5. Kết cấu đề tài
2.1 Tổng quan về kinh tế xã hội TP.HCM
TP.HCM giữ vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế của Việt Nam, với tốc độ tăng trƣởng cao hơn từ 4%-5% tốc độ tăng bình quân của cả nƣớc. Giai đoạn từ năm 2001-2005, kinh tế thành phố tăng bình quân 11%/năm, sang giai đoạn 2006- 2010 tăng 11,2%/năm, bằng 1,2 lần tốc độ tăng trƣởng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hơn 1,5 lần tốc độ tăng trƣởng chung của cả nƣớc. Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM đạt 30,25 tỷ USD (chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc). Hàng hóa xuất khẩu của thành phố đã có mặt trên 228 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bảng 2.1: Tổng hợp kinh tế -xã hội TP.HCM (2006 -2011)
% so với cả nước 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Diện tích 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6
Dân số 7,3 7,4 7,4 7,2 7,4 7,5
Tổng sản phẩm trong nƣớc 23,4 27,5 29,9 27,9 30,2 31,5 Giá trị sản xuất công nghiệp 23,1 27,6 28,4 27,3 28,1 29,4 Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh
thu dịch vụ
26,2 26,7 28,3 27,1 28,5 29,8 (Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011)
Theo báo cáo thƣờng niên của Sở Công Nghiệp TP.HCM tổng kết năm 2013: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao, liên tục trong nhiều năm nên sự đóng góp của thành phố cho khu vực và cả nƣớc ngày càng lớn, vị trí trung tâm với động lực thu hút và lan tỏa của thành phố ngày càng rõ nét. Đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kinh tế TP.HCM vừa đóng vai trò hạt nhân vừa vai trò đầu tàu, đóng góp vào tốc độ tăng trƣởng của vùng năm 2001 là 46,85%, đến năm 2013 đã đóng góp lên đến 60,72%. Tỷ trọng thu ngân sách của thành phố so với tổng thu ngân sách quốc gia năm 2005 là 26,5%, năm 2013 tăng lên 30,81%. Rõ ràng vai trò vị trí của thành phố so với cả nƣớc ngày
càng đƣợc khẳng định, là địa phƣơng đứng đầu trong tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc. Theo đà tăng trƣởng kinh tế nhanh, mức sống vật chất của dân cƣ ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao. GDP bình quân đầu ngƣời năm 1985 đạt 586 USD, năm 2000 đạt 2000 USD, năm 2013 đạt 4.513 USD. Trong giai đoạn 2006-2010 và năm 2013, xuất khẩu của thành phố chịu ảnh hƣởng suy thoái kinh tế thế giới và áp lực lạm phát trong nƣớc, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động nhiều yếu tố bất lợi, giá nhập khẩu vật tƣ nguyên liệu bình quân tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ trong nƣớc của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, lãi suất vay vốn tăng cao và sự biến động tỷ giá giữa USD và tiền đồng đã làm nhịp độ tăng trƣởng xuất khẩu của thành phố giai đoạn này bị ảnh hƣởng lớn. Để đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng xuất khẩu cao và bền vững trong giai đoạn tới, cần có định hƣớng phát triển xuất khẩu đúng đắn với các giải pháp khả thi nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu xuất khẩu phù hợp với thế mạnh của thành phố.
Mặc dù trong giai đoạn kinh tế khó khăn nhƣng ngành da giày sử dụng nhiều lao động, mang lại giá trị xuất khẩu, đang đƣợc củng cố và phát triển theo hƣớng tăng tỷ trọng giá trị gia tăng trong sản phẩm, chuyển dịch sang hƣớng công nghiệp thiết kế, tạo mẫu, công nghiệp thời trang và các dòng sản phẩm cao cấp theo phân khúc thị trƣờng. Các nhà máy dệt may, da giày có hình thức gia công giản đơn, sử dụng lao động giản đơn chiếm tỷ trọng lớn, đã đƣợc chuyển dịch về các địa phƣơng có lợi thế về lao động phổ thông . Cơ sở vật chất hiện hữu tại thành phố đã đƣợc doanh nghiệp trong ngành đầu tƣ đổi mới công nghệ, chuyển dịch sang hƣớng công nghiệp thiết kế, tạo mẫu và công nghiệp thời trang.