nguyên liệu là cao su hoặc các loại hoá chất khác. Trƣớc tiên, cán luyện thô cao su, đƣa chất xúc tác để cán tinh cao su, sau đó đƣa hỗn hợp này vào máy cán, cán mỏng theo quy trình kỹ thuật, chặt thành đế cán, bím giày pho hậu, nẹp Ô-de. Nếu giày có sử dụng đế đúc thì hỗn hợp này đƣợc chuyển sang phân xƣởng ép để ép thành đế giày.

Phân xƣởng giày nhận mũ giầy từ phân xƣởng máy và đế cao su từ phân xƣởng cán ép, phân xƣởng tiến hành gõ giày bằng các phom giày, sản phẩm giày đƣợc lƣu hoá, tẩy bẩn, làm vệ sinh sạch sẽ và chuyển cho phân xƣởng hoàn thiện.

Phân xƣởng hoàn thiện nhận sản phẩm từ phân xƣởng giày sau đó hoàn thành nốt các công đoạn sau cùng là xỏ dây giày, nhét giấy vào mũi giày, làm vệ sinh, kiểm tra sản phẩm đủ phẩm chất, sắp sếp thành đôi, cho vào túi nilon hoặc vào hộp

giày tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và chờ xuất hàng. Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có một số công đoạn sản xuất khác nhau, ví

dụ dép đi trong nhà hoặc xăng đan thì không qua khâu gò đế bằng máy. Mức độ gia tăng giá trị là khác nhau ở từng công đoạn sản xuất và đối với từng loại sản phẩm. Đối với giày thể thao và giày vải, công đoạn gia công nguyên liệu bồi vải và cán luyện cao su mang tính quyết định trong khi đó đối với giày nữ, công đoạn pha cắt nguyên liệu có thể gia tăng nhiều giá trị với việc trang trí bán thành phẩm pha cắt nhƣ in, thêu. Tƣơng tự nhƣ vậy là công đoạn lắp ráp với nhiều hình thức may ráp mũ giày nữ phong phú tạo ra các sản phẩm hợp thời trang. Chất liệu giày dép quyết

định chất lƣợng và đẳng cấp sản phẩm. Hiện nay chất liệu da vẫn đƣợc đánh giá là cao cấp nhất, tiếp theo là chất dẻo và cao su và các chất liệu khác. Các tính năng đặc thù của giày dép cũng đƣợc đánh giá cao, ví dụ nhƣ giày dép không thấm nƣớc, giày thể thao có bánh xe, giày dép thời trang hoặc giày dép có chất liệu hoàn toàn từ tự nhiên (vegan & vegetarian shoes-không dùng da và không sử dụng keo dán có nguồn gốc từ động vật).

Cao su, hóa chất

Các loại vải

PX.chuẩn bị sản xuất

Bán thành phẩm pha cắt Px cán luyện và Px. ép Thựng Carton, dây giày,

PX. May giấy gúi, giấy nhét,…..

Mũi giày PX. Giày Đế giày

Giày hoàn chỉnh

Kho thành phẩm

Hình 1.7: Sơ đồ quy trình sản xuất giày

( Nguồn: Phòng Kỹ thuật công ngh và KCS Công ty Giày An Lạc)

Đối với TP.HCM hiện nay thì ngành da giày, đặc biệt là phục vụ xuất khẩu đƣợc xem là ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển khá hiệu quả. Trong điều kiện hội nhập và quốc tế hóa các hoạt động kinh tế diễn ra nhanh chóng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt để phát triển mạnh mẽ hơn nữa ngành da giày thì cần phải nhận thức các lợi thế này sẽ mất dần đi nếu không khai thác đƣợc các yếu tố về khoa học công nghệ, con ngƣời để phát triển sản xuất các yếu tố đầu vào. Đối với ngành da giày,

những làn sóng mới tập trung phát triển theo chiều sâu. Bƣớc chuyển từ quy mô và số lƣợng lên chất lƣợng và chiều sâu sẽ phải vƣợt qua nhiều khoảng cách. Các khoảng cách này sẽ là lợi thế cho các nƣớc đang phát triển, nếu tận dụng đƣợc sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sử dụng chiến lƣợc thích hợp, nhất là chiến lƣợc về nguồn nhân lực kỹ thuật cao.

Bên cạnh đó, các ngành cùng tiếp nhận các yếu tố đầu vào với ngành da giày, nhƣ sản xuất các sản phẩm từ da, vải, cao su, giấy, hóa chất… cũng ảnh hƣởng tới sự phát triển của CNPT ngành da giày. Một DN sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho ngành da giày, đồng thời họ cũng phải sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho các ngành khác nhằm gia tăng lợi ích từ quy mô sản xuất. Ví dụ, một DN sản xuất phom, đế, gót giày từ cao su, họ không chỉ sản xuất các sản phẩm này mà phải đồng thời sản xuất các sản phẩm từ cao su khác nhƣ ống, hộp cao su phục vụ cho các ngành công nghiệp lắp ráp khác. Khi các ngành công nghiệp lắp ráp này phát triển sẽ là cơ sở giúp các DN sản xuất phom, đế, gót giày phát triển theo. Ở TP.HCM, ngành may mặc, đồ da cũng có mối quan hệ khá quan trọng đối với da giày.

Công nghiệp da giày gắn liền với các bƣớc tiến nhanh chóng trong công nghệ và thiết kế. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của ngành da giày. Bắt đầu từ việc tái thiết các nền tảng công nghiệp sau chiến tranh, ngành da giày đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ gắn với sự phát triển công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm. Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội đã định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định đƣợc cơ cấu sản xuất sản phẩm chính. Đó là cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng, trên cơ sở khả năng của doanh nghiệp cho phép tối đa hóa lợi nhuận.

Trong điều kiện nhu cầu thị trƣờng rất đa dạng và thƣờng xuyên biến động, tiến bộ khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phải đƣợc coi là cơ cấu động, nghĩa là phải liên tục hoàn thiện và đổi mới. Đó là một trong những điều kiện bảo đảm doanh nghiệp thích ứng với môi trƣờng kinh doanh để tồn tại và phát triển. Đổi mới cơ cấu sản phẩm đƣợc thực hiện theo nhiều hƣớng khác nhau:

- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm không có khả năng tạo ra lợi nhuận

- Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhƣng cải tiến, hoàn thiện về hình thức, hoàn thiện về nội dung, tạo ra nhiều kiểu dáng.

- Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và xu hƣớng phát triển của khoa học công nghệ.

- Chuyển hóa vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp, bằng cách thay đổi định lƣợng sản xuất của mỗi loại.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)