5. Kết cấu đề tài
3.1 Quan điểm phát triển CNPT ngành da giày tại TP.HCM trong thời gian tới
gian tới
CNPT ngành da giày là tổ hợp nhiều ngành công nghiệp, vì vậy rất cần có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc. Mà trƣớc hết, Nhà nƣớc cần có cơ chế định hƣớng khuyến khích phát triển phù hợp. Cơ chế định hƣớng phát triển là cơ sở để đầu tƣ phát triển ngành và điều chỉnh, bổ sung các chính sách có liên quan, thể hiện qua các quy hoạch tổng thể phát triển từng CNPTcho ngành da giày. Theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 về việc ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ ƣu tiên phát triển, thì CNPT đối với ngành da giày đƣợc khuyến khích phát triển bao gồm: da thuộc, vải giả da, đế giày, hóa chất thuộc da, da muối, chỉ may giày. Có thể thấy, theo việc xác định sản phẩm CNPT theo bản quy hoạch này là dựa trên cơ sở điều kiện cần thiết của ngành Da- Giày, mà chƣa thực sự xác định bởi lợi thế quốc gia, đặc biệt là lợi thế về thƣợng nguồn. Mặt khác, theo quy hoạch trên thì để phát triển CNPT ngành da giày cần phát triển sáu đầu mục sản phẩm trên, trong khi chƣa tính đến quy mô của ngành Da- Giày, cũng nhƣ mối quan hệ với các ngành khác (nhƣ dệt - may, giày, cao su, nhựa, hóa chất, cơ khí,…). Điều này có thể gây hiểu lầm đối với một số địa phƣơng muốn phát triển ngành da giày, rằng cần phải thúc đẩy phát triển các sản phẩm trong danh mục trên mà không dựa vào lợi thế của địa phƣơng. Ngành công nghiệp nào cũng có lực lƣợng CNPT, và thuật ngữ CNPT là để chỉ những ngành sản xuất có thể cung ứng cho nhiều ngành công nghiệp tƣơng đồng nhau. Do đó, cần xác định rõ, không phải ngành công nghiệp nào, địa phƣơng nào cũng có thể phát triển CNPT nhƣ phát triển công nghiệp nói chung. Cũng cần nhận thấy, ngành da giày (và cả ngành Dệt - May) là ngành thâm dụng lao động, Chính phủ cần có các chƣơng trình phát triển đặc thù, không nên xếp cùng vào với nhóm công nghiệp chế tạo nhƣ ô tô, xe máy, cơ khí,
điện tử để phát triển CNPT. Chính phủ cần có một bản quy hoạch riêng cho ngành Da -Giày và Dệt - May do hai ngành này có nhiều điểm chung và khác biệt so với ba ngành kia, cụ thể là:
- Thứ nhất, phát triển CNPT ngành d a giày là khâu đột phá để phát triển ngành da giày, vì thế, nó là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển công nghiệp của TP.HCM từ nay đến năm 2025. Phát triển CNPT ngành d a giày là nhằm tạo hàng hóa thay thế nhập khẩu, tạo chủ động cho xản xuất và xuất khẩu giày dép, từng bƣớc nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vai trò quyết định trong phát triển CNPT ngành d a giày là từ phía các DN, Nhà nƣớc chỉ mang tính hỗ trợ, trên cơ sở ban hành các quy định, các chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho các DN CNPT ngành da giày phát triển, nhƣ: tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, đất đai, phát triển các khu – cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính, miễn, giảm một số loại thuế trong những khoảng thời gian nhất định, tạo các phiên kết nối doanh nghiệp, tổ chức các buổi hội thảo nhằm tìm kiếm giải pháp hỗ trợ tốt hơn,... Còn việc CNPT ngành d a giày có thực sự phát triển, có tận dụng đƣợc thời cơ, các quy định, chính sách và chƣơng trình của Nhà nƣớc có thiết thực và phát huy hiệu quả hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, chiến lƣợc, hành động từ phía các DN, trên cơ sở sự điều tiết của cơ chế thị trƣờng và xu thế phát triển.
- Thứ hai, phát triển CNPT ngành d a giày trên cơ sở đa dạng hóa sở hữu và loại hình DN trong sản xuất nguyên phụ liệu giày dép. Huy động mọi nguồn lực có thể có cả trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ phát triển ngành CNPT ngành da giày tại TP.HCM. Trong đó, chú trọng kêu gọi những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ vào những lĩnh vực phụ trợ mà các nhà đầu tƣ trong nƣớc yếu và thiếu kinh nghiệm.
- Thứ ba, khai thác mọi nguồn lực và khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc, nhất là DN FDI đầu tƣ vào sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giày để giảm dần tỷ trọng gia công.
- Thứ tƣ, Chính phủ có những hỗ trợ tích cực về hạ tầng và các chính sách ƣu đãi về vốn, thị trƣờng và phát triển nguồn nhân lực nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ sản xuất cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành giày, đặc biệt là các DN nƣớc ngoài. Nên tìm những đối tác chiến lƣợc, mạnh về mọi mặt, bỏ qua những đối tác vừa và nhỏ, đối tác trung gian và lựa chọn nhiều đối tác để giữa họ có sự cạnh tranh, có lợi cho ngành.
- Thứ năm, phát triển CNPT ngành d a giày nhằm giải quyết việc làm trên cơ sở đảm bảo đời sống của ngƣời lao động ngày một nâng lên, tăng nguồn thu ngân sách địa phƣơng, đảm bảo cho các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có tích lũy để tái đầu tƣ đổi mới thiết bị, công nghệ và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, cần phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng về nhân sự nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành. Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề chuyên sâu. Phát triển phải đảm bảo tính bền vững, hiệu quả, trên cơ sở hiện đại, sử dụng hệ thống quản lý chất lƣợng, lao động, môi trƣờng, trách nhiệm xã hội,... theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thứ sáu, các sản phẩm CNPT cần đƣợc kiểm định chất lƣợng theo các chỉ tiêu cơ- lý - hóa - sinh và vệ sinh môi trƣờng,… đảm bảo yêu cầu của các thị trƣờng và đối tác để tránh những rủi ro, thiệt hại về kinh tế cũng nhƣ uy tín thƣơng hiệu v.v…, cần tập trung đầu tƣ vào một số trung tâm thử nghiệm trọng điểm đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập, trong đầu tƣ và khai thác có sự kết hợp với các ngành hỗ trợ và liên quan để giảm chi phí.
- Thứ bảy, phát triển CNPT ngành da giày phải gắn với bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo trách nhiệm xã hội và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Di chuyển các cơ sở sản xuất phân tán gây ô nhiễm môi trƣờng vào các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp tập trung, tạo thuận lợi xử lý môi trƣờng, tiết kiệm chi phí; Di chuyển các cơ sở sử dụng nhiều lao động về vùng nông thôn; Đảm bảo điều kiện và môi trƣờng làm việc thuận lợi cho ngƣời lao động.